Xu hướng kết hôn với người nước ngoài ngày càng phổ biến. Khi cuộc sống hôn nhân xuất hiện những mâu thuẫn, khi đối phương không còn tình cảm với nhau nữa thì điều mà họ nghĩ đến đó chính là ly hôn. Tuy nhiên, để ly hôn với người nước ngoài thì hồ sơ phải chuẩn bị những gì? Thủ tục được thực hiện ra sao?
Bài viết dưới đây của công ty Luật CIS sẽ giải đáp những câu hỏi xoay quanh vấn đề ly hôn với người nước ngoài.
1. Ly hôn là gì?
Khoản 14 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 thì ly hôn được hiểu là:
Điều 3. Giải thích từ ngữ
14. Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.
Do đó, có thể hiểu, khi có bản án, quyết định ly hôn của Tòa án đã có hiệu lực thì quan hệ vợ chồng về mặt pháp lý sẽ chấm dứt. Điều này có nghĩa, vợ chồng dù ly thân, không sống chung với nhau, thậm chí không liên lạc với nhau trong nhiều năm liền, ngay cả xé Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn, nhưng không nộp đơn đến Tòa án để Tòa án ra quyết định, bản án về việc ly hôn, thì về mặt pháp luật vẫn đang tồn tại quan hệ hôn nhân.
2. Ai được quyền yêu cầu ly hôn?
Điều 51 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định:
Điều 51. Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn
1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.
2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.
3. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Dựa vào quy định trên thì những người sau đây có quyền yêu cầu ly hôn:
– Vợ đơn phương yêu cầu Tòa án giải quyết cho ly hôn;
– Chồng đơn phương yêu cầu Tòa án giải quyết cho ly hôn;
– Cả vợ và chồng cùng thuận tình ly hôn và yêu cầu Tòa án giải quyết;
– Cha, mẹ, người thân thích có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi:
- Một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác và không thể nhận thức và làm chủ hành vi.
- Một bên vợ, chồng là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra àm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.
3. Những trường hợp không được giải quyết ly hôn
Khi rơi vào những trường hợp sau đây sẽ không được giải quyết ly hôn:
Thứ nhất, vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì người chồng không có quyền yêu cầu ly hôn.
Thứ hai, không có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
4. Hồ sơ cần chuẩn bị để yêu cầu ly hôn với người nước ngoài.
Để được giải quyết ly hôn, người yêu cầu ly hôn cần chuẩn bị hồ sơ gửi đến Tòa án. Hồ sơ ly hôn với người nước ngoài gồm có:
– Đơn xin ly hôn;
– Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (Bản gốc);
– Giấy tờ cá nhân của vợ, chồng: CCCD, CMND, hộ chiếu (Bản sao chứng thực);
– Sổ hộ khẩu của vợ chồng; Sổ tạm trú; Thẻ tạm trú của người nước ngoài tại Việt Nam (Bản sao chứng thực);
– Giấy khai sinh của các con (Bản sao chứng thực);
– Giấy tờ chứng minh tài sản chung, nợ chung;
– Trường hợp vợ hoặc chồng đã xuất cảnh ra nước ngoài mà không xác định được địa chỉ tại nước ngoài thì phải có giấy xác nhận vợ chồng đã xuất cảnh của địa phương.
Lưu ý: Nếu hai bên đăng ký kết hôn theo pháp luật nước ngoài muốn ly hôn tại Việt Nam thì phải hợp thức lãnh sự Giấy đăng ký kết hôn và làm thủ tục ghi chú vào sổ đăng ký tại Sở Tư pháp rồi mới nộp đơn xin ly hôn tại tòa.
5. Thẩm quyền giải quyết ly hôn với người nước ngoài
Trước tiên, thẩm quyền giải quyết ly hôn với người nước ngoài thuộc về Tòa án. Theo đó:
– Trường hợp việc ly hôn giữa công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam, thì Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam có thẩm quyền giải quyết ly hôn.
– Những trường hợp ly hôn với người nước ngoài khác, thì Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết ly hôn.
6. Thủ tục giải quyết ly hôn với người nước ngoài năm 2022 như thế nào?
Để giải quyết thủ tục ly hôn với người nước ngoài tại Việt Nam bạn có thể thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ gồm các giấy tờ như ở Mục 4.
Bước 2: Nộp hồ sơ ly hôn đến Tòa án có thẩm quyền như trình bày ở Mục 5.
Bước 3: Tòa án xem xét, thụ lý hồ sơ
– Trong thời hạn 7-15 ngày, Tòa án kiểm tra hồ sơ, nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì Tòa án sẽ gửi thông báo tạm ứng án phí.
