Đầu tiên chúng ta phải hiểu về loài cá mình muốn câu, cá chép: Cá chép nuôi có thể dài tối đa 1,2 m, nặng tối đa 36, 37 kg và có thể thọ lên đến 45 hoặc 47 năm. Còn cá tự nhiên thì kích thước và cân nặng đều nhỏ hơn.
Với năm cơ quan khứu giác, thính giác, thị giác, xúc giác và vị giác phát triển mạnh cực mạnh, có thể nói chép là một trong những loài cá rất tinh khôn khi ăn mồi .
Có khi dường như chúng ta có thể cảm nhận được chúng rất đói, nhưng khi gặp mồi và thấy có tính nguy hiểm chúng cũng không ăn mồi. Nhưng ngược lại, nếu gặp mồi ngon, và vì tập tính đi ăn theo đàn nên nếu tìm được mồi ngon thì thông thường các cần thủ chúng ta sẽ câu được nhiều chép tại một điểm.
Thời gian đi ăn của chép mạnh nhất vào rặng sáng, chiều tối và đêm. Chúng ăn tầng đáy và thường hay cầy bùn kiếm mồi và thử mồi bằng cách nhấm nhấm thức ăn để kiểm tra mồi, nếu ngon thì chúng sẽ đớp mồi ngược lại chúng sẽ bỏ qua và như đã nói, nếu cảm thấy có nguy hiểm thì chúng sẽ bỏ chạy và bật tín hiệu cảnh báo cho cả đàn về nguy hiểm.
- Về đặc điểm ăn mồi của cá chép thì chúng ta cần nắm rõ: Cá chép có thể sống được ở những điều kiện khác nhau,sở thíh thì là môi trường nước rộng, nơi nước chảy chậm có nhiều rong, rêu.
- Chép là loài sống bày đàn khoảng 5-7 con một đàn, sống cả ở nước ngọt và nước lợ.
- Cá chép là những loại cá cũng là loài ăn tạp (nhưng rất khôn ăn) và chúng ăn gần như mọi thứ khi chúng bơi ngang qua, bao gồm các loại thực vật thủy sinh, côn trùng, giáp xác bao gồm cả thực vật phù du, thậm chí cả cá chết.
Kinh Nghiệm Câu Cá Sông Hồng
Thời điểm câu cá sông hồng
Đầu tiên, khi đi câu cá sông bạn phải canh con nước, câu sông thường chọn con nước ươn để câu, khi những cơn mưa bắt đầu từ tháng 6 đến tết là thời gian lý tưởng cho những chuyến câu của bạn.
Vị trí câu cá cũng là yếu tố quan trọng quyết định mức độ cắn câu, câu cá ở sông, bạn thường lựa chọn chỗ có bụi rậm, tre, ghềnh đá, những nơi có vật cản, tại đó cá theo con nước sẽ tập trung đông đúc.
Cách Dùng Mồi Câu Sông Hồng
Khi câu cá sông, bạn nên chọn những loại mồi câu tự nhiên như tôm, hay giun đất. Bạn phải biết được loại cá mình câu là gì để chọn mồi thích hợp.
Thả mồi câu bạn nên xác định chỗ câu sâu hay cạn và thả rê theo dòng nước để định vị vị trí . Những loại cá thích ăn nổi như cá chẽm, hồng thả phao cùng mồi nổi và những loại ăn chìm nên gắn chì và phao chìm để biết lúc nào cá sẽ cắn câu.
Những Lưu Ý Khi Đi Câu Sông
Câu cá với mồi sống được rất nhiều người ưa chuộng. Khi nói đến câu mồi sống thì con mồi phải sống!
Sử dụng dây câu nhỏ: Khi cá nhìn mồi, chắc chắn người câu sẽ không muốn chúng nhìn thấy dây câu. Đặc biệt khi câu nước trong, dây nhỏ sẽ khó thấy hơn nên sẽ hiệu quả hơn. Khi nước đục hoặc nhiều bùn, dây nhỏ cũng vẩn có tác dụng. Điểm mấu chốt là phải sử dụng dây câu càng nhỏ càng tốt khi câu mồi sống.
Sử dụng lưỡi câu nhỏ và sắc: Nhiều người sử dụng lưỡi câu quá lớn đối với con cá họ muốn câu. Khi cá đi tìm mồi, lưỡi câu càng khó thấy càng hiệu quả.Tất nhiên, một phần của lưỡi câu sẽ bị nhận ra nhưng lưỡi nhỏ thì khó thấy hơn lưỡi lớn.
Lưỡi nhỏ cho phép con cá mồi bơi lội tự nhiên và vì thế quyến rũ hơn. Lưỡi không chỉ nhỏ mà phải sắc. Hãy thay lưỡi thường xuyên nhất là sau khi đã dính cá vài lần hoặc mài lưỡi. Đơn giản là lưỡi sắc thì bắt được nhiều cá hơn.
Rửa sạch tay: Chỉ có mùi của mồi câu, không được pha tạp với các mùi lạ. Bàn tay mang theo nhiều loại mùi lạ, khi bắt mồi móc vào lưỡi sẽ ít nhiều mất đi tác dụng với cá. Hãy dùng xà phòng trung tính để rửa sạch tay trước khi móc mồi câu, hoặc xát nhẹ tay vào cỏ cây hoặc sỏi đá trước khi móc mồi. Rửa sạch tay, cá sẽ cắn câu nhiều hơn, mẹo này đặc biệt đúng với các loài cá lớn “lõi đời”.
