Để chế biến được thành phẩm thơm ngon thì cách pha bột bánh cuốn tráng nồi hơi như thế nào đóng vai trò “cầm trịch”. Trong đó, quan trọng nhất là việc lựa loại bột gạo sao cho vừa xốp mềm, vừa ít dẻo để thao tác tráng bánh được dễ dàng. Ngoài ra, đừng quên lưu tâm đến tỉ lệ phối trộn các nguyên liệu và việc gia giảm muối tinh, dầu ăn.
1. Những siêu lợi ích khi tráng bánh cuốn bằng nồi hơi
1.1 Vỏ bánh chín đều
Mayso của nồi hoạt động với công suất cao nên chỉ mất ít phút để thiết bị đun sôi nước. Hơi nóng bốc lên cực mạnh và lan tỏa đều toàn bộ màng vải. Trong khi đó, phần nắp nồi lại có thiết kế hình chóp, mép bám khớp siêu khít với thành nồi nên hơi không bị thất thoát ra ngoài. Chính nhờ những điều này mà vỏ bánh được làm chín rất đều, thành phẩm đồng nhất về chất lượng ở mọi vị trí. Đây cũng là điểm mấu chốt giúp món ăn trở nên thơm ngon hơn và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thực khách.
1.2 Thời gian tráng nhanh
Sản phẩm hoạt động với công suất cao, bền bỉ và ổn định. Đặc biệt hơn, bộ phận gia nhiệt có khả năng chuyển hóa nhiệt cực ấn tượng, giúp nước trong nồi được đun sôi chỉ sau vài phút.
Không chỉ có vậy, quá trình chế biến không bị mất hơi do cấu tạo hoàn hảo của phần nắp thiết bị. Nhờ vậy mà thời gian làm chín bánh giảm đi phân nửa so với các thiết bị truyền thống. Cũng theo đó, bạn có thể gia tăng x2 năng suất trong cùng một đơn vị thời gian, giúp nâng cao doanh số cho quầy hàng của mình.
1.3 Chất lượng bánh cuốn ngon
Một trong những nhân tố chi phối mạnh đến chất lượng bánh chính là độ chín đều, chín nục và đồng nhất của lớp vỏ. Và nồi hơi hoàn toàn có thể đáp ứng được điều này nhờ 2 yếu tố quan trọng: 1 là hiệu suất sinh nhiệt cực cao; 2 là khả năng phân bổ hơi đều và giữ hơi nóng cực tốt.
Khi chất lượng thành phẩm đảm bảo, kinh doanh ắt sẽ đắt khách và từ lợi thế này, việc sinh lời chỉ còn là điều sớm muộn.
☛☛☛ XEM THÊM VỀ: Nồi tráng bánh cuốn gia đình
2. Cách pha bột bánh cuốn tráng nồi hơi để có thành phần chuẩn ngon
Với nhiều món ăn khác, chất lượng nguyên liệu và cách chế biến sẽ quyết định trực tiếp độ thơm ngon của thành phẩm. Tuy nhiên với bánh cuốn, cách pha bột mới là vấn đề then chốt.
Nếu pha bột đúng chuẩn thì món ăn sẽ rất chất lượng, dai dai, dẻo dẻo mà vẫn mềm mại, sánh mượt.
2.1 Nguyên liệu
- Bột gạo tẻ (khô): 3 lạng
- Bột đao: 1 lạng
- Tinh bột khoai tây: 50 gam
- Tinh bột ngô: 50 gam
- Muối tinh: 1/2 thìa nhỏ
- Dầu thực vật: 4 thìa canh
2.2 Các bước làm
Bước 1: Ngâm bột
- Trộn bột gạo tẻ, bột đao, tinh bột ngô và tinh bột khoai tây theo lượng vừa đủ, thêm chút muối, đảo đều
- Tiến hành ngâm bột vừa pha trong vòng 5 giờ
- Trong khoảng thời gian này, bột sẽ lắng xuống và phân tách thành 2 phần. Phía trên là nước trong, phía dưới là bột sền sệt màu trắng. Khi nhận thấy sự phân tách này, bạn hãy nhẹ nhàng chắt bỏ lớp nước trong phía trên. Sau đó tiếp tục cho vào một lượng nước tương ứng và khuấy đều dung dịch.