– Trường hợp hồ sơ không đầy đủ thì Tòa án sẽ thông báo để người yêu cầu ly hôn sửa đổi, bổ sung đơn, hồ sơ.
Bước 4: Tòa án tiến hành giải quyết
Tòa án mở phiên hòa giải tại tòa và tiến hành thủ tục ly hôn tại Tòa theo thủ tục.
7. Tranh chấp tài sản khi ly hôn
Nguyên tắc phân chia tài sản khi ly hôn đối với người nước ngoài nói riêng cũng như đối với công dân Việt Nam nói chung thì việc phân chia tài sản theo nguyên tắc sau:
1. Vợ chồng khi ly hôn có quyền tự thỏa thuận với nhau về toàn bộ các vấn đề, trong đó có cả việc phân chia tài sản. Trường hợp vợ chồng không thỏa thuận được mà có yêu cầu thì Tòa án phải xem xét, quyết định việc áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận hay theo luật định, tùy từng trường hợp cụ thể mà Tòa án xử lý như sau:
a) Trường hợp không có văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng hoặc văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị Tòa án tuyên bố vô hiệu toàn bộ thì áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định để chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn;
b) Trường hợp có văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng và văn bản này không bị Tòa án tuyên bố vô hiệu toàn bộ thì áp dụng các nội dung của văn bản thỏa thuận để chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn. Đối với những vấn đề không được vợ chồng thỏa thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng hoặc bị vô hiệu thì áp dụng các quy định tương ứng của Luật hôn nhân và gia đình để chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn.
2. Khi giải quyết ly hôn nếu có yêu cầu tuyên bố thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị vô hiệu thì Tòa án xem xét, giải quyết đồng thời với yêu cầu chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn.
3. Khi chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn, Tòa án phải xác định vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ về tài sản với người thứ ba hay không để đưa người thứ ba vào tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Trường hợp vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ về tài sản với người thứ ba mà họ có yêu cầu giải quyết thì Tòa án phải giải quyết khi chia tài sản chung của vợ chồng. Trường hợp vợ chồng có nghĩa vụ với người thứ ba mà người thứ ba không yêu cầu giải quyết thì Tòa án hướng dẫn họ để giải quyết bằng vụ án khác.
4. Trường hợp áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định để chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn thì tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây để xác định tỷ lệ tài sản mà vợ chồng được chia:
a) “Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng” là tình trạng về năng lực pháp luật, năng lực hành vi, sức khỏe, tài sản, khả năng lao động tạo ra thu nhập sau khi ly hôn của vợ, chồng cũng như của các thành viên khác trong gia đình mà vợ chồng có quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình. Bên gặp khó khăn hơn sau khi ly hôn được chia phần tài sản nhiều hơn so với bên kia hoặc được ưu tiên nhận loại tài sản để bảo đảm duy trì, ổn định cuộc sống của họ nhưng phải phù hợp với hoàn cảnh thực tế của gia đình và của vợ, chồng.
b) “Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung” là sự đóng góp về tài sản riêng, thu nhập, công việc gia đình và lao động của vợ, chồng trong việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Người vợ hoặc chồng ở nhà chăm sóc con, gia đình mà không đi làm được tính là lao động có thu nhập tương đương với thu nhập của chồng hoặc vợ đi làm. Bên có công sức đóng góp nhiều hơn sẽ được chia nhiều hơn.
c) “Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập” là việc chia tài sản chung của vợ chồng phải bảo đảm cho vợ, chồng đang hoạt động nghề nghiệp được tiếp tục hành nghề; cho vợ, chồng đang hoạt động sản xuất, kinh doanh được tiếp tục được sản xuất, kinh doanh để tạo thu nhập và phải thanh toán cho bên kia phần giá trị tài sản chênh lệch. Việc bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và hoạt động nghề nghiệp không được ảnh hưởng đến điều kiện sống tối thiểu của vợ, chồng và con chưa thành niên, con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự.
d) “Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng” là lỗi của vợ hoặc chồng vi phạm quyền, nghĩa vụ về nhân thân, tài sản của vợ chồng dẫn đến ly hôn.
5. Giá trị tài sản chung của vợ chồng, tài sản riêng của vợ, chồng được xác định theo giá thị trường tại thời điểm giải quyết sơ thẩm vụ việc.
6. Khi giải quyết chia tài sản khi ly hôn, Tòa án phải xem xét để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
Như vậy, việc phân chia tài sản của vợ, chồng khi ly hôn được giải quyết như sau:
Thứ nhất, nếu trước khi kết hôn vợ chồng lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận thì việc chia tài sản khi ly hôn được thực hiện theo thỏa thuận đã được xác lập.
