Quy trình làm bột lá cẩm tím (cẩm đỏ) 100% nguyên chất đơn giản tại nhà

Bột lá cẩm tím được sản xuất 100% nguyên chất từ cây lá cẩm tím tươi với quy trình khép kín đảm bảo VSATTP Tại Chợ Quê Việt Nam. Sản phẩm bột tạo màu tự nhiên mới lạ dùng để nấu xôi cẩm tím, làm bánh trôi, thạch.

bột lá cẩm tím

Hình ảnh gói bột lá cẩm tím Chợ Quê

đặt mua bột lá cẩm tím

GIỚI THIỆU VỀ CÂY LÁ CẨM TÍM

  • Cây lá cẩm tím tên thường gọi: Cây lá cẩm, cây cẩm tím, cây nếp cẩm, cây lá tím, cây lá tím
  • Tên khoa học cây lá cẩm: Peristrophe roxburghiana
  • Tên tiếng anh cây lá cẩm: Magenta plant
  • Đặc điểm cây lá cẩm tím:

Địa điểm sinh sống: Cây lá cẩm tím thường được sinh sống và phát triển mạnh nhất ở một số nước châu Á, và khu vực đông nam á trong đó các nước trồng nhiều cây cẩm nhất (Việt Nam, Trung Quốc, Đài Loan…). Cây lá cẩm tím thuộc họ Ô rô (Acanthaceae), là loài thực vật có hoa, mọc ở bụi- Thân cây: Là cây thân thảo, có chiều cao khoảng từ 50 -100cm mọc thành bụi, cụm và phát triển thành nhiều nhánh cây, cây càng lâu năm nhánh cây sẽ càng phát triển rộng và thành các cụm lớn.- Lá cây: Lá cây cẩm mọc đối xếp chéo hình chữ nhật có màu xanh đậm, trên bề mặt lá có gân lá (Kích thước lá có chiều dài: 2- 4 cm, chiều rộng lá 1-3 cm)- Hoa: Hoa màu có màu tím, có 2 thùy, mọc ở đỉnh ngọn cây

cây lá cẩm tím

QUY TRÌNH CÁCH LÀM BỘT LÁ CẨM CHẤT LƯỢNG AN TOÀN

  • Bước 1: Thu hoạch cắt cành lá cẩm ở giai đoạn bánh tẻ, lá bắt đầu chuyển màu xanh thẫm (Khoảng 3-5 tháng thu hoạch 1 lần) khi thân cây có chiều cao lên khoảng từ 30cm là thời điểm thu hoạch tốt nhất.
  • Bước 2: Nhặt bỏ lá úa, lá khô, bị sâu, rác bẩn trên cành lá cẩm và phân loại các lại thân và cành lá cây…

lá cẩm tím khi nhặt sạch và phơi khô

  • Bước 3: Rửa sạch lá, rửa nhẹ nhàng để lá không bị dập nát
  • Bước 4: Sau khi lá cẩm được rửa sạch và hong khô sẽ cắt thành khúc 3-4 cm
  • Bước 5: Cho vào sấy với nhiệt độ thích hợp (có thể sấy thăng hoa hoặc sấy lạnh) để giữ được màu và mùi thơm đặc trưng của lá cẩm rồi mang chế biến thành dạng bột mịn khô

bột lá cẩm

Lưu ý: Sau khi thu hoạch xong tiến hành chế biến bột ngay sẽ cho màu đẹp nhất và mùi đặc trưng của lá

Nếu bạn không có nhiều thời gian để thực hiện, hoặc các công đoạn khó thực hiện bạn có thể mua bột lá cẩm trực tiếp tại Chợ Quê.

Tham khảo: Quy trình làm bột lá nếp (bột lá dứa)

Sau khi đã được chế biến bột lá cẩm tím quý khách có thể dùng bột để tạo màu các món ăn, thực phẩm:

  • Bột lá cẩm tím nấu xôi làm bánh.
  • Bột lá cẩm tím làm thạch rau câu, thạch 3d, trà sữa trân tâu
  • Bột lá cẩm tím làm mứt dừa, mứt ngũ sắc
  • Bột lá cẩm tím làm bánh nướng, bánh dẻo tạo màu tím rất đẹp
  • Bột lá cẩm tím tím có thể làm các loại kẹo, tạo màu sắc cho kẹo hấp dẫn.

