Hướng dẫn cách lắp thêm ổ cứng HDD cho PC

Việc lắp thêm ổ cứng HDD cho PC không chỉ giúp nâng cấp không gian lưu trữ dữ liệu mà còn giúp ổ cứng chứa hệ điều hành giảm tải áp lực khi phải đọc ghi lượng dữ liệu lớn nhằm tăng tốc độ xử lý hơn. Phần lớn khách hàng khi xây dựng cấu hình máy tính ban đầu đều lựa chọn ổ cứng có dung lượng tối thiểu để giảm chi phí. Nhưng khi đã đủ điều kiện để nâng cấp thêm ổ cứng cho hệ thống máy tính của mình thì không ít khách hàng cũng khá lúng túng khi chưa biết cách lắp thêm ổ cứng như thế nào. Việc bê cả dàn máy tính đi ra cửa hàng cũng khiến rất nhiều bạn cảm thấy khá vất vả nhất là những dàn máy full ATX quá khổ. Lắp thêm ổ cứng HDD không hề khó, bạn hoàn toàn có thể tự làm tại nhà. Nếu bạn cũng đang tìm thông tin hướng dẫn, hãy tham khảo bài viết dưới đây của HACOM !

Lắp thêm ổ cứng cho PC có tác dụng gì?

Việc nâng cấp, lắp thêm ổ cứng HDD cho hệ thống cho PC sẽ đem lại nhiều lợi ích như:

  • Giúp quá trình khởi động Windows và tốc độ truyền dữ liệu được nhanh hơn.
  • Làm tăng không gian lưu trữ dữ liệu mà không cần tốn nhiều chi phí, ngoài ra sẽ giúp gia tăng tốc độ của quy trình xử lý dữ liệu.
  • Phục vụ nhu cầu giải trí như lướt web, xem phim được mượt mà hơn, chơi game sẽ cho tốc độ nhanh gấp 2 lần so với bình thường.
  • Ngoài ra, giúp giảm tải cường độ hoạt động của bộ nhớ chính, làm tăng tuổi thọ sử dụng của các linh kiện cũng như bộ phận trong máy tính. Đặc biệt của việc lắp thêm ổ cứng sẽ giúp tiết kiệm điện năng tiêu thụ cho người sử dụng.

Cách gắn thêm ổ cứng HDD cho hệ thống PC đơn giản tại nhà

Các thao tác gắn thêm ổ cứng HDD cho PC rất đơn giản ai cũng có thể thực hiện được. Bạn có thể tham khảo theo các bước hướng dẫn dưới đây

Bước 1: Tắt máy tính, rút dây nguồn ra khỏi PC và tháo nắp hông vỏ PC

Với bất kì đồ điện – điện tử nào, khi thao tác điều lưu ý hàng đầu bạn cần phải làm đó chính là rút nguồn dây điện ra khỏi thiết bị vừa đảm bảo cho chính bản thân vừa đảm bảo thiết bị không gây chập cháy.

Bước 2: Lựa chọn ổ cứng tương thích với PC và lắp đặt

Để hệ thống có thể đạt hiệu suất làm việc tối ưu, khi lắp thêm ổ cứng HDD cho PC bạn cần lựa chọn được mẫu ổ cứng phù hợp với PC cũng như nhu cầu sử dụng của mình. Trên thị trường, có rất nhiều mẫu ổ cứng như WD hay Toshiba… được phân loại theo nhiều mục đích sử dụng khác nhau, bạn nên lựa chọn đúng chủng loại ổ cứng dùng cho PC và phân biệt chúng giữa những loại ổ cứng dành cho hệ thống Camera, NAS, Server.

Bên cạnh đó, ổ cứng HDD cũng có 2 dạng kích thướng là 3,5 inch và 2,5 inch. Ổ cứng dành cho hệ thống PC thông thường có kích thước 3.5 inch và cho laptop là 2.5 inch.

Bước 3 : Lắp ổ cứng vào khe HDD được định sẵn trên case

Trên mỗi vỏ case đều có các khe lắp HDD được thiết kế sẵn. Tùy vào loại vỏ case mà các khe này sẽ có khay đựng ổ cứng hay không. Việc của bạn là đặt đúng ổ cứng HDD vào khe này theo đúng vị trí và đúng chiều. Bạn có thể dựa vào ổ cứng được lắp sẵn trên PC để lắp ổ cứng mới vào vị trí tương tự. Các mẫu vỏ cây hiện nay hỗ trợ rất nhiều các khe cắp cũng như khả năng nâng cấp. Bạn có thể lắp 2 ổ cứng HDD cho PC hoặc nhiều hơn miễn là Maiboard hỗ trợ đủ cổng và vỏ case có đủ vị trí lắp.

Bước 4 : Cắm cáp SATA và dây nguồn vào ổ cứng.

Trên các ổ cứng HDD và SSD thông thường sẽ có 2 khe cắm là khe cắm cáp SATA để truyền dữ liệu và khe cắm nguồn để cung cấp điện năng. Khe cắm SATA sẽ có kích thước nhỏ hơn khe cắm nguồn. Ngoài ra bạn có thể phân biệt rằng khe cắm SATA sẽ cùng cáp kết nối từ mainboard tới tổ cứng và khe cắm nguồn sẽ nối ổ cứng với cục nguồn PSU.

Bước 5 : Cố định ổ cứng với vỏ case

Trên ổ cứng sẽ có 4 vị trí bắt vít để cố định ổ cứng và vỏ case. Ổ cứng HDD nhìn trông khá chắn chắn nhưng rất dễ bị hỏng hỏng do các tác nhân vật lý, Việc cố định ổ cứng với PC là một bước hết sức quan trọng nhằm giảm thiểu khả năng rủi ro này.

Bước 6 : Khởi tạo ổ cứng mới

Để ổ cứng có thể hoạt động được, bạn cần cài đặt lại máy tính, các bước thực hiện:

  • Bước 1: Vào Start ở cuối màn hình và chọn Computer -> Manage.
  • Bước 2: Khi cửa sổ Manage, bạn chọn Disk Management nằm bên trái màn hình.
  • Bước 3: Lúc này cửa sổ Initialize Disk xuất hiện. Sau đó bạn chọn dòng GPT (GUID Partition Table) và nhấn nút OK

Bước 7 : Phân vùng cho ổ cứng

Để phân vùng cho ổ cứng, bạn cần thực hiện các bước:

  • Bước 1: Quay lại cửa sổ Computer Management và nhấn chuột phải vào vị trí của ổ cứng mới, sau đó chọn New Simple Volume.
  • Bước 2: Sau đó bạn chọn File System là NTFS rồi bấm Next.

Video hướng dẫn chi tiết cách gắn thêm ổ cứng HDD cho PC