[Mới] Hướng dẫn quyết toán thuế thu nhập cá nhân TNCN online

Thuế thu nhập cá nhân không còn là một khái niệm quá xa lạ với người Việt Nam. Nhưng nhiều người còn chưa biết cụ thể khái niệm, thời hạn quyết toán thuế, và quy trình quyết toán thuế thu nhập cá nhân online như thế nào.

Trong bài viết này hóa đơn điện tử MISA meInvoice sẽ tổng hợp các thông tin mà quý khách hàng cần biết để quyết toán thuế TNCN online dễ dàng và tiện lợi nhất.

huong dan tu quyet toan thue tncn

  • Xem thêm: Thuế thu nhập cá nhân là gì?
  • Xem thêm: Hướng dẫn đăng ký mã số thuế cá nhân qua mạng dễ làm nhất
  • Xem thêm: Tổng hợp tất cả mẫu tờ khai thuế thu nhập cá nhân

Quyết toán thuế TNCN là gì?

Quyết toán thuế TNCN là việc cá nhân tiến hành các công việc kê khai số thuế trong một năm tính thuế về các vấn đề số thuế cần phải nộp thêm, hoàn trả số tiền thuế đã nộp thừa và bù trừ thuế vào kỳ tiếp theo.

Tạo sao phải quyết toán TNCN?

  • Cơ quan thuế sẽ xử phạt hành chính đối với những cá nhân phải nộp thêm thuế mà không thực hiện kê khai, quyết toán thuế đúng thời hạn.
  • Cá nhân đã nộp thừ mà không thực hiện kê khai quyết toán thuế đúng thời hạn sẽ không được hoàn trả lại số thuế đã nộp thừa. Đồng thời không được áp dụng chế độ bù trừ vào kỳ khai thuế tiếp theo.

Thời hạn quyết toán thuế TNCN

Tại Điều 44 Luật Quản lý thuế 2019 thì hạn cuối nộp hồ sơ khai thuế TNCN như sau:

  • Đối với cá nhân khai quyết toán thuế trực tiếp với cơ quan thuế, thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế TNCN chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng 4/2021.

Trong trường hợp người lao động có phát sinh hoàn thuế TNCN nhưng chậm nộp tờ khai quyết toán thuế theo quy định thì không áp dụng phạt đối với vi phạm hành chính khai quyết toán thuế quá thời hạn (Khoản 4 Điều 28 Thông tư 111/2013/TT-BTC)

  • Đối với tổ chức trả thu nhập, thời hạn nộp hồ sơ quyết toán TNCN, hạn cuối là ngày cuối cùng của tháng 3/2021 hoặc là ngày cuối cùng của tháng thứ 3 kể từ ngày kết thúc năm tài chính.

Hướng dẫn quyết toán thuế thu nhập cá nhân TNCN Online

Bước 1: Truy cập vào hệ thống Thuế điện tử của Tổng cục Thuế và đăng nhập.

quyet toan thue tncn - 1

Bước 2: Đăng nhập bằng cách nhập thông tin mã số thuế, nhập mã kiểm tra để đăng nhập.

quyet toan thue tncn - 2

Bước 3: Chọn “Quyết toán thuế” -> Chọn “Kê khai thuế trực tuyến”

quyet toan thue tncn - 3

Bước 4: Điền nội dung kê khai trực tuyến

quyet toan thue tncn - 4

Tên người nộp thuế: điền họ tên của người tự quyết toán Địa chỉ liên hệ: Nhập địa chỉ thường trú hoặc tạm trú Điện thoại liên lạc: điền số điện thoại của người tự quyết toán Địa chỉ email: điền email của cá nhân tự quyết toán Chọn tờ khai: 02/QTT-TNCN-Tờ khai quyết toán thuế TNCN(TT92/2015) Chọn cơ quan quyết toán thuế: Tùy theo trường hợp của người nộp thuế mà tích chọn phù hợp.

Ví dụ ở hình nêu trên minh họa cho trường hợp có thu nhập tại 2 nơi (đã thay đổi nơi làm việc) và đã khấu trừ thuế tại nguồn. Khi nhập mã số thuế của đơn vị thực hiện khấu trù thuế tại thời điểm đang thực hiện quyết toán thuế thì hệ thống tự động nhân diện cơ quan quyết toán thuế.

