Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy điều hòa như thế nào là một trong những băn khoăn của nhiều người dùng. Nếu bạn cũng có băn khoăn này, đừng bỏ qua bài viết sau đây nhé!
1. Điều hòa là gì?
– Điều hòa là một thiết bị gia dụng sử dụng điện năng để thay đổi nhiệt độ trong phòng theo nhu cầu của người sử dụng.
– Trên thị trường, điều hòa thường được chia thành 2 loại là điều hòa một chiều và điều hòa hai chiều. Cụ thể:
+ Điều hòa một chiều chỉ có khả năng làm lạnh nên thường được gọi là điều hòa.
+ Điều hòa hai chiều vừa có tính năng làm lạnh (dùng vào mùa hè) và tính năng sưởi ấm (dùng vào mùa đông), có thể gọi là điều hòa.
2. Cấu tạo của điều hòa
Trước khi đến với nguyên lý hoạt động của máy điều hòa, mời bạn đến với cấu tạo cơ bản của sản phẩm này. Điều hòa (máy lạnh) bao gồm cơ bản gồm bộ phận như sau:
STT Tên bộ phận Mô tả – Ý nghĩa 1 Dàn lạnh điều hòa – Gồm các ống đồng được uốn thành nhiều lớp và được đặt trong một dàn lá nhôm rất dày có tác dụng hấp thụ nhiệt trong phòng để môi chất lạnh mang ra bên ngoài. Bên cạnh đó, dàn lạnh còn có các bộ phận sau: Mặt nạ, lưới lọc, cảm biến hoạt động, cánh đảo gió dọc, đầu gió ra, cánh đảo gió ngang,… 2 Dàn nóng điều hòa – Bộ phận này cũng có cấu tạo giống dàn lạnh gồm các ống đồng được uốn thành nhiều lớp đặt trong dàn lá nhôm. Chúng có nhiệm vụ xả nhiệt ra ngoài môi trường khi môi chất lạnh đã hấp thụ nhiệt tại dàn lạnh và di chuyển đến dàn nóng. 3 Lốc điều hòa – Lốc điều hòa còn được gọi là máy nén điều hòa, có tác dụng hút chân không ở dàn lạnh, nén gas sang dạng lỏng ở dàn nóng nhằm giúp quá trình xả nhiệt hiệu quả nhất. 4 Quạt dàn lạnh – Bộ phận này tạo ra luồng không khí lưu thông liên tục qua dàn lạnh để việc hấp thụ nhiệt tốt hơn. Nếu quạt dàn lạnh chạy yếu hoặc không chạy, điều hòa sẽ không thể làm mát. 5 Quạt dàn nóng – Quạt dàn nóng thổi không khí xuyên qua dàn nóng, giúp việc xả nhiệt ra môi trường bên ngoài hiệu quả nhất. 6 Van tiết lưu – Đây bộ phận hạ áp gas sau khi gas qua dàn nóng để tản nhiệt. Gas đi qua van tiết lưu sẽ được chuyển sang dạng khí với áp suất thấp và nhiệt độ thấp. 7 Ống dẫn gas – Là một bộ phận quan trọng, ống dẫn gas có nhiệm vụ dẫn ga từ dàn lạnh đến dàn nóng. Ống dẫn gas thường được làm bằng đồng, chịu được áp suất và nhiệt độ cao, không bị oxi hóa. 8 Bảng điều khiển – Được lắp trên cục lạnh, bảng điều khiển là bộ phận điều hành và kiểm soát toàn bộ hoạt động của điều hòa. 9 Tụ điện – Tụ điện có tác dụng giúp động cơ điện của máy nén khởi động. 10 Các bộ phận khác – Ngoài những bộ phận chính trên, cấu tạo của điều hòa, điều hòa còn có nhiều bộ phận khác như: cảm biến nhiệt dàn lạnh, khung vỏ, máng nước, bộ phận an toàn,…
Xem thêm: Nguyên nhân và cách khắc phục điều hòa bị chảy nước ở cục lạnh
3. Nguyên lý hoạt động của máy điều hòa
Bước 1: Sau khi qua van tiết lưu, gas (môi chất làm lạnh) sẽ có áp suất thấp, nhiệt độ thấp.
Bước 2: Môi chất lạnh đi qua dàn lạnh sẽ hấp thụ nhiệt từ môi trường xung quanh. Quạt gió trong cục lạnh hút không khí trong phòng, đẩy qua dàn lạnh để làm lạnh rồi đưa trở lại phòng.
Bước 3: Môi chất mang nhiệt sẽ được đưa đến máy nén. Tại đây, gas sẽ được nén tới áp suất cao hơn.
Bước 4: Gas có nhiệt nhiệt độ cao, áp suất cao được đưa qua dàn nóng để làm mát nhờ quạt và dàn lá nhôm tản nhiệt. Khi đi qua dàn nóng, môi chất sẽ có nhiệt độ thấp hơn.
Bước 5: Gas tiếp tục được đưa đến van tiết tiết lưu để giảm áp suất, giảm nhiệt và bắt đầu một chu trình mới.
4. Những lưu ý khi lắp đặt và sử dụng điều hòa
Sau khi tìm hiểu cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy điều hòa, sau đây là những lưu ý bạn cần quan tâm khi tiến hành lắp đặt và sử dụng để sản phẩm hoạt động hiệu quả và bền bỉ.
– Vệ sinh điều hòa định kì 1 lần/năm và tốt nhất vào đầu mùa hè. Mục đích của việc vệ sinh là đảm bảo dàn lạnh và dàn nóng luôn sạch sẽ, không bám bụi, giúp khá năng trao đổi nhiệt giữa môi chất trong ống đồng và không khí bên ngoài được hiệu quả.
– Nên chọn điều hòa có công suất phù hợp với diện tích phòng giúp điều hòa hoạt động hiệu quả hơn, bền bỉ và tiết kiệm điện hơn.
+ Điều hòa ~1 HP (9000 BTU): Phòng dưới 15 m2.
+ Điều hòa 1.5 HP (12000 BTU): Phòng 15-20 m2.
+ Điều hòa 2 HP (18000 BTU): Phòng 20-30 m2.
+ Điều hòa 2.5 HP (24000 BTU): Phòng 30-40 m2.
– Vị trí lắp cục nóng điều hòa cần đảm bảo thoáng mát, tản nhiệt tốt, không quẩn gió, không dưỡi mái tôn, không lắp cục nóng gần nhau.
Với những thông tin về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy điều hòa trên đây, chúc bạn có đáp án chính xác cho riêng mình. Cảm ơn đã theo dõi bài viết.
Siêu thị điện máy HC
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!