Cách nói chuyện với người bị tâm thần

1. Nói chuyện chậm rãi, nhưng không ra vẻ hạ cố.

Bạn đừng quên rằng họ có thể nghe thấy những tiếng ồn hoặc giọng nói khác như âm thanh nền khi bạn đang nói, và điều đó khiến họ khó hiểu bạn đang nói gì. Vì vậy quan trọng là bạn phải nói rõ ràng, điềm tĩnh và khẽ khàng, vì thần kinh của họ có thể mệt mỏi khi nghe thấy nhiều tiếng nói.

2. Lưu ý về những ảo giác

Cứ năm người tâm thần phân liệt thì có bốn người xuất hiện ảo giác, do đó bạn cần lưu ý rằng người đó có thể đang trải qua ảo giác trong khi bạn đang nói chuyện.

Có thể họ cho rằng bạn hoặc người hàng xóm, hoặc một thực thể bên ngoài nào đó như cơ quan tình báo trung ương đang khống chế tư tưởng của họ, cũng có thể họ coi bạn như một sứ giả của Chúa trời hoặc bất cứ thứ gì khác. Cố gắng đồng tình với họ khi nói chuyện, nhưng không chiều theo họ một cách thái quá hoặc tâng bốc họ bằng nhiều lời ca ngợi.

Bạn cần phải có những bí quyết để nói chuyện với người mắc bệnh tâm thần

3. Không bao giờ nói chuyện như thể họ không có mặt ở đó

Bạn đừng bao giờ gạt họ ra ngoài, ngay cả khi họ đang trải qua ảo giác hoặc ảo tưởng. Thông thường họ vẫn có thể nhận thức được điều gì đang xảy ra và bị tổn thương khi thấy bạn nói chuyện như thể họ không hiện diện.

Nếu muốn nói chuyện với người khác về người tâm thần phân liệt, bạn cần nói theo cách nào đó không khiến họ khó chịu khi nghe thấy, hoặc nói riêng vào lúc khác.

4. Có kế hoạch rút lui

Biết khi nào cần rời khỏi phòng nếu cuộc nói chuyện có dấu hiệu không tốt hoặc nếu bạn cảm thấy không an toàn. Cố gắng dự tính trước khi nào bạn cần trấn an và nhẹ nhàng thuyết phục người đó bớt giận hoặc thoát khỏi sự hoang tưởng.

Bạn có thể làm một số việc để giúp họ bình tĩnh. Ví dụ, nếu họ nghĩ rằng chính phủ đang theo dõi họ, bạn có thể đề nghị che cửa sổ lại để tránh các thiết bị chụp ảnh/theo dõi.

5. Sẵn sàng chấp nhận những điều lạ thường

Giữ sự điềm tĩnh và không phản ứng. Người mắc chứng tâm thần phân liệt sẽ có hành vi và lời nói khác với người bình thường. Bạn đừng cười, coi thường hoặc chế giễu những lập luận hoặc lý lẽ sai lạc của họ. Gọi cảnh sát nếu bạn thực sự cảm thấy bị đe dọa hoặc rơi vào tình thế nguy hiểm.

Bạn không nên tranh luận với bệnh nhân tâm thần

6. Khuyến khích họ tiếp tục dùng thuốc

Người bệnh tâm thần phân liệt thường muốn bỏ uống thuốc. Tuy nhiên, việc tiếp tục uống thuốc là rất quan trọng. Khi họ đề cập đến việc ngừng uống thuốc, bạn có thể nhắc nhở rằng hiện giờ họ thấy khá hơn là nhờ uống thuốc, nhưng họ phải tiếp tục uống thuốc nếu muốn giữ được trạng thái đó.

7. Không tiếp sức cho những ảo giác của họ

Nếu người đó bắt đầu nổi cơn hoang tưởng và nói rằng bạn đang có âm mưu chống lại họ, bạn nên tránh nhìn thẳng vào mắt họ, vì điều này có thể khiến sự hoang tưởng của họ tăng thêm. Nếu có gọi cảnh sát, bạn nhớ nói về tình trạng tâm thần của người đó để cảnh sát biết cách xử lý.

Luôn nhớ giữ an toàn cho bản thân khi người tâm thần phân liệt đang trải qua ảo giác. Bạn đừng quên rằng đây là chứng bệnh bao gồm sự hoang tưởng và ảo giác, và ngay cả khi người bệnh có vẻ hoàn toàn thân thiện, họ cũng có thể đột ngột tấn công.

TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ BỆNH TÂM THẦN, HOANG TƯỞNG

01678.041.262

0913.826.068