CÁCH DÙNG, SỬ DỤNG BỘT LÁ CẨM TÍM

Sử dụng bột lá cẩm tím đơn giản hơn rất nhiều so với sử dụng lá cẩm tím, đối với bột lá cẩm tím chỉ cần hòa bột lá cẩm với lượng nước nóng vừa đủ (khoảng 80 – 90 độ C) khuấy đều đợi trong thời gian khoảng 10 – 15 phút bột nước bột lá cẩm tím sẽ tự động chuyển dần sang màu tím.CÁCH NẤU XÔI BỘT LÁ CẨM TÍM, LÁ CẨM ĐẸP MẮT5 bước nấu xôi bột lá cẩm tím

  • Bước 1: Cho nước vào ngập gạo sau đó lấy 2 bàn tay trà nhẹ gạo vo đãi gạo sạch sẽ như vo đãi gạo nấu xôi bình thường, nhặt hết những vỏ, chấu gạo vẫn còn sót để cho gạo được sạch và sáng hơn.

vo đãi gạo nấu xôi cẩmHình ảnh vo gạo nấu xôi

  • Bước 2: Ngâm gạo với nước lạnh 4-5 tiếng cho gạo mềm. Vớt gạo đã ngâm đủ nước ra rá để ráo khoảng 30 phút

vo đãi gạo sạch để ngâm nấu xôi lá cẩm tímNgâm gạo nấu xôi cẩm

  • Bước 3: Bột lá cẩm hòa với nước nóng già 80-90 độ C hoặc đun sôi với nước (Lưu ý không pha bột với nước lạnh, nếu pha nước lạnh màu sẽ không lên, và khi pha bột và nước cần khuấy cho đều tay để bột có thể lên màu nhanh nhất). Đợi cho đến khi màu đã lên theo ý muốn tiến hành lọc nước qua rây

nước bột lá cẩm tímHình ảnh nước bột lá cẩm tím

  • Bước 4: Cho gạo đã ngâm vào nước bột lá cẩm còn ấm, ngâm gạo với nước bột lá cẩm chừng 15-30 phút. Theo dõi trong thời gian ngâm gạo khi thấy gạo ngâm lên màu theo ý muốn lọc gạo và vớt gạo ra. Chú ý: Trong quá trình ngâm nên để ý màu sắc của gạo. Nếu thấy màu vừa ý thì có thể vớt gạo ra.

ngâm gạo với nước bột lá cẩm

  • Bước 5: Cho gạo đã ngâm với nước bột lá cẩm vào xửng và hấp và đợi đến khi xôi chín bắc xôi ra và cho lên đĩa để trang trí (có thể tạo nhiều hình dạng khác nhau cho đĩa xôi tùy thuộc vào các loại khuôn)

gạo nếp ngâm với bột lá cẩm tím nguyên chất

Lưu ý: 1 lạng bột nấu được khoảng 6-8 kg gạo tùy theo màu sắc đậm nhạt, quý khách có thể điều chỉnh độ đậm nhạt của xôi tùy theo lượng bột quý khách cần pha.

xôi bột lá cẩm tím thơm ngonQuý khách sẽ tạo được sản phẩm ngôi ngũ sắc tuyệt vời hơn nếu kết hợp được các màu xanh, đỏ, vàng, xanh dương cho màu xôi.

xôi ngũ sắc bột lá cẩm, gấc, dành dành

QUY TRÌNH BẢO QUẢN BỘT LÁ CẨM TÍM

Sau mỗi lần sản xuất thành phẩm bột lá cẩm tím, quy trình bảo quản và lưu trữ sản phẩm rất quan trọng để có thể giữ được chất lượng bột (màu sắc, mùi vị, và thành phần trong bột) dưới đây sẽ là quy trình bảo quản bột lá cẩm.

  • Bước 1: lựa chọn bao bì đóng gói
  • Bước 2: đóng gói sản phẩm bột
  • Bước 2: lưu trữ và bảo quản bột trong kho lạnh (kho bảo quản)
  • Bước 4: kiểm tra nhiệt độ kho phù hợp cho từng loại sản phẩm

MUA BỘT LÁ CẨM TÍM Ở ĐÂU UY TÍN + CHẤT LƯỢNG?

Địa chỉ bán bột lá cẩm? mua bột lá cẩm tím tại Chợ Quê Việt Nam

  • Mua bột lá cẩm tím ở Hà Nội: 0984.845.724
  • Mua bột lá cẩm tím ở Tp.HCM (sài gòn): 0915.731.468
  • Bán buôn, sỉ, lẻ bột lá cẩm tím: 0963.274.216

địa chỉ bán bột lá cẩm tím

GIÁ BÁN BỘT LÁ CẨM TÍM

  • Giá bán bột lá cẩm tím nguyên chất: 60.000VNĐ/50g

Xem video hướng dẫn nấu xôi lá cẩm tím quý khách có thể tham khảo thêm để hiểu rõ nhất về quy trình các bước để nấu món xôi màu tím như thế nào? cách nấu xôi cẩm tím như thế nào là tốt nhất?

VIDEO CÁCH NẤU XÔI LÁ CẨM TÍM

Xem thêm: » Cách làm bánh trôi bột lá cẩm tím » Cách làm bánh trôi ngũ sắc xanh, đỏ, tím (cẩm), vàng » Hướng dẫn làm mứt dừa lá cẩm cho ngày tết