10 cách chữa chân vòng kiềng cho người lớn tại nhà đơn giản

Chân vòng kiềng (Genu varum) là khi đứng thẳng bình thường thì đầu gối hơi cong hướng ra ngoài. 10 cách chữa chân vòng kiềng cho người lớn tại nhà.

Chân vòng kiềng khiến nhiều người tự ti, mặc cảm, đừng lo hôm nay Bách hóa XANH sẽ gửi đến bạn 10 cách chữa chân vòng kiềng cực đơn giản và hiệu quả ngay tại nhà, tuy nhiên trong quá trình tập luyện bạn phải thật kiên trì, nỗ lực thì mới mong nhận được kết quả xứng đáng.

1Chân vòng kiềng là gì?

3 kiểu chân vòng kiềng phổ biến

Theo Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, chân bình thường có đầu gối thẳng, hai chân thẳng và song song với nhau, lúc đứng thấy chân và đầu gối khép khít lại.

3 kiểu chân vòng kiềng phổ biến3 kiểu chân vòng kiềng phổ biến

Chân vòng kiềng là chân khi đứng thẳng thì đầu gối có xu hướng nghiêng sang hai bên khiến hai chân không thể khít, từ đó có khoảng trống, tùy từng loại chân vòng kiềng chữ O, chữ XO hay chữ X mà có những biểu hiện khác nhau.

Nguyên nhân gây ra chân vòng kiềng

  • Do di truyền: Đây là nguyên nhân khá phổ biến, khi cha mẹ bị chân vòng kiềng thì khả năng cao con cũng sẽ bị, do đó nhiều người bị chân vòng kiềng là do kết cấu xương bẩm sinh. Tỉ lệ con trai mắc chân vòng kiềng so với con gái là 3.5:1.1.

Lấy ví dụ đơn giản tức là trong tổng 10 đứa bé gồm 5 nam, 5 nữ thì sẽ có đến khoảng 3.5/5 đứa bé nam mắc chân vòng kiềng, trong khi bé gái thì tỉ lệ chỉ khoảng 1.1/5 đứa mắc chân vòng kiềng.

Nguyên nhân bị kiềng chânNguyên nhân bị kiềng chân

  • Thiếu hụt chất dinh dưỡng: Thiếu vitamin D và canxi cũng là nguyên nhân phổ biến làm tăng nguy cơ mắc chân vòng kiềng, thậm chí còn dẫn đến còi xương gây ra dị tật chân vòng kiềng.
  • Các tác động gây hại: Đối với trẻ em xương còn rất mềm và yếu cho nên những tác động gây hại cho xương sẽ dễ khiến xương trẻ bị cong và bị biến dạng.
  • Thừa cân: Một nguyên nhân nữa là nếu trẻ nhỏ bị thừa cân hoặc bị tật quá sớm thường dễ bị chân vòng kiềng, trẻ nhỏ nếu có cân nặng quá lớn tạo áp lực dồn nén trong khi hệ xương còn chưa ổn định, dễ dẫn đến dị tật ở xương.
  • Bệnh blount, còi xương, gãy xương khớp gối, bệnh tạo xương bất toàn,… đây đều là những bệnh dẫn đến tình trạng chân vòng kiềng.

2Mẹo chữa chân vòng kiềng ở bé

Mẹo chữa chân vòng kiềng cho béMẹo chữa chân vòng kiềng cho bé

Để chữa chân vòng kiềng ở bé có rất nhiều cách phổ biến như:

  • Cho bé mang giày đặc biệt: Đây là loại giày được thiết kế với form khá cứng cáp, bởi vì loại giày này giúp cố định khớp xương của chân, giúp chân bé không bị lệch, tuy nhiên cần phải thường xuyên mang mới đem lại hiệu quả nhất định.
  • Brace (Nắn chân): Với phương pháp này người lớn sẽ dùng lực tay, bóp chân cho trẻ để tạo xương thẳng đứng, tuy nhiên phương pháp này chỉ hiệu quả đối với trẻ sơ sinh và trẻ còn nhỏ, vì xương còn chưa cứng mới dễ nắn. Tuy nhiên phương pháp này cũng cần cẩn thận, tránh dùng lực quá mạnh gây tổn thương cho bé.
  • Bó bột: Phương pháp bó bột sẽ giúp phần xương của bé được định hình lại, tuy nhiên việc bó chân sẽ gây khó chịu cho trẻ, do đó cần kiên nhẫn và phải có sự hợp tác của gia đình hỗ trợ.
  • Phẫu thuật để điều chỉnh xương: Là phương án cuối cùng nếu không thể tìm được phương pháp nào nhanh và hiệu quả hơn, nhưng phương pháp này khá đau đớn và mất nhiều thời gian thực hiện, mẹ cần tìm nơi uy tín để tránh những hậu quả khó lường.
  • Điều trị các bệnh hoặc điều kiện gây ra bệnh: Bạn cần xác định bệnh gây ra chân vòng kiềng cho bé và kịp thời điều trị để không để lại hậu quả khó lường sau này, một số loại bệnh như: Thiếu dinh dưỡng, thừa cân, bệnh blount, bệnh còi xương…

Tham khảo ngay: Làm thế nào khi trẻ bị chân vòng kiềng?