Về lý thuyết và tìm hiểu là thế, vậy theo thực tế tìm hiểu thì cá chép thường ăn gì?
- Cá chép ăn đáy, và các loại mồi khoái khẩu là: giun, ốc, khoai lang, khoai tây, ngũ cốc, bột mì, cơm, các loại ấu trùng sâu bọ. Trong hồ nuôi thì thường họ cho ăn cám công nghiệp.
Vì thế khi câu cá chép bạn phải:
- Ẩn mình, không để chúng thấy bóng, tránh tiếng động để chúng không phát hiện ra có sự nguy hiểm ( với cá sông, tự nhiên). Còn cá hồ thì hoàn toàn khác vì chúng dạn người cho ăn, người câu….
- Chính vì sự tinh khôn, nhạy bén của cá chép, thì chúng ta có thể coi chúng là loại nhút nhát, vì vậy để câu được nó cần thủ phải thật nhẹ nhàng.
Sau khi hiểu biết về loại cá vua này, thì làm thế nào để làm mồi hiệu quả nhất? Chúng ta sẽ xem các bài mồi theo từng địa hình như sau:
Bài mồi câu chép, rô sông hiệu quả
1. Câu lăng xê
Có 3 kiểu câu lance, lance qủa trám, lance đĩa, hoặc lance chùm nho. Câu lăng xê có lợi thế có thể quăng xa, câu đáy, khó bị tan mồi, và mồi nằm ở đáy nên phù hợp với đánh chép theo tập tính ăn đáy của nó. Và nếu mồi chuẩn, ngon thì khi con chép tợp mồi thì rất dễ bị dính lưỡi lăng xê với số lượng nhiều, 4 hoặc 6 lưỡi …
Cách làm mồi đơn đài, lance:
- Vừng ( hay còn gọi là me) 5 lạng, rang vàng tán nhỏ.
- Cám gà 1 gram
- Cám Tanh 2 gram ( cám nuôi cá cảnh)
- Sữa bột trẻ em 3 thìa
- Thóc mầm
- Bột bắp trần nước sôi
- Mồi câu cá Chép ( 200g ), gói Mồi câu cá Rô phi
- Cơm nguội
Tất cả bóp đều không dính tay là đánh được.
Mồi Câu Cá Chép Sông tự làm:
– Nguyên liệu cần chuẩn bị: bột bắp, bột lúa mạch, bột ớt, lạc rang nghiền nhỏ, vỏ vụn bánh mì, nước men chua, phô mai cũ, gan động vật.
– Cách làm: đem các nguyên liệu trên trộn vào nhau và cần đảm bảo không quá dẻo. Làm sao để khi thả xuống nước khoảng 10 phút là mồi rã ra hết là được.
– Cách làm: đem rượu nếp, thóc ngâm, cơm nguội, cám ngô trộn lẫn với nhau khoảng 5 ngày. Trước 2 ngày đi câu trộn các nguyên liệu còn lại với nhau.
Chỉ cần anh em thả ben đánh đầu cành và mỗi 1 tiếng lại thả 1 lần đảm bảo cá chép không thể rời đi chỗ khác. Việc lúc này của anh em chỉ là thả câu và đợi cá cắn câu thôi.
Mồi câu cá trôi sông tự làm:
Cách 1:
– Nguyên liệu: khoai lang luộc, bột bắp nấu chín, bã bia (hoặc bã rượu)
– Cách làm: đem khoai lang luộc ngâm với bột bắp. Rồi thêm bã bia hoặc bã rượu để ủ khoảng 10 ngày là có thể dùng làm mồi câu cá.
Cách 2:
– Nguyên liệu: Khoai lang luộc bóc vỏ, bắp non luộc, cám tanh xay nhuyễn, nột mồi cá la Hán.
– Cách làm: đem tất cả các nguyên liệu trên trộn với nhau. Khi đi câu cho thêm chút trứng kiến.
Nếu chưa dùng ngày bỏ vào tủ lạnh nhưng chỉ để được vài ngày thôi nhé.
2. Cách làm mồi câu ao hồ, đánh lục:
Cá chép hồ thì dạn hơn chép sông, và được ăn đa dạng các loại mồi từ các cần thủ nên để câu được nó bạn cũng phải có bài mồi riêng của bạn. Đây là bài thính bạn có thể tham khảo:
+ Cám gạo 3g – cám gạo => rang cháy cạnh để khả năng tỏa mùi được tốt hơn, trộn đều với nhau
+ Ớt bột 0,5 g.
+ Gạo rang cháy hai lạng để nguyên hạt
+ Ốc vặn 4kg, 2kg đập lát để lan tỏa mùi và 2kg đập nứt vỏ.
+ Mồi câu cá Chép mới, + 1-2 nắp Tinh Chép
+ Nếu bạn muốn câu chép củ thì 30 phút trước khi thả mồi bạn nên đập vỏ vì cá chép cũ sau khi bị một vài lần chết hụt chúng sẽ rất rón rén cảm giác mồi cũ chúng mới vào, với chép mới thì không cần đập sớm.
==> Trộn đều tất cả nguyên liệu với nhau, khi đánh lục cách ổ 15 đến 30 cm, vì chép ăn rìa ngoài ổ thính.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!