Khi mang thai, ngực của người mẹ sẽ bước vào giai đoạn sẵn sàng để sản xuất sữa. Khoảng từ quý 2 của thai kỳ sữa non được cơ thể mẹ sản xuất, tới sau khi trẻ ra đời khoảng 2 – 4 ngày. Sữa non có đặc điểm là có màu vàng, đặc dính, rất giàu dinh dưỡng và các kháng thể. Sau khoảng 5 – 14 ngày từ khi bé ra đời, cơ thể mẹ sản xuất sữa chuyển tiếp. Từ ngày thứ 14 trở đi, lượng sữa cơ thể mẹ tiết ra sẽ tiếp tục tăng, đổi màu trắng và loãng hơn, gọi là sữa trưởng thành. Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, trong sữa mẹ có đủ chất dinh dưỡng cần thiết như đạm, đường, mỡ, năng lượng, vitamin và muối khoáng với tỷ lệ thích hợp cho sự hấp thụ và phát triển cơ thể trẻ.
Để đảm bảo con mình được lớn lên an toàn bằng sữa mẹ, không ít mẹ đã thực hiện giải pháp tích sữa trữ đông bằng cách vắt ra rồi bảo quản chúng trong tủ lạnh. Theo khuyến cáo, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của trẻ khi ăn sữa trữ đông của mẹ thì sau khi vắt sữa, mẹ nên bảo quản bằng tủ lạnh hay bằng tủ trữ đông sữa, dù sẽ có khả năng kháng thể bị giảm đi, tuy nhiên vẫn đảm bảo giá trị dinh dưỡng nguyên vẹn. Sữa trữ đông có thể bảo quản tủ lạnh 72 giờ, ngăn đá 1 tháng, tủ đông 3 tháng. Sau khi hâm nóng chỉ ăn một lần, lượng sữa trữ đông thừa phải bỏ, không được cho con dùng lại.
Các mẹ không chỉ cần tích sữa trữ đông đúng cách mà còn cần phải biết cách rã sữa trữ đông hay cách hâm sữa trữ đông thì mới giúp giữ nguyên dưỡng chất cho con.
Sữa trữ đông khi cần dùng thì mẹ nên áp dụng cách rã sữa trữ đông bằng phương pháp tự nhiên, nghĩa là sữa được bỏ xuống dưới ngăn mát từ tối trước và để rã đông từ từ. Sau khi rã sữa trữ đông hoàn toàn, hâm sữa nóng bằng cách trút một lượng đúng cữ vào bình bú, ngâm bình trong nước ấm nóng tới lúc nóng đều sữa bên trong. Mẹ cần kiểm tra chính xác độ nóng sữa trong bình trước lúc con bú, tốt nhất là con nên được ăn sữa ngay khi đã hâm nóng.
Đối với cách rã sữa trữ đông trong ngăn đá tủ lạnh, trước khi sử dụng 1 ngày, mẹ nên cho sữa trữ đông từ ngăn cấp đông xuống ngăn mát để rã đông nhưng vẫn giữ nhiệt độ tủ lạnh. Hoặc mẹ có thể rã sữa trữ đông trong một chậu nước, nhưng phải là nước đá lạnh. Khi sữa đã chảy mềm hoàn toàn sang dạng lỏng, lúc đó mẹ cần nhẹ nhàng lắc để lớp váng sữa nhiều chất béo và phần nước sữa trong được hòa đều với nhau. Sau đó mới thay nước ngâm sữa thành nước ấm nóng để hâm đến nhiệt độ thích hợp cho con ăn.
Đối với sữa trữ đông trong ngăn mát tủ lạnh, mẹ lấy sữa trong tủ lạnh ra và ngâm trong nước ấm 40 độ cho đến khi đạt nhiệt độ phù hợp để con ăn. Tuy nhiên, không nên ngâm sữa trữ đông trong nước quá nóng vì sẽ làm mất vitamin và khoáng chất có trong sữa mẹ. Sữa mẹ sau khi đã lấy ra khỏi tủ lạnh không thể cấp đông lại dùng tiếp. Do đó, mẹ chỉ nên lấy đúng lượng sữa vừa ăn mỗi cữ cho con.
Sữa trữ đông là cách để giúp trẻ được tận hưởng nguồn sữa mẹ lâu hơn, tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và giữ được dưỡng chất của sữa thì các mẹ cần chú ý tới khâu trữ sữa và cách rã sữa trữ đông cũng như cách hâm sữa trữ đông sao cho thật đúng.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!