- Tiếp tục thao tác lọc và tách chiết 4-5 lần. Mỗi lần cách nhau 1 tiếng. Vai trò của công đoạn này là giúp bột hòa quyện và săn mềm hơn, khi tráng ít bị bám dính.
Bước 2: Hoàn thiện thành phẩm
- Dùng đũa khuấy đều, thêm 4 thìa canh dầu thực vật, 1/2 thìa cà phê muối tinh và đảo đều.
- Để bột nghỉ trong vòng 2h rồi khuấy 1 lần nữa trước khi bắt đầu tráng bánh
Sau khi pha chế, chúng ta sẽ thu được dung dịch có độ sệt vừa phải, rất dễ tráng. Vỏ bánh tạo thành không bị bở nát, cực dai nhưng ăn vẫn mềm thơm.
➤➤➤ NÊN ĐỌC: Giá nồi tráng bánh cuốn bằng điện
3. Những lưu ý để pha bột tráng bánh cuốn bằng nồi hơi đảm bảo thành công
3.1 Khi mua bột
- Với bột gạo: Lời khuyên dành cho bạn là tìm đến bột gạo 504 hoặc bột khang dân. 2 loại gạo này dễ nấu, nở vừa phải, lại mềm thơm và cực thích hợp để làm bánh cuốn. Ngoài ra, không chọn gạo mới thu hoạch trong năm mà nên tìm đến các loại gạo cũ từ mùa trước. Gạo cũ có hàm lượng nước đã vơi bớt, bên trong hết nhựa nên không bị kết dính mạnh.
- Với bột đao: Nên ưu tiên loại bột có sắc hơi ngả đục, đúng màu của khoai mì nguyên chất. Sờ có độ mịn vừa phải, màu sắc đồng nhất thì nên mua.
- Với bột khoai tây và bột bắp: nên chọn loại có màu vàng mơ, ngửi có mùi thơm đặc trưng của từng thành phần. Nếu là sản phẩm đóng gói niêm yết thì kiểm tra kỹ HSD, vỏ có rách mép hay không để tránh mua phải hàng lỗi.
3.2 Khi pha bột
- Khi pha, sử dụng đầy đủ các thành phần: bột gạo, bột đao, bột khoai tây, bột bắp. Nếu thiếu bột khoai tây hoặc bột bắp thì nhân đôi lượng bột còn lại (2 phần khoai tây hoặc 2 phần bắp). Nếu thiếu cả thành phần trên thì thay bằng 1 lạng bột tẻ
- Thường xuyên chắt nước sau mỗi lần bột lắng, như vậy bột sẽ không bị chua, bánh sẽ rất mềm và khi tráng không bị dính vào màng vải hay que đũa
3.3 Cách bảo quản bột
- Cho bột vào trong một hộp nhựa, đậy nắp kín và bỏ vào tủ lạnh. Theo cách này, bạn có thể bảo quản được thành phẩm trong 1-2 ngày. Khi cần sử dụng, chắt bỏ phần nước trong phía trên, giữ lại bột. Tiếp đó, cho thêm nước với lượng tương đồng cùng 1 thìa nhỏ dầu ăn, khuấy đều là có thể sử dụng ngay
- Đặt bột ở nơi khô ráo, thoáng mát, cho thêm 1 lít nước lạnh (khoảng 10 – 15 độ), khuấy đều. Sau 1-2 giờ thì bỏ lớp nước trong, tiếp tục cho nước lạnh. Khi muốn tráng bánh, bạn bỏ lượt nước cuối và thêm chút dầu ăn tương tự như cách bảo quản trên. Sau đó hòa bột thật đều tay, để bột nghỉ giờ rồi bắt đầu thao tác.
Trong cách pha bột bánh cuốn tráng nồi hơi, việc lựa chọn nguyên liệu, tỉ lệ của từng thành phần, cách phối kết hợp đều đóng vai trò rất quan trọng. Mong rằng qua cẩm nang mà chúng tôi vừa chia sẻ, các bạn sẽ chế biến thành công món bánh cuốn “vạn người mê” với độ săn mướt và hương vị ngon đúng điệu.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!