Cách sử dụng tủ lạnh cũ không tốn điện – Cách tiết kiệm điện cho tủ lạnh cũ

Tủ lạnh nào rồi cũng sẽ trở thành tủ lạnh cũ, máy móc làm việc lâu ngày đều sẽ bị hao mòn, công suất vận hành tủ lạnh cũng phải tăng lên để đáp ứng độ lạnh yêu cầu vì thế cách tiết kiện điện cho tủ lạnh cũ luôn được các gia đình quan tâm. Tuy nhiên, nếu sử dụng đúng cách và có kiểm tra bảo trì tủ lạnh định kỳ thì tốc độ lão hóa của tủ lạnh sẽ chậm lại, tủ lạnh dùng bền hơn. Trong bải viết này, 1FIX sẽ về nói về cách tiết kiệm điện cho tủ lạnh cũ và cách sử dụng tủ lạnh cũ không tốn điện, giúp bạn hiểu hơn về các vấn đề máy móc vận hành trong tủ lạnh.

Tại sao tủ lạnh cũ tốn điện

Có khá nhiều người dùng có suy nghĩ đến việc mua lại tủ lạnh cũ để tối ưu chi phí, tuy nhiên lại thường được khuyên không nên vì tủ lạnh cũ tốn điện. Vì vậy, 1FIX sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi “Tủ lạnh cũ dùng có tốn điện không” và “Tại sao tủ lạnh cũ tốn điện” để bạn biết cách chọn mua tủ lạnh cũ.

Trong trường hợp bạn mua được tủ lạnh cũ nhưng vẫn còn mới trên 95% thì khả năng tiêu thụ điện của tủ lạnh sẽ không chênh lệch gì nhiều với tủ lạnh mới vì các linh kiện và thiết bị bên trong chưa bị hao mòn nhiều.

Lý do tại sao tủ lạnh cũ tốn điện chủ yếu là do tủ đã cũ, các bộ phận như block, dàn lạnh,… đã hoạt động quá lâu, khả năng vận hành suy giảm nên độ lạnh không đạt mức yêu cầu. Khi thấy thực phẩm không đủ lạnh thì người dùng sẽ tăng độ lạnh, đồng nghĩa với tăng công suất hoạt động của toàn bộ dàn máy, vì vậy tủ lạnh cũ tốn điện hơn tủ lạnh mới.

Cách tiết kiệm điện cho tủ lạnh cũ

Cách sử dụng tủ lạnh cũ không tốn điện tốt nhất là bạn phải thường xuyên bảo trì và kiểm tra tủ, đặc biệt là những bộ phận như dàn nóng, dàn lạnh, block tủ lạnh,… Đối với người dùng mua tủ lạnh cũ thì càng phải kiểm tra trước khi đưa vào sử dụng để đảm bảo các bộ phận này đang hoạt động tốt và ổn định, không tiêu tốn điện năng quá nhiều.

Bạn có thể tham khảo một số hạng mục cần kiểm tra mà 1FIX thường thực hiện khi bảo trì tủ lạnh tại nhà khách:

Kiểm tra rò rỉ điện: Tủ lạnh đã qua sử dụng nên các linh kiện bên trong đã hao mòn và có khả năng bị rỉ sét, giảm khả năng cách điện, nếu điện rò rỉ ra vỏ tủ lạnh sẽ rất nguy hiểm nên dùng bút thử điện để kiểm tra trước khi sử dụng. Khắc phục được tình trạng này là một trong những cách tiết kiện điện cho tủ lạnh cũ trực tiếp nhất dẫn đến thất thoát điện.

Kiểm tra máy nén có bị hư hoặc rò rỉ khí nén: nếu hiệu suất làm việc của máy nén thấp, không đáp ứng được độ lạnh yêu cầu thì block sẽ phải làm việc liên tục, tiêu tốn nhiều điện năng hơn, hóa đơn tiền điện cũng tăng lên đáng kể. Công việc này có thể sẽ khó đối với người ít tiếp xúc điện hay liên hệ 1FIX để được thợ sửa tủ lạnh đến hộ trợ tận nhà khắc phục.

Đo gas tủ lạnh: nếu thấy tủ lạnh thiếu hụt gas thì thời gian làm lạnh sẽ kéo dài hơn, máy nén làm việc nhiều hơn nên sẽ tốn điện hơn. Tuy nhiên ngoài việc bơm lại gas, bạn cần kiểm tra thêm dàn lạnh vì tình trạng thất thoát khí ga thường xảy ra do thủng dàn, bục giàn.

