Làm việc với máy tính mà bạn chưa biết cách khởi động lại máy tính dưới đây thì chắc chắn sẽ thật hối tiếc. Những cách này không chỉ giúp cho bạn có thể thông thạo hơn trong quá trình làm việc mà còn giúp máy tính hoạt động được tốt hơn. Hãy đồng hành cùng Song Hùng trong bài viết dưới đây nhé.
1. Cách khởi động lại máy tính nhanh chóng nhất
Trước hết để bạn tiết kiệm thời gian nhất hoặc mỗi khi đang vội vàng làm việc khác thì bạn hãy thực hiện cách khởi động nhanh nhất đó là dùng phím tắt Windows.
Chỉ cần thao tác nhấn tổ hợp phím Windows + M sau đó nhấn Alt + F4. Các tổ hợp phím này có công dụng thu nhỏ cửa sổ đang được mở và hiện lên phần menu để tắt máy. Việc bạn cần làm đó chính là nhấn Restart là có thể khởi động lại máy.
Đây là cách thực hiện khi bạn đang sử dụng nhiều tab để làm việc. Còn khi máy không làm việc và hông bật bất cứ tab nào thì bạn chỉ cần nhấn tổ hợp phím Alt + F4.
2. Khởi động máy theo cách truyền thống
Đại đa số người sử dụng máy tính vẫn thường sử dụng cách truyền thống để khởi động lại.
- Đối với windows 10 thì bạn sẽ nhấn chọn nút Start bên phía góc trái màn hình. Chỉ cần chọn biểu tượng tắt nguồn là sẽ hiện ra mục khởi động, bạn sẽ nhấn Resestart là có thể hoàn thành khởi động máy.
- Windows 8/8.1: Bạn di chuột vào góc trên bên phải, tìm biểu tượng Power trong menu hiện ra, nhấp vào đó rồi chọn Restart.
- Windows 7: Những ai đang sử dụng hệ điều hành Windows 7 thì sẽ khởi động lại máy theo cách sau, đó là chọn Start=> Shutdown=>Restart.
- Windows XP: Bạn nhấp vào nút Start, chọn Turn Off Computer, chọn Restart.
- Windows Vista: Để khởi động lại máy tính bạn nhấp vào nút Start rồi bấm vào mũi tên cạnh nút nguồn và chọn Restart.
3. Tạo shortcut để khởi động lại máy tính
Với cách khởi động lại máy tính với việc tạo shortcut chắc chắn sẽ giúp bạn có thể hạn chế được số lần click chuột, dĩ nhiên là sẽ tiết kiệm thời gian hơn rồi nhé.
Để có thể làm theo cách này thì trước tiên bạn sẽ nhấp chuột phải lên màn hình chọn New > Shortcut. Sau đó chỉ cần nhập lệnh shutdown.exe -r -t 00 -f vào mục Location.
Sau đó hãy chọn Next và đặt tên cho đường tắt mới tạo, sau đó chỉ cần bạn nhấn Finish để hoàn thành.
4. Khởi động lại để truy cập BIOS
Mỗi lần bạn muốn truy cập vào BIOS thì bạn sẽ phải nhấn f2 hoặc Delete tại màn hình khởi động. Nhưng vì máy tính sẽ có sử dụng ổ cứng SSD và thời gian khởi động máy rất nhanh chóng.
Vì thế khi sử dụng hệ điều hành Window 8 thì Microsoft đã cung cấp cơ chế đặc biệt giúp cho người dùng có thể ra lệnh khởi động lại vào BIOS ngay từ Windows.
Để có thể khởi động lại máy tính truy cập BIOS thì bạn sẽ thực hiện nhấn tổ hợp phím Ctrl + L, lúc này mục Settings của menu charm sẽ hiện lên. Máy tính của bạn sẽ tự động truy cập vào màn hình BIOS và bạn sẽ không cần sử dụng thêm bất cứ thao tác nào nữa.
5. Sử dụng Task Scheduler để khởi động lại máy tính
Với cách hẹn giờ để khởi động máy tính thì bạn có thể sử dụng Task Scheduler. Hãy mở Start Menu và tìm kiếm Task Scheduler.
Lựa chọn kết quả phù hợp để kích hoạt ứng dụng Task Scheduler rồi chọn menu Action / Create Task.
Mỗi tác vụ cần phải được đặt tên, sau khi đã có tên thì bạn sẽ thực hiện chọn vào ô Run with Highest privileges. Tiếp tục chọn tab Triggers và click New. Lúc nãy sẽ hiện ra mục thời gian mong muốn của bạn, hãy chọn khởi động lại máy theo ý muốn và chọn OK là hoàn thành.
Với cách này thì bạn có thể khiến cho máy của mình khởi động lại theo tháng ngày hoặc giờ tùy ý.
Sau đó bạn sẽ thấy xuất hiện trên tab Actions và bấm chọn mục New. Vào mục Program chọn Script và hãy nhập shutdown.exe; trong Add arguments (optional) nhập /r /f rồi click OK.
Bước cuối cùng là bạn sẽ chuyển qua tab Conditions và đặt các điều kiện sử dụng , sử dụng pin hay cắm điện và mạng đang kết nối. Sau đó chọn OK là tác vụ đã hoàn thành và đúng thời điểm bạn chọn thì máy tính sẽ thực hiện khởi động lại.
Xem thêm: Website TaichinhPro.vn
6. Khởi động lại máy tính từ xa
Khởi động lại máy tính từ xa cũng khá thuận tiện vì thế bạn cũng có thể thực hiện như sau: Trước tiên hãy mở Start Menu/Start Screen và tìm kiếm với từ khóa “Services”. Sau đó bạn hãy chọn kết quả phù hợp nhất và rồi chọn Remote Registry trong ứng dụng vừa mở.
Lúc này trên tab tương ứng Remote Registry bạn sẽ chọn Startup type là Automatic. Sau đó nhấn chọn OK để lưu.
Tiếp tục với Start Menu và tìm kiếm với từ khóa “allow program” rồi chọn kết quả tương ứng với Windows Firewall trong danh sách kết quả tìm kiếm.
Nhấn chọn mục Change Settings và tìm mục Windows Management Instrumentation cho phép thay đổi qua cá nhân và nhấn OK.
Nhấn tổ hợp phím Ctrl + R để mở cửa sổ Run, nhập cmd để mở cửa sổ dòng lệnh. Gõ shutdown /i để mở giao diện đồ họa tùy chọn shutdown từ xa.
Tiếp tục chọn Add, thêm tên đã cài đặt của máy tính mà bạn muốn khởi động lại từ xa rồi click OK.
Cuối cùng chọn Restart và click OK để hoàn thành.
Trên đây là hướng dẫn cách khởi động lại máy tính đơn giản và thuận tiện nhất. Hy vọng bạn sẽ có thêm nhiều kinh nghiệm thú vị và thực hiện thành công.
Xem thêm các bài viết liên quan:
- Tại sao máy tính không kết nối được wifi? Cách khắc phục lỗi cơ bản
- Cách cài đặt và sử dụng phần mềm xem camera Dahua trên máy tính
- Khám phá 10 cách dùng win 10 nhanh và hiệu quả nhất
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!