Thứ hai, nếu vợ chồng không có thỏa thuận về chế độ tài sản theo thỏa thuận hoặc văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị Tòa án tuyên vô hiệu toàn bộ thì áp dụng chế độ tài sản theo luật định để chia tài sản.
Tranh chấp về tài sản khi ly hôn theo luật định về nguyên tắc sẽ được chia đôi và dựa trên nhiều yếu tố khác theo quy định của Luật. Ngoài ra, tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.
8. Tranh chấp về quyền nuôi con khi ly hôn
Quyền nuôi con khi ly hôn được quy định tại Điều 81 Luật Hôn nhân gia đình 2014, cụ thể như sau:
Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn
1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
Như vậy, quyền nuôi con sau khi ly hôn cha mẹ có thể tự thỏa thuận tuy nhiên nếu cha mẹ không thể tự thỏa thuận thì có thể nhờ Tòa án giải quyết. Tòa án sẽ giải quyết tranh chấp về quyền nuôi con khi ly hôn dựa vào quyền lợi về mọi mặt của con. Nếu con đủ 07 tuổi trở lên thì Tòa án sẽ xem xét nguyện vọng của con. Nếu con dưới 36 tháng tuổi sẽ được giao trực tiếp cho mẹ nuôi trừ trường hợp mẹ không đủ điều kiện kinh tế hoặc đã có thỏa thuận khác.
9. Tranh chấp về việc cấp dưỡng khi ly hôn
Theo quy định tại khoản 2 Điều 82 và Điều 116 Luật Hôn nhân gia đình 2014 quy định về việc cấp dưỡng cho con khi ly hôn như sau:
Điều 82. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
Điều 116. Mức cấp dưỡng
1. Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
2. Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
Như vậy, mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng. Nếu không thể thỏa thuận thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
10. Những câu hỏi thường gặp
♦Thủ tục ly hôn với người đang ở nước ngoài.
- Bước 1: Nộp hồ sơ khởi kiện về việc xin ly hôn có yếu tố nước ngoài tại TAND tỉnh/thành phố có thẩm quyền;
- Bước 2: Sau khi nhận đơn khởi kiện cùng hồ sơ hợp lệ trong thời hạn khoảng 7-15 ngày, Tòa án kiểm tra đơn và nếu đầy đủ thì Tòa thông báo nộp tiền tạm ứng án phí;
- Bước 3: Nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm tại cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền và nộp lại biên lai tiền tạm ứng án phí cho Tòa án;
- Bước 4: Tòa án sẽ triệu tập và tiến hành thủ tục theo quy định pháp luật.
Lưu ý:
– Trường hợp ly hôn vắng mặt thì thời gian khoảng từ 12 đến 24 tháng (do phải thực hiện thủ tục ủy thác tư pháp);
– Phí ủy thác tư pháp từ 5 đến 7 triệu đồng;
– Các tài liệu khi gửi từ nước ngoài về phải có hợp thức hóa lãnh sự và dịch thuật.
♦Thủ tục ly hôn đơn phương với người nước ngoài.
- Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ tại TAND có thẩm quyền;
- Bước 2: TA thụ lý hồ sơ ly hôn;
- Bước 3: Xác minh địa chỉ cư trú của Bị đơn;
- Bước 4: TA triệu tập và tiến hành thủ tục theo quy định của pháp luật.
♦Thủ tục ly hôn với người nước ngoài vắng mặt.
- Bước 1: Nộp hồ sơ tại TAND có thẩm quyền;
- Bước 2: Tòa án xem xét và hồ sơ và thụ lý đơn ly hôn;
- Bước 3: Đương sự nộp tiền tạm ứng án phí và nộp lai biên lai nộp tiền cho Tòa án;
- Bước 4: TA mở phiên tòa giải quyết ly hôn vắng mặt một bên.
♦Thủ tục thuận tình ly hôn với người nước ngoài.
- Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ;
- Bước 2: Nộp hồ sơ ly hôn thuận tình với người nước ngoài;
- Bước 3: TA thụ lý hồ sơ và giải quyết yêu cầu thuận tình ly hôn;
- Bước 4: TA mở phiên họp giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn;
- Bước 5: TA ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn.
11. Luật sư tư vấn về thủ tục ly hôn với người nước ngoài của Công ty Luật CIS
Nếu bạn muốn tư vấn cụ thể hơn về thủ tục ly hôn với người nước ngoài, hãy liên hệ với Công ty Luật CIS theo thông tin sau:
PHÒNG PHÁP LÝ DOANH NGHIỆP – CIS LAW FIRM
109 Hoàng Sa, P. Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh Điện thoại: 028.3911.8581 – 3911.8582 Hotline: 0916.568.101 Email: [email protected]
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!