[Chia sẻ] Trấu hun là gì? Cách hun trấu đúng kỹ thuật

Trấu hun là gì? Cách hun trấu đúng kỹ thuật ra sao?

Chắc hẳn nhiều bạn làm vườn, thích trồng cây, rất quan tâm đến trấu hun là gì phải không nào? Hiện nay, trên thị trường sản phẩm này đang được bán tràn lan, quảng cáo với những công dụng hết sức tuyệt vời. Tuy nhiên chắc chắn rằng vẫn còn không ít người chưa biết gì về mặt hàng này, công dụng ra sao, sử dụng vào mục đích gì? Vậy hãy cùng chephamvisinh.vn tìm hiểu rõ hơn trong bài viết chia sẻ dưới đây về “trấu hun” nhé.

Cách hun trấu đúng kỹ thuật
Cách hun trấu đúng kỹ thuật

Trấu hun là gì?

Câu trả lời cho “Trấu hun là gì?” thật sự cũng rất đơn giản. Chi tiết như sau:

  • Đây thực chất là phần trấu, lớp vỏ bao bọc bên ngoài lúa gạo được loại bỏ sau những đợt thu hoạch mùa vụ. Hay còn được biết đến với cái tên “Tro trấu”.
  • Người ta thường không bỏ đi hẳn phần này mà đem đi đốt, hun thành tro sau đó trộn với phần sẽ giúp cung cấp một hàm lượng dinh dưỡng cực kỳ cao, sử dụng cho trong việc nuôi trồng cây cối.
  • Thành phần chính của phần trấu tươi sau khi đốt, hun khói thường sẽ chỉ gồm Kali và Carbohydrate. Chính vì thế mới phải đem đi trộn, kết hợp cùng những chế phẩm có chứa hàm lượng chất đạm, vi lượng, phân chuồng hoại mục, trung,… giúp hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình nuôi dưỡng cây cối, giúp phát triển mạnh mẽ, tăng năng suất mùa vụ.
  • Có công dụng thanh lọc nước, chất độc hại trong đất, khử mùi,… Giữ được độ ẩm cho phân cao, phát huy công dụng những loại chất có lợi cho mùa màng.
Trấu hun là gì?
Trấu hun là gì?

Đặc điểm của trấu hun

Ưu điểm nổi bật

Trấu hun được coi như một loại chế phẩm không thể nào thiếu trong ngành trồng trọt cây trái từ trước đến nay. Nhằm giúp mọi người hiểu hơn, sau đây sẽ là một vài ưu điểm nổi bật của tro trấu:

Giá thành rẻ

Thực chất mà nói, trấu là phần dư thừa sau mỗi mùa vụ thu hoạch lúa gạo, nhiều người không biết sẽ coi như đồ bỏ đi, phế phẩm,… Tuy nhiên đối với những nông dân sẽ lại là một món hàng có thể kinh doanh nhưng do thường chỉ gồm phần dư thừa nên sẽ có mức giá cực kỳ thấp. Không có giá trị gì ngoài việc chế biến thành trấu hun để bán, sử dụng trong trồng trọt nên bị ép giá khá nhiều.

Thậm chí chỉ với vài chục nghìn đồng, mọi người đã có thể mua cho mình một bao trấu to, đem về tự chế biến, đốt để tạo thành trấu hun. Ai cũng tự thực hiện được, khá dễ làm nên giá thành cũng không quá đắt đỏ.

Đặc điểm của trấu hun
Đặc điểm của trấu hun

Giúp đất luôn tơi xốp

Trong công việc cày cấy, đồng án, chắc chắn không thể nào thiếu được tro trấu, bởi khả năng giữ ẩm cực kỳ tốt như đã nói bên trên. Thế nên khả năng giữ cho đất luôn tơi xốp, đủ nước để duy trì mùa màng vào những thời điểm nắng nóng, khắc nghiệt là không thể nào bàn cãi được.

Giữ phần bán ẩm, sử dụng lâu dài

Cũng giống như với đất, phân bón cũng cần phải giữ được độ ẩm, giúp truyền nguồn dinh dưỡng vào đất đến rễ cây, giúp tăng cường khả năng sinh trường chắc chắn là một ưu điểm không thể nào bỏ qua được. Đồng thời nhờ vào hàm lượng khí Nitơ dạng hợp chất cùng với hàm lượng Kali và Carbohydrate cao sẽ giúp việc nuôi trồng được thuận lợi, đem đến kết quả cực kỳ đáng mong đợi.

Kích thích sinh trùng có lợi phát triển

Sinh trùng là một trong những yếu tố cực kỳ có lợi đối với mua màn. Trấu hun sẽ giúp kích thích sự tăng trưởng, phát triển của các các loại sinh trùng như giun đất (trùn đất), đem sự tơi xốp một cách tự nhiên cho đất đai, trở nên màu mỡ, giàu dinh dưỡng hơn.

Hạn chế sâu bệnh

Trấu hun cũng có tác dụng gián tiếp, một phần nào ngăn cản sự phát triển, tấn cân của sâu hại gây bệnh. Giúp lá được tươi tốt, săn chắc, dày hơn.