3Cách chữa chân vòng kiềng cho người lớn

Tập thói quen tắm nắng

Tắm nắngTắm nắng

Tắm nắng sẽ giúp cơ thể hấp thụ vitamin D, khi cung cấp đầy đủ vitamin D sẽ hạn chế các vấn đề về xương đặc biệt là còi xương và chân vòng kiềng, ngoài ra tắm nắng cũng giúp tăng cường sức đề kháng hiệu quả, mỗi sáng sớm (khoảng 7-8h là tốt nhất) nên tắm nắng khoảng 20-30 phút.

Theo dõi, kiểm soát cân nặng

Theo dõi, kiểm soát cân nặngTheo dõi, kiểm soát cân nặng

Béo phì hoặc thừa cân dễ bị chân vòng kiềng vì những người có cân nặng lớn dễ tạo tác động trọng lực lớn làm cho xương bị biến dạng, dị tật. Ngoài ra, thừa cân còn gây viêm khớp, thoái hóa khớp, loãng xương,… Do đó, kiểm soát cân nặng sẽ giúp hạn chế tình trạng chân vòng kiềng.

Tập thể dục thể thao

Dùng máy nâng đùi

Dùng máy nâng đùiDùng máy nâng đùi

Bước 1 Đầu tiên bạn cần ngồi trên ghế máy tập, thả lỏng hai tay, mở rộng chân bằng vai.

Bước 2 Để bàn chân của bạn dưới thanh tạ, giữ phần đùi và cẳng chân được cố định.

Bước 3 Từ từ dùng chân của bạn nâng thành tạ lên cho đến khi hai chân duỗi thẳng.

Bước 4 Từ từ hạ thành tạ xuống, lặp lại động tác này khoảng 20-30 lần.

Bài tập nhón chân

Bài tập nhón chânBài tập nhón chân

Bước 1 Bạn nên đứng thẳng, chân mở rộng bằng vai.

Bước 2 Tiếp theo bạn nhón ngón chân lên, đứng bằng đầu mũi chân.

Bước 3 Giữ nguyên tư thế này lâu nhất có thể, thực hiện lặp lại trong khoảng 20-30 phút cho mỗi lần tập.

Đạp máy tạ

Đạp máy tạĐạp máy tạ

Bước 1 Bạn ngồi vào máy tạ, chọn chế độ luyện tập phù hợp.

Bước 2 Mở rộng hai chân của bạn bằng vai và tiến hành đặt chân lên bảng tạ.

Bước 3 Đạp mạnh chân sao cho chân bạn duỗi thẳng ra, giữ nguyên tư thế này khoảng 2-3 giây.

Bước 4 Từ từ nhẹ nhàng cong chân của bạn lên và trở về tư thế ban đầu, lặp lại động tác này từ 15-20 lần.

Động tác SQUAT

Động tác SQUATĐộng tác SQUAT

Bước 1 Bạn đứng thẳng mà từ từ mở rộng hai chân bằng vai.

Bước 2 Khoanh hai tay của bạn đưa ra trước ngực sao cho vuông góc với mặt sàn.

Bước 3 Từ từ hạ người xuống, cố gắng giữ thẳng lưng và vai cho đến khi đùi song song với mặt đất, giữ nguyên khoảng 2-3 giây.

Bước 4 Cuối cùng bạn về lại tư thế chuẩn bị, thực hiện lặp lại trong khoảng 30 phút.

Thả lỏng chân

Thả lỏng chânThả lỏng chân

Bước 1 Bạn đứng thẳng, thả lỏng hai tay và mở chân rộng bằng vai.

Bước 2 Đứng bằng chân phải, đưa chân trái về trước 15 độ và lắc nhiều vòng.

Bước 3 Thực hiện lặp lại với chân trái, đưa chân phải về trước và lắc vòng, thực hiện mỗi bên 4 lần.

Chế độ dinh dưỡng hợp lý

Trong chế độ ăn hằng ngày cần bổ sung nhiều protein, vitamin, khoáng chất,… đặc biệt là bộ 3 canxi, vitamin D3, MK7 là những dưỡng chất giúp cải thiện tình trạng chân vòng kiềng hiệu quả.