Loại tờ khai: Tờ khai chính thức Năm quyết toán: 2020

Bước 5: Chọn “Tiếp tục” để Khai tờ khai quyết toán thuế

Cụ thể, các mục trong phần Tờ khai thuế như sau:

[01] đến [06]: Hệ thống tự động nhật [07] đến [08]: Chọn tỉnh, thành phố ở mục 08 trước, sau đó chọn quận huyện ở mục 07 (Địa chỉ thường trú) [09]: Điền số điện thoại của NNT: (Bắt buộc điền) [10]: Fax: Không bắt buộc [11]: Điền địa chỉ email của NNT vào. (Bắt buộc điền) [12]: Số tài khoản ngân hàng (nếu có). Không bắt buộc [12a]: Mở tại: Ngân hàng mở tại đâu thì chọn vào đó. [13] đến [21]: Thông tin đại lý thuế nếu không có thì bỏ qua.

quyet toan thue tncn - 6

[22]: Tổng thu nhập chịu thuế trong kỳ: [23]: Tổng TNCT phát sinh tại Việt Nam: Là tổng các khoản thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công và các khoản thu nhập chịu thuế khác; có tính chất tiền lương tiền công phát sinh tại Việt Nam; bao gồm cả thu nhập chịu thuế từ tiền lương; tiền công do làm việc trong khu kinh tế và thu nhập chịu thuế được miễn theo Hiệp định tránh đánh thuế hai lần (nếu có). Thu nhập phát sinh ở đâu thì cơ quan chi trả thu nhập xuất chứng từ cho cá nhân, cá nhân lấy thông tin về thu nhập trên các chứng từ đó nhập vào tờ khai. Ví dụ: Trong năm 2020, Anh A làm công ty X từ tháng 1 đến tháng 4 có tổng thu nhập chịu thuế theo chứng từ là 100 triệu, làm công ty Y từ tháng 5 đến tháng 12 có tổng thu nhập chịu thuế theo chứng từ là 150 triệu, vậy chỉ tiêu số 23, anh A sẽ nhập 250.000.000 triệu đồng. [24]: Tổng TNCT làm căn cứ tính giảm thuế: Là tổng các khoản thu nhập chịu thuế từ tiền lương; tiền công và các khoản thu nhập chịu thuế khác có tính chất tiền lương tiền công mà cá nhân nhận được do làm việc trong khu kinh tế; không bao gồm thu nhập được miễn giảm theo Hiệp định tránh đánh thuế hai lần (nếu có) (Không có thì không điền). [25]: Tổng TNCT được miễn giảm theo Hiệp Định: Là tổng các khoản thu nhập chịu thuế từ tiền lương; tiền công và các khoản thu nhập chịu thuế khác; có tính chất tiền lương tiền công mà cá nhân nhận được thuộc diện miễn thuế theo Hiệp định tránh đánh thuế hai lần (nếu có) (Không có thì không điền). [26]: Tổng TNCT phát sinh ngoài Việt Nam: là tổng các khoản thu nhập chịu thuế từ tiền lương; tiền công và các khoản thu nhập chịu thuế khác; có tính chất tiền lương tiền công phát sinh ngoài Việt Nam (Không có thì không điền). [27]: Số người phụ thuộc: Tự động tính khi được kê khai Trường hợp có người phụ thuộc thì để kê khai người phụ thuộc thì bạn kéo xuống cuối trang, chọn “02-1/BK-QTT-TNCN” để kê khai: Sau khi chọn “02-1/BK-QTT-TNCN” hệ thống chuyển giao diện để bạn kê khai người phụ thuộc, khai xong người phụ thuộc bạn chọn “Tờ khai” dể quy về giao diện tờ khai tiếp tục khai.

quyet toan thue tncn - 7

quyet toan thue tncn - 8

[28]: Các khoản giảm trừ: Hệ thống tự động tính [29]: Giảm trừ cho bản thân cá nhân: Hệ thống tự động tính [30]: Cho những người phụ thuộc được giảm trừ: Hệ thống tự động tính. [31]: Từ thiện, nhân đạo, khuyến học: là các khoản chi đóng góp vào các tổ chức, cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; người tàn tật; người già không nơi nương tựa; các khoản chi đóng góp vào các quỹ từ thiện; quỹ nhân đạo; quỹ khuyến học được thành lập và hoạt động theo quy định của cơ quan nhà nước (Không có thì không điền) [32]: Các khoản đóng bảo hiểm được trừ: là các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; bảo hiểm thất nghiệp; bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với một số ngành nghề phải tham gia bảo hiểm bắt buộc. [33]: Khoản đóng quỹ hưu trí tự nguyện được trừ: là tổng các khoản đóng vào Quỹ hưu trí tự nguyện theo thực tế phát sinh tối đa không vượt quá ba (03) triệu đồng/tháng (Không có thì không điền). [34]: Tổng thu nhập tính thuế: Hệ thống tự động tính. [35]: Tổng số thuế TNCN phát sinh trong kỳ: Hệ thống tự động tính.