Kiểm tra gioăng cao su ở cửa tủ lạnh: lớp viền đệm này sẽ giúp bảo toàn lượng hơi lạnh bên trong tủ khi đóng cửa, nếu lớp viền này bị nhão, rách và tạo thành con đường lưu chuyển nhiệt độ trong và ngoài tủ lạnh, độ lạnh trong tủ giảm xuống đến máy nén phải làm việc nhiều hơn.

Vệ sinh lưới tản nhiệt: hay còn được gọi là dàn ngưng có tác dụng làm mát hệ thống linh kiện thiết bị ở phần thân sau tủ lạnh và máy nén, nhờ đó máy móc hoạt động tốt hơn. Nếu lưới tản nhiệt bám đầy bụi bẩn sẽ làm giảm khả năng tỏa nhiệt của tủ lạnh vì thế bạn nên vệ sinh khoảng 6 tháng 1 lần.

Cách sử dụng tủ lạnh cũ không tốn điện

Nếu bạn không biết khi sử dụng tủ lạnh cách làm nào giúp tiết kiệm điện thì hãy đọc thật kỹ những nội dung sau đây, tuy bảo trì máy lạnh định kỳ là cách tiết kiệm điện cho tủ lạnh cũ tốt nhất nhưng những thay đổi trong việc sử dụng tủ lạnh đúng cách lại là cách tiết kiệm điện cho tủ lạnh cũ thiết thực nhất:

Không nên đặt tủ lạnh gần bếp gas, lò nướng hoặc các thiết bị tỏa nhiệt vì nhiệt tỏa ra từ các thiết bị này có thể làm không khí xung quanh tủ lạnh nóng lên, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động vận hành máy nén. Nơi rộng rãi, không khí tươi mát lưu thông sẽ giúp tủ tản nhiệt tốt hơn.

Không đặt tủ lạnh dựa sát vào tường vì mặt sau của tủ là vị trí lắp đặt dàn nóng và máy nỏng nên cần không gian để tỏa nhiệt, mặt sau tủ cách vách tường 15 cm và hai bên tầm 5 cm là khoảng cách lý tưởng để tủ tản nhiệt. Dùng đệm chân để tủ lạnh cách mặt đất 5cm vừa giúp chống ẩm và tản nhiệt.

Để vừa đủ thực phẩm trong tủ lạnh: việc đặt quá ít hoặc quá nhiều đồ trong tủ đều sẽ ảnh hưởng đến việc cân bằng nhiệt độ trong tủ và hoạt động của máy nén. Tuy nhiên, bạn cũng không nên nhồi nhét quá nhiều mà nên chừa khoảng cách để hơi lạnh đối lưu.

Bọc kín thức ăn khi trữ trong tủ lạnh: sẽ giúp điều hòa lượng hơi ẩm trong tủ hiệu quả hơn, máy nén hoạt động với công suất thấp hơn nên tiết kiệm được phần nào điện tăng tiêu thụ. Việc bọc kín thức ăn hoặc dùng chén đĩa thủy tinh sứ để đựng và đậy kín thức ăn còn hạn chế phát sinh vi khuẩn và bảo vệ thực tốt tốt hơn.

Không nên mở cửa tủ lạnh quá lâu: vì hơi nóng và độ ẩm của môi trường bên ngoài sẽ trung hòa và giảm độ lạnh bên trong tủ lạnh, block phải hoạt động với công suất cao hơn để điều chỉnh nhiệt độ về mức nhiệt được cài đặt. Đóng mở cửa thường xuyên sẽ khiên máy nén phải làm việc với tần suất cao hơn nên cũng tiêu tốn nhiều điện năng hơn.

Tuyệt đối không để thức ăn nóng vào tủ lạnh: đồ nóng sẽ làm nhiệt độ trong tủ tăng lên, đồng nghĩa với độ lạnh giảm xuống dưới mức yêu cầu nên máy nén phải hoạt động tăng cường để điều chỉnh lại mức cần thiết, vì vậy tủ lạnh tiêu thụ nhiều điện hơn và chi phí sử dụng cũng tăng lên.

Vệ sinh tủ lạnh định kỳ: nửa năm một lần bạn nên xả tủ lạnh và lau chùi tủ, không những loại bỏ vi khuẩn ẩm mốc mà còn giúp tủ lạnh tản nhiệt. Hoặc có thể thuê dịch vụ vệ sinh máy lạnh tại nhà 1FIX, thợ có mặt ngay và thi công nhanh trong ngày.

Một số điều cần biết khi sử dụng tủ lạnh cũ

  • Hướng dẫn sử dụng đồng hồ gas Value
  • Cách bảo quản chanh trong tủ lạnh được lâu
  • Thợ sửa máy làm đá viên giá rẻ ǀ Sửa máy làm đá viên tại nhà
  • Cách bảo quản cua trong tủ lạnh tại nhà
  • Cách bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh tại nhà