Chế độ dinh dưỡng hợp lýChế độ dinh dưỡng hợp lý

  • Canxi: Cung cấp đủ canxi còn giúp xương chắc khỏe, phát triển chiều cao. Một số thực phẩm có nhiều canxi như: Tôm, cua, cá mòi, trứng, sữa,… song song bên cạnh đó bạn cũng có thể bổ sung thêm thực phẩm chức năng để bổ sung canxi tối đa nhất nhé.
  • Vitamin D3: Vitamin D3 có khả năng giúp tăng hấp thu canxi ở thành ruột vào máu, hỗ trợ điều trị và phòng chống bệnh còi xương, giúp xương chắc khỏe, hỗ trợ trị chân vòng kiềng.
  • MK7: MK7 hay còn gọi là vitamin K2 có nguồn gốc tự nhiên, MK7 kết hợp với Vitamin D3 sẽ giúp vận chuyển canxi từ máu đến xương, giúp xương được dẻo dai. MK7 thường có nguồn gốc từ đậu nành lên men theo phương pháp Natto của Nhật Bản.

Tiến hành vật lý trị liệu

Tiến hành vật lý trị liệuTiến hành vật lý trị liệu

Nên đến cơ sở y tế có khoa Vật lý trị liệu để được điều trị hiệu quả nhất có thể. Không nên tự tiện sử dụng phương pháp nào mà chưa được sự đồng ý của bác sĩ vì nếu điều trị sai một tí thôi cũng đã ảnh hưởng rất lớn đến khung xương của bạn đấy.

Điều chỉnh dáng đi

Điều chỉnh dáng điĐiều chỉnh dáng đi

Ngay từ khi còn nhỏ nếu phát hiện trẻ có dáng đi chân vòng kiềng thì nên sửa vì giai đoạn này xương đang phát triển dễ uốn nắn, đầu tiên bạn cần tập đi những bước đi vững chãi, các bước chân đều thẳng vào nhau, không cần đi nhanh mà đi chuẩn, đi đúng là được. Uốn nắn, sửa dáng đi ngay từ nhỏ sẽ dễ dàng hơn nếu bạn sửa lúc lớn.

4Gợi ý 4 bài tập chân vòng kiềng hiệu quả

Figure Four Stretch

Figure Four StretchFigure Four Stretch

Cách thực hiện

Bước 1 Nằm ngửa ra, cong đầu gối của bạn và đặt 2 bàn chân lên trên mặt sàn.

Bước 2 Nhấc chân phải của bạn lên, sau đó đặt bàn chân phải vắt lên đầu gối trái.

Bước 3 Đưa tay phải của bạn qua khe hở giữa đầu gối trái và bàn chân phải để nắm lấy phần trước ống chân.

Bước 4 Bạn đưa tay còn lại nắm lấy mặt trước của ống chân trái, hai tay cố gắng nắm vào nhau.

Bước 5 Ngả người ra sau và kéo đầu gối trái lên phía ngực, cách này giúp kéo căng cơ mông phải hiệu quả. Duy trì tư thế này khoảng 30 giây rồi thực hiện với bên còn lại.

Toes-In Squat

Toes-In SquatToes-In Squat

Cách thực hiện

Bước 1 Dang hai chân cách nhau 20cm.

Bước 2 Xoay bàn chân của bạn về phía nhau cho đến khi ngón chân cái chạm vào nhau.

Bước 3 Squat xuống càng thấp càng tốt và vươn thẳng tay của bạn về phía trước để giữ thăng bằng. Thực hiện động tác này khoảng 15 phút.

Foam Roller Toe Touch

Foam Roller Toe TouchFoam Roller Toe Touch

Cách thực hiện

Bước 1 Đặt một ống lăn mát xa hoặc khăn cuộn kẹp giữa hai cái đầu gối, chân đặt cách nhau 8-10 cm.

Bước 2 Tiến hành ép ống lăn giữa hai chân, giữ đầu gối thẳng và bạn cố gắng gập người về phía trước thấp nhất có thể, vươn tay để chạm vào các ngón chân.

Bước 3 Quay lại và giơ hai tay của bạn lên cao, thực hiện động tác này khoảng 10 lần.

Side-Lying Hip Internal Rotation

Side-Lying Hip Internal RotationSide-Lying Hip Internal Rotation

Cách thực hiện

Bước 1 Nằm nghiêng sao cho hai chân chồng lên nhau và đầu gối cong một góc 90 độ, cơ thể bạn phải tạo thành một đường thẳng từ đầu đến đầu gối, chân gập vuông góc ra phía sau.

Bước 2 Cố gắng giữ đầu gối khép lại, sau đó nâng cạnh chân lên phía trên trần nhà rồi hạ xuống từ từ. Nằm nghiêng, hai chân chồng lên nhau và đều cong đầu gối 90 độ. Lặp lại động tác khoảng 10 lần cho mỗi bên chân.

Và 10 cách chữa chân vòng kiềng mà Bách hóa XANH giới thiệu đến bạn cũng đã hoàn thành, hy vọng bạn sẽ có thêm kiến thức để chữa trị chân vòng kiềng cho bản thân hoặc gia đình nhé.

Nguồn: Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec

Bổ sung canxi với cá, hải sản bán tại Bách hóa XANH để chữa chân vòng kiềng nhé:

Bách hóa XANH