quyet toan thue tncn - 9

[36]: Tổng số thuế đã tạm nộp, đã khấu trừ, đã nộp trong kỳ: Hệ thống tự động tính. [37]: Đã khấu trừ: Là tổng số thuế mà tổ chức, cá nhân trả thu nhập đã khấu trừ từ tiền lương; tiền công của cá nhân theo thuế suất Biểu thuế lũy tiến từng phần trong kỳ và tổng số thuế mà tổ chức; cá nhân trả thu nhập đã khấu trừ theo thuế suất 10% trong kỳ; căn cứ vào chứng từ khấu trừ thuế của tổ chức, cá nhân trả thu nhập. [38]: Đã tạm nộp: Là số thuế cá nhân trực tiếp kê khai và đã tạm nộp tại Việt Nam; căn cứ vào chứng từ nộp thuế vào ngân sách nhà nước. [39]: Đã nộp ở nước ngoài được giảm trừ (nếu có): là số thuế đã nộp ở nước ngoài được xác định tối đa bằng số thuế phải nộp tương ứng; với tỷ lệ thu nhập nhận được từ nước ngoài so với tổng thu nhập nhưng không vượt quá số thuế là [35] x {[26]/([22] -[25])}x 100%. [40]: Đã khấu trừ hoặc tạm nộp trùng do quyết toán vắt năm: là số thuế đã khấu trừ; đã nộp thực tế phát sinh trên chứng từ đã kê khai trên Tờ khai quyết toán thuế năm trước. [41]: Tổng số thuế TNCN được giảm trong kỳ: Hệ thống tự động tính. [42]: Tổng số thuế TNCN được giảm do làm việc trong khu kinh tế: Hệ thống tự động tính. [43]: Tổng số thuế TNCN được giảm khác: là số thuế được giảm do đã tính ở kỳ tính thuế trước. [44]: Tổng số thuế còn phải nộp trong kỳ , [44]=[35]-[36]-[41] >= 0: Hệ thống tự động tính. [45]: Tổng số thuế nộp thừa trong kỳ , [45] = [35]-[36]-[41] < 0: Tự động tính [46]: Tổng số thuế đề nghị hoàn trả, [46]=[47]+[48]: Hệ thống tự động tính. [47]: Số thuế hoàn trả vào tài khoản người nộp thuế: cá nhân có số thuế nộp thừa nếu muốn đề nghị hoàn trả thì phải nhập vào ô này, nếu không đề nghị hoàn trả thì không nhập. [48]: Số thuế bù trừ cho khoản phải nộp Ngân sách nhà nước khác: cá nhân có số thuế nộp thừa và đề nghị bù trừ cho các khoản phải nộp Ngân sách nhà nước khác (bao gồm khoản nợ ngân sách, khoản phát sinh phải nộp của các loại thuế khác như giá trị gia tăng, môn bài, tiêu thụ đặc biệt…) thì ghi vào chỉ tiêu này. [49]: Tổng số thuế bù trừ cho các phát sinh của kỳ sau, [49]=[45]-[46]: Hệ thống tự động tính.

Sau khi điền xong thì Chọn “Hoàn thành kê khai”.

Bước 7: Chọn “Kết xuất XML” như ảnh dưới đây

quyet toan thue tncn - 10

Bước 8: Chọn “Nộp tờ khai”, nhập mã kiểm tra để xác thực nộp tờ khai và chọn “Tiếp tục”

Sau đó, hệ thống sẽ thông báo nộp tờ khai thành công.

quyet toan thu tncn - 11

Bước 9: In tờ khai

Sau khi chọn “Kết xuất XML”, hệ thống sẽ gửi về file bạn khai báo theo định dạng XML.

Bạn cài itax viewer để mở file tờ khai theo định dạng XML ->> In —> Ký tên người khai thuế.

quyet toan thue tncn - 12

Trên đây là toàn bộ thông tin về hướng dẫn cá nhân tự quyết toán thuế TNCN online và các mẫu quyết toán thuế TNCN mà các bạn cần biết. Chúc các bạn thực hiện thành công!

Tìm hiểu thêm:

  • Hướng dẫn cách tra mã số thuế cá nhân mới và đơn giản nhất
  • [Mới] Hướng dẫn quyết toán thuế thu nhập cá nhân có thu nhập 2 nơi
  • [Mới] Thuế lũy tiến là gì? Biểu thuế lũy tiến từng phần