Chi tiết cách đấu tủ điện 3 pha dân dụng đúng kỹ thuật

Đối với các hộ gia đình, tòa nhà cao tầng, nhà máy hay khu công nghiệp sử dụng điện 3 pha thì tủ điện 3 pha được coi là thiết bị không thể thiếu trong các hệ thống cung cấp điện. Mục đích chính là tách biệt các thiết bị điều khiển mạng lưới điện khỏi những người sử dụng thông thường. Vậy đặc điểm, cấu tạo của các loại tủ điện 3 pha ra sao? Cách đấu tủ điện 3 pha dân dụng nào đơn giản nhất…Tất cả sẽ được điện nước Minh Hiếu sẽ giải đáp ngay sau đây nhé !

Tủ điện 3 pha là gì?

Trong điện 3 pha thì tủ điện 3 pha được ví như bộ não của hệ thống điện, vì chúng có vai trò giúp điều khiển và vận hành. Đồng thời bảo vệ các thiết bị cung cấp, hay đóng cắt điện. Giúp cho hệ thống điện được được an toàn cũng như dễ dàng tìm kiếm những lỗi khi xảy ra sự cố cháy chập điện.

Đặc điểm

Tủ điện 3 pha là sản phẩm có kích thước lớn, kích thước thường thấy là 800 đến 2200mm, chiều rộng từ 500mm, độ dầy 1.2 – 3mm. Tủ được làm từ các vật liệu bằng kim loại như: tôn, thép, inox. Và tất cả sản phẩm thường được phủ lớp sơn cách điện an toàn cho người sử dụng. Tùy vào vị trí và mục đích sử dụng mà tủ điện có thể có hình vuông hoặc hình chữ nhật.

Sản phẩm có nhiều mẫu mã và màu sắc khác nhau nhưng đa số là thân tủ sơn màu ghi, chân đế sơn đen.

Tủ có vỏ làm bằng kim loại (inox hoặc tôn đen) và được sơn tĩnh điện, nhằm chống trầy xước và tăng độ bền cho tủ.

Tủ điện 3 pha được dùng ở đâu?

Loại tủ này thường được sử dụng tại các tòa nhà, xí nghiệp, nhà máy sản xuất,… nơi có nhu cầu sử dụng điện công suất lớn.

Nhờ chứa các thiết bị điện nên tủ điện còn giúp đảm bảo an toàn và thuận tiện cho người sử dụng. Ngoài ra, chúng còn đem đến sự gọn gàng và thẩm mỹ cho không gian lắp đặt.

Đối với hệ thống điện dân dụng trong gia đình thì cũng có thể dùng tủ điện 3 pha và đi kèm với chúng là phụ tải điện áp vừa và nhỏ. Tủ được treo tường cố định hoặc đặt trên sàn nhà ngay khu vực thuận tiện nhất.

Cấu tạo của tủ điện 3 pha

Cấu tạo của tủ điện gồm các thành phần:

– Vỏ tủ điện (loại dùng trong nhà hoặc ngoài trời).

– Bộ điều khiển trung tâm dùng PLC, cùng rơ le thời gian hay mạch điện tử.

– Hệ thống khởi động từ.

– Các rơ le có chức năng bảo vệ: dòng, áp, rơ le trung gian, rơ le nhiệt và cb (hay còn gọi là aptomat).

THAM KHẢO : CÁCH LẮP RƠ LE BẢO VỆ DÒNG ĐIỆN 3 PHA

Sơ đồ tủ điện 3 pha

Tủ khởi động bằng phương pháp sao tam giác giúp giảm dòng khởi động cho động cơ (dòng khởi động tủ điện thường vượt từ 2,5 – 6 lần dòng định mức) . Bảo vệ động cơ và hệ thống phân phối điện.

Chức năng

Tủ điện 3 pha có rất nhiều chức năng, trong đó có 3 chức năng chính là:

  • Tủ điện 3 pha được sử dụng như là một thiết bị giúp điều khiển mọi hệ thống điện tử của các thiết bị cho đến toàn bộ hệ thống như tủ điện phân phối hay tủ điện điều khiển.
  • Tủ điện được lắp đặt tại các công ty, khu công nghiệp, gia đình, tòa nhà luôn mong muốn đem lại sự an toàn nhất đối với người sử dụng các thiết bị điện. Do đó hầu hết các loại tủ điện đều được sản xuất bởi dây chuyền công nghệ hiện đại và đảm bảo các tiêu chuẩn quốc tế IEC.
  • Đảm bảo cấp nguồn liên tục cho hệ thống điện cũng như hệ thống máy hoạt động.

