Chắc hẳn khi nhắc đến chim sẻ, không ai là không biết đến loài chim này. Chúng khá thân thiện với con người và thường được sử dụng trong những lễ phóng sinh. Vì vậy, rất nhiều người đang tìm hiểu cách nuôi chim sẻ tại nhà để mang lại nguồn thu nhập cho gia đình.
Trong bài viết dưới đây, Yêu Chim sẽ hướng dẫn bạn cách nuôi chim sẻ tại nhà đơn giản, dễ dàng.
I. Giới thiệu về chim sẻ
1. Chim sẻ là gì?
- Tên gọi: chim sẻ
- Tên khoa học: Passer domesticus
- Phân bố: châu Âu, châu Á, Địa Trung Hải,…
Chim sẻ là loài chim có kích thước nhỏ và thường sống thành một bầy đàn từ vài chục con.
Trước đây, chúng bị người dân xua đuổi vì phá hoại mùa màng. Nhưng giờ đây, chúng lại được yêu thích vì có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon.
2. Đặc điểm
Chim sẻ có những đặc điểm nổi bật so với các loại chim khác như:
- Thân hình khá nhỏ bé, khi trưởng thành chỉ nặng khoảng 24 – 40g
- Chim cái thường nhẹ hơn chim đực
- Chiều dài trung bình của một chú chim sẻ vào khoảng 15 – 16cm
- Cổ ngắn, phần đầu thường nhỏ hơn so với phần thân hình tròn trịa, lưng thẳng, bụng phệ
- Mỏ nhỏ, có lỗ mũi ở bên trên và rất cứng
- Đôi mắt khá nhỏ, tròn và thường có màu đen nhánh
- Chân nhỏ, mỗi bàn chân được chia thành 4 ngón nhỏ giúp chững bám dễ dàng vào các cành cây
- Lông khá dài và dày và được chia thành 2 lớp: lớp bên trong thường khá mềm và bông, lớp bên ngoài cứng, dài, thô ráp
- Tốc độ bay khá nhanh, từ 35 – 38 km/h
3. Khả năng sinh sản
Chim sẻ thường sinh sản vào mùa xuân bởi vì đây là khoảng thời gian thời tiết ấm, nguồn thức ăn dồi dào giúp chim non ít có khả năng bị mắc bệnh.
Chúng thường làm tổ trên tán cây, hốc cây, mái nhà và đẻ 3 – 5 trứng/lứa. Sau khoảng 14 ngày ấp sẽ nở thành chim non. Sau 15 ngày tuổi, chim non đã đủ lông đủ cánh và có thể tự bay đi kiếm ăn.
4. Thức ăn
Chim sẻ có thể ăn cả thực vật lẫn động vật. Và tùy thuộc vào từng giai đoạn khác nhau, nguồn thức ăn của chúng sẽ khác nhau, cụ thể:
- Chim non: sâu xanh giúp chúng dễ tiêu hóa
- Đạt kích thước trung bình: đa dạng về chủng loại thức ăn hơn
- Trưởng thành: các loại hạt khô, sâu bọ, bướm và một số loài côn trùng nhỏ khác
Xem thêm: Cách nuôi chim manh manh đơn giản, tăng thu nhập cho gia đình
5. Nơi sinh sống
Chim sẻ thường sinh sống thành bầy đàn và gần những cánh đồng, khu dân cư để chúng có thể dễ dàng tìm kiếm thức ăn hơn.
II. Cách nuôi chim sẻ tại nhà
1. Cách bẫy chim sẻ
Bạn có thể lựa chọn 1 trong 2 cách bẫy chim sẻ dưới đây:
1.1. Sử dụng lồng bẫy
Đây là phương pháp truyền thống để bẫy chim sẻ. Mồi bẫy chim thường là thóc, gạo để dụ chúng. Khi chim chui vào bên trong, lồng sẽ tự động sập xuống.
- Ưu điểm: dễ làm, thân thiện với môi trường
- Nhược điểm: số lượng chim bắt được là không nhiều
1.2. Sử dụng keo bẫy chim
Đây là phương pháp được lựa chọn và sử dụng nhiều nhất hiện nay. Với phương pháp này, bạn sử dụng lọ keo bẫy chim chuyên dụng và bôi lên thân cây sau đó gác lên nơi chim hay đậu. Khi chim đậu vào sẽ không thể dứt ra và bay đi được.
Cách này rất đơn giản mà số lượng chim bắt được cũng rất nhiều.
2. Lựa chọn giống chim sẻ
Nếu không thể bẫy được chim sẻ, bạn có thể chọn mua chim sẻ tại các trang trại nuôi chim. Bạn cần lưu ý là chọn những chú chim trưởng thành, không nên chọn chim non vì chúng rất yếu và khó chăm.
3. Chuồng chim
Chuồng nuôi chim sẻ phải được thiết kế thoáng mát, rộng rãi, tránh nắng gắt, gió mùa. Và phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau đây:
- Phải có lưới hình mắt cáo ô nhỏ giăng kín chuồng giúp tránh được hiện tượng chim sẻ bay ra khỏi chuồng
- Bên trong chuồng, các bạn nên để thêm rơm, rác mục nhỏ, các tán cây, các khung gỗ để phục vụ việc làm chuồng của chúng khi đến mùa sinh sản
4. Chăm sóc
Khi đến mùa sinh sản, bạn cần phải chăm sóc chim sẻ cẩn thận hơn. Nên đảm bảo chuồng chim chắc chắn và rộng rãi để chúng có thể thoải mái sinh hoạt khi đến mùa ấp trứng. Đồng thời, bạn phải cung cấp đủ nguồn thức ăn dinh dưỡng cho chim như sâu, cám,…
Sau khi chim non nở, bạn nên tách chim non ra khỏi bố mẹ để chúng nhanh lớn hơn. Lúc này, thức ăn chủ yếu của chim non là ấu trùng sâu, côn trùng, dế, nhộng,… Và bạn phải cho chúng khoảng 30 phút/lần, mỗi lần cách nhau 14 tiếng.
III. Chim sẻ có thể chế biến thành món gì?
Hiện nay, chim sẻ được coi là một đặc sản mới thì có thể chế biến thành rất nhiều món ăn ngon như:
- Chim sẻ nướng muối ớt
- Chim sẻ quay
- Cháo kê chim sẻ
- …
Trên đây là toàn bộ các thông tin hướng dẫn cách nuôi chim sẻ tại nhà đơn giản, dễ dàng cho người mới nuôi. Chúc bạn thành công và có một khoản thu nhập ổn định cho gia đình.
Ann Tran – Ban biên tập Yêu Chim
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!