Làm thùng nuôi ong bằng thùng xốp Hiệu quả dễ làm giá thành rẻ | baoninhbinh.org.vn

Thùng xốp dùng để chế thùng nuôi ong là loại đựng quýt Trung Quốc; kích thước trong lòng rộng 28cm, dài 45cm, cao 30cm, tối đa có thể đặt được 6-7 cầu ong. Nếu dùng loại thùng rộng 50cm, dài 45cm, cao 30cm có thể đặt được 10 cầu ong.Cách làm cụ thể như sau: Dùng dây thép 3ly (nên dùng dây mạ kẽm để chống rỉ sét) uốn hình chữ U có chiều dài khoảng 5cm , chiều rộng khoảng 3cm xuyên qua thùng xốp cách miệng thùng khoảng 3cm làm cầu nối giữ 2 phần xi măng trong ngoài (xem hình vẽ). Xi măng + cát bê tông tỉ lệ 1/3, đặt thước cữ đắp như đắp chỉ, phào thợ nề (xem hình vẽ). Lưu ý: do thùng xốp tận dụng nên có kích thước không đều nhau bởi vậy độ dày gờ gác tai cầu phải hết sức lưu ý nên làm mực hệt theo khung cầu. Ván ngăn sử dụng loại xốp cứng (vỏ thùng nho Mỹ), loại này cứng lại dai nên ong không gặm được.

mặt cắt dọc thùng

m%25E1%25BA%25A1t+c%25E1%25BA%25AFt+th%25C3%25B9ng+ong.bmpmặt cắt đứng

mặt cắt ngang thùng

m%25E1%25BA%25B7t+c%25E1%25BA%25AFt+%25C4%2591%25E1%25BB%25A9ng.bmpmặt cắt ngang

Khi đắp xi măng đặt đứng thùng theo chiều mũi tên hướng lên như hình dưới đây. Đắp 2 phần A1 trước chờ xi măng cứng (khoảng12h), nhẹ nhàng lật lên đắp nốt 2 phần kia. Chờ 24h xi măng cứng có thể quét nước xi măng trong ngoài. Bên trong là quét để ong không gặm thủng, bên ngoài quét là để bảo vệ thùng và mỹ quan.

chi%25E1%25BB%2581u+m%25C5%25A9i+t%25C3%25AAn.bmp

Xi măng để quét pha như sau: nước xi măng pha đặc thêm sơn xây dựng (không được dùng sơn dầu) hoặc keo sơ dừa, hoặc vôi nước để tăng độ dẻo và thùng không bị chảy nước ngày nồm, nên chờ nước 1 khô mới quét nước 2. Chỉ cần nước xi măng khô mặt là có thể thả ong được ngay.

Quá trình theo dõi cho thấy: Vào mùa đông khi vít kín khe nắp và thân thùng, vít bớt cửa ra vào thì ngay cả những ngày rét hại, nhiệt độ ngoài trời xuống dưới 10 độ nhưng trong thùng ong đưa tay vào đáy thùng vẫn cảm thấy hơi ấm; những đợt đêm rét xuống dưới 10 độ ngày lại ấm hơn trên 13 độ. Thời tiết nắng nóng như giữa trưa mùa hè, thay cho hiện tượng ong ra cửa hóng mát ở thùng gỗ thì ở thùng xốp, ong lại thu vào trong thùng để tránh nắng nóng. Do xốp không co ngót nên vào mùa hanh khô không bị nứt nẻ, chỉ cần vít chặt khe nắp là trong thùng ong đã có độ ẩm thích hợp.

Chế thùng nuôi ong từ thùng xốp có thể nói là khá kinh tế do giá thành hạ, chi phí hết khoảng 5 ngàn đồng (3-4 ngàn thùng xốp + 1 ngàn xi măng và sắt); xốp bọt biển rất khó phân hủy nhất là trong đất và dưới nước bởi vậy tận dụng được loại phế liệu này sẽ tốt hơn cho môi trường hơn; không phải dùng gỗ nên hạn chế phá rừng lấy gỗ góp phần bảo vệ môi trường….Mặt khác loại thùng này rất dễ làm, 1 ngày 1 người làm được cả chục thùng. Dễ sửa chữa, nếu bị ong gặm thủng hoặc thủng vì lý do gì chỉ cần dùng xi măng đắp lại là xong; với những lỗ thủng to thì dùng xi măng bột thêm nước vừa đủ sau đó quyện xi măng với giấy vệ sinh thì có thể vá lại dễ ràn. Tuổi thọ của thùng cao do không bị mối, mọt, mục nát bởi vậy nếu hàng năm kiểm tra quét vá lại những chỗ bị bong chóc, thủng thì tuổi thọ có thể vài ba chục năm.

Có nhiều ưu điểm, song nhược điểm là thùng nhẹ dễ bị gió làm lật đổ, nên cần lưu ý chặn, đè…cẩn thận. Đôi khi do không quét đều xi măng bị ong gặm mặt trong và cửa thùng, cũng có khi bị gà mổ thủng (nếu gia đình có nuôi gà), cần khắc phục bằng cách kê cao lót tấm đệm rộng hơn thùng ong mỗi chiều 15-19cm, kiểm tra đắp vá lại những chỗ bị hư do gà mổ hay ong gặm bằng vữa xi măng. Vào mùa đông nên dùng hồ vôi cát vít khe và thu hẹp cửa.

P.V