Lợi ích khi lắp tủ điện 3 pha

Tủ điện 3 pha có nguyên tắc hoạt động khác tủ điện 1 pha. Nó là sự tích hợp nhiều ưu điểm của loại tủ điện 1 pha.

– Tủ có cách phân pha trực quan, theo màu sắc đỏ, vàng, xanh. Nhờ thế, việc lắp đặt dễ dàng và thuận tiện hơn. Đồng thời, các công tác bảo trì hay sửa chữa cũng không gặp bất kỳ khó khăn nào. Do đó, nếu có kiến thức về điện, người dùng sẽ thông thạo cách đấu tủ điện 3 pha dân dụng dành cho gia đình mình.

– Không gian của tủ điện rộng, thuận tiện cho thợ điện có thể đấu dây vào và ra.

– Tất cả mạch điện được hiển thị rõ, không lo nhầm lẫn và dễ dàng cho việc bảo trì.

– Vỏ tủ được làm từ kim loại nên có khả năng chống cháy. Đồng thời, chúng còn cách điện tốt, nên an toàn cho người dùng.

Phân loại tủ điện 3 pha

Theo chức năng

Tủ điện 3 pha dân dụng – gia đình

Tủ điện gia đình là rất cần thiết bởi: trong cuộc sống hiện đại ngày nay khi mà nhu cầu sử dụng các thiết bị điện ngày càng nhiều hơn. Từ đó, làm cho hệ thống điện của các gia đình ngày càng trở nên phức tạp. Không chỉ có thế mà rất nhiều gia đình có trẻ nhỏ việc sử dụng tủ điện gia đình đã trở nên rất phổ biến. Chưa kể đến hệ thống lưới điện quốc gia ở Việt Nam gặp rất nhiều vấn đề có thể gây ảnh hưởng tới các thiết bị điện. Vì vậy, hãy sử dụng và lắp đặt tủ điện gia đình để đảm bảo sự an toàn cho các thành viên trong gia đình. Và các thiết bị điện cũng không xảy ra bất cứ sự cố nào.

Tủ điện 3 pha công nghiệp

Tủ điện công nghiệp là loại tủ điện thường được sử dụng trong các ngành công nghiệp. Và phải đảm bảo các tiêu chí về độ ổn định, độ bền bỉ, sự liên tục và chính xác trong thời gian dài trong nhiều môi trường làm việc khác nhau. Thông thường tủ điện công nghiệp sẽ có cấu trúc lớn hơn và hệ thống cấu trúc mạch điều khiển phức tạp hơn so với các loại tủ điện 3 pha gia đình. Bởi nó được sử dụng tại những nơi cần cung ứng điện với công suất lớn.

Theo vai trò

Với vai trò chính là điều khiển và bảo vệ các motor, động cơ điện… Nên tùy vào thiết bị điện lắp trong tủ và phụ tải đi cùng mà người dùng có phương thức khởi động phù hợp. Dựa vào chức năng và công dụng mà tủ điện được chia thành các loại như sau:

Tủ điện điều khiển 3 pha

Đây là loại có chức năng điều khiển, bảo vệ các thiết bị cung cấp. Và đóng cắt điện trong các tòa nhà dân dụng, văn phòng làm việc, hay nhà máy điều khiển điện 3 pha. Tủ thường được thiết kế lớn, thoáng, có giá đỡ, và lỗ đi dây, đồng hồ đo.

Tủ điện chiếu sáng 3 pha

Loại tủ này được ứng dụng trong hệ thống chiếu sáng công cộng. Điển hình là đèn đường, công viên hay hệ thống chiếu sáng của tòa nhà hoặc trong gia đình. Tủ có thiết kế nhỏ gọn, đơn giản hơn loại tủ điều khiển 3 pha. Vì chúng chỉ chứa thiết bị đóng cắt, điều khiển các hoạt động tắt mở của hệ thống chiếu sáng.

Tủ điện chiếu sáng 3 pha được lắp đặt khá nhanh. Ngoài ra, chúng còn dễ dàng bảo trì hay nâng cấp khi cần. Để cài đặt công tắc bật tắt hoạt động theo đúng quy trình cho loại tủ điện này, người dùng thường sử dụng các thiết bị tự động.

Tủ điện 3 pha phân phối

Là loại tủ lớn, đồng thời có cấu tạo phức tạp hơn. Chúng được dùng để phân phối điện tới các nhánh, và hệ thống điện nhỏ hơn. Tủ điện còn có công dụng giúp tiết kiệm điện năng mà không hề làm ảnh hưởng đến hệ thống điện chung.

Cách đấu tủ điện 3 pha dân dụng – điện 3 pha công nghiệp đơn giản

Từ yêu cầu kỹ thuật đấu tủ điện 3 pha của mỗi dự án hoàn toàn khác nhau, nhưng nhìn chung tủ điện 3 pha sẽ được thi công theo các bước cơ bản sau:

Bước 1: Tính toán thông số kỹ thuật lựa chọn các thiết bị cần thiết

Khi lựa chọn tủ điện 3 pha cho hệ thống điện tòa nhà, điện văn phòng, nhà xưởng. Bạn cần phải xác định được số lượng phụ tải, số nhanh cần phân phối để có thể tính toán được thông số, số lượng aptomat, dây dẫn,… cần thiết. Điều này là cần thiết để giúp bạn có thể cân đối bài toán giữa kỹ thuật và điều kiện kinh tế phù hợp.

Bước 2: Thiết kế đồ bố trí thiết bị điện cùng sơ đồ đấu tủ điện 3 pha

Để đảm bảo cho các thiết bị điện được hoạt động một cách tốt nhất. Việc bố trí thiết bị điện và thiết kế được sơ đồ nguyên lý hoạt động là rất cần thiết trước khi thi công tủ điện 3 pha.

Bên cạnh đó, việc thiết kế nên bản vẽ chi tiết, thông minh còn giúp bạn rất nhiều trong việc tiết kiệm chi phí. Hỗ trợ kiểm tra sửa lỗi khi có sự cố và dễ dàng mở rộng trong tương lai.

Bước 3: Thi công tủ điện và lắp đặt vỏ

Sau khi đã tính toán được các thiết bị cần thiết. Việc lựa chọn vỏ tủ điện 3 pha đủ sức chứa các thiết bị điện đó cũng rất cần thiết. Do đó hãy tính toán thật kỹ để có thể thi công nên tủ điện vừa thẩm mỹ, vừa an toàn trong suốt quá trình sử dụng.

Ngoài ra, khi lắp đặt vỏ tụ điện 3 pha, bạn cần thiết kế các thiết bị theo 3 nguyên tắc cơ bản sau:

  • Các thiết bị như đèn báo nguồn, đồng hồ đo dòng điện, điện áp, đồng hồ chỉ thị luôn phải đặt phía trên cùng của tủ điện.
  • Các thiết bị thực hiện việc điều khiển như nút nhấn, công tắt phải đặt ở phía dưới.
  • Để có thể thuận tiện nhất cho quá trình vận hành, các công tắc nên đặt ở vị trí trên cùng hàng ngang.

Bước 4: Sắp xếp các thiết bị bên trong tủ điện

Bước thực hiện này hoàn toàn phụ thuộc vào yêu cầu kỹ thuật của tủ điện và kỹ năng của người thi công. Tuy nhiên, khi thiết lập cần phải tuân thủ yêu cầu của bản vẽ đã đưa ra, phải sắp xếp thẩm mỹ, khoa học,… vừa giúp tiết kiệm chi phí, vừa đảm bảo khả năng vận hành.

Bước 5: Đấu dây dẫn trong tủ điện 3 pha

Đầu cốt nên phân biệt thành các màu (đỏ, vàng, xanh…) . Và nên đánh các số thứ tự để dễ dàng kiểm soát toàn bộ hệ thống dây dẫn nhằm khả năng hoạt động của các thiết bị điện. Còn đối với những dây tín hiệu có độ nhạy cao, bạn nên bọc để chống nhiễu một cách tốt nhất.

Lưu ý quan trọng, bạn nên đấu dây phần mạch động lực trước. Sau đó mới tới dây phần điều khiển để đảm bảo tốt nhất cho sự hoạt động của tủ điện.

Bước 6: Cấp nguồn và chạy không tải

Trước khi cấp nguồn điện cho tủ điện hoạt động bạn cần kiểm tra thật kỹ lưỡng lại hệ thống. Đồng thời, hãy cấp điện cho tủ điện làm việc không tải nhằm mục đích giúp bạn phát hiện các sai sót. Trước khi đấu tải vào tủ điện tạo hậu quả nghiêm trọng.

Việc lắp đặt, đấu nối tủ điện gia đình đòi hỏi người am hiểu, và đã từng trải qua công việc này rồi, có kinh nghiệm nhất định. Vì thế, để có thể có thể thi công tủ điện 3 pha đảm bảo khả năng hoạt động tốt. Bạn nên gọi dịch vụ sửa chữa điện tại nhà sẽ nhanh chóng, đúng kỹ thuật và rẻ nhất nha.

Hotline tư vấn miễn phí 24/7 : 0987.026.338

Comments

comments