Đọc ngay: Cách ủ mùn cưa nhanh mục với nấm Trichoderma làm phân bón cây

Nhược điểm

Nói đi thì cũng phải nói lại, so với những ưu điểm tuyệt vời bên trên ra. Trấu hun cũng sở hữu một vài nhược điểm như sau:

Hấp thụ và giữ nhiệt lâu

Trong thành phần của tro trấu cho chứa một hàm lượng Carbohydrate cao nên sẽ hấp thụ rất nhiều nhiệt, giữ như thế trong một thời gian lâu. Việc này thật sự không tốt cho mùa màng vào những thời điểm oi bức, nắng gắt, dễ làm khô, héo rễ.

Kém chất dinh dưỡng

Suy đi tính lại thì trấu cũng chỉ là phần thừa lại của bông lúa nên hàm lượng dinh dưỡng không được cao. Đừng bao giờ dùng tro trấu để thay thế hoàn toàn phân bón mà chỉ xem như một sản phẩm hỗ trợ phân bón trồng cây mà thôi.

Nhược điểm của trấu hun là gì
Nhược điểm của trấu hun là gì

Kỹ thuật chế tạo trấu hun

Bên cạnh việc tìm hiểu trấu hun là gì chắc không ít người cũng đang muốn biết về phương pháp chế tạo loại vật phẩm này. Nhìn chúng, để làm ra tro trấu cần phải sử dụng đến phương pháp đốt trong môi trường thiếu khí (yếm khí), giảm thiểu lượng oxy xuống. Tuy nhiên thường rất khó làm nhưng sau với hướng dẫn sau đây, bất kỳ ai cũng có thể thực hiện ngay tại nhà.

Đọc thêm: Cách ủ vỏ cà phê, vỏ trấu, vỏ lạc chi tiết nhất

Chi tiết như sau:

Vật liệu thực hiện

  • Một ống tuýp phi dài khoảng 1m.
  • 5 miếng mặt cắt hình thang bằng tôn, có kích thước 50cm (cao) x 40cm (đáy lớn) x 20cm (đáy nhỏ).
  • Khoang vào lỗ ở các miếng tôn cũng nhân chân ống tuýp phi, giúp lửa, hơi nóng có thể lưu thông để đốt, hun trấu.
  • Hạn 5 tấm mặt cắt lại cùng với phần đấu ống tuýp phi đã được đục lỗ.

Sau khi hoàn thành, mọi người sẽ có được một thành phẩm như sau:

Kỹ thuật chế tạo trấu hun
Kỹ thuật chế tạo trấu hun

Bước thực hiện

Khi đã sở hữu cho mình đủ dụng cụ để hun trấu thì hãy tiến hành các bước sau đây:

  • Chuẩn bị một ụ củi có kích thước vừa đủ để đặt vào bên trong đáy của ống hun trấu.
  • Đất lửa lên, để một lúc cho đủ lớn, tỏa nhiệt cao.
  • Sau đó tiến hành đặt ống hun khói sao cho ụ củi lửa vào bên trong đáy của dụng cụ.
  • Kế đến đổ và đắp hết lượng trấu xung quanh ống hun, một lượt có thể đổ khoảng 5 bao trấu.
  • Khi thấy phần trấu bên trong đã chuyển sang màu đen của tro thì hãy dùng xẻng đảo ra ngoài. Đắp phần trấu còn vàng bên ngoài vào sát ống hun và đắp tất cả phần còn lại như cũ.
  • Thực hiện hun trong vòng 4 tiếng liên tục.
  • Đợi đến khi tất cả phần trấu đã cháy đen, đều thì xúc ra khỏi trụ hun, trải đều lên nền đất cho nhanh nguội.
  • Dùng nước tưới nhẹ và đều lên tất cả phần trấu đã được hun đến khi nguội hẳn.
  • Đảm bảo tới 99% lượng trấu đã được hun chín, sử dụng để hỗ trợ trong việc trồng trọt được rồi đấy.

Lưu ý khi chọn trấu tro

Nếu mọi người không có điều kiện để thực hiện tự tay làm tro trấu thì nên lựa chọn và sử dụng theo một số lưu ý dưới đây:

Chỉ nên sử dụng trấu hun hoạt tính

Nếu mọi người đã nắm được trấu hun là gì thì cũng nên biết được cách phân biệt trấu than hoạt tính hay tro bếp.

  • Trấu hun than hoạt tính: Khi lựa chọn hãy thử sờ vào từng hạt trấu nếu cảm thấy kích thước to, còn hơi chắc, màu đen sẫm, bóp nhẹ vào sẽ nghe tiếng sột soạt như thể đang tan rã ra.
  • Trấu tro bếp: Nhìn vẻ bề ngoài sẽ thấy được sự khác biệt ngay. Phần vỏ trấu sẽ vô cùng đen, cực kỳ mịn, có dạng gần giống như bột, màu trắng (xám tro).
Những lưu ý khi chọn trấu tro
Những lưu ý khi chọn trấu tro

Lý do mà mọi người cần phải chọn trấu hun than hoạt tính và không nên dùng trấu tro bếp vì:

  • Trấu hun hoạt tính thường là loại tốt, chỉ vừa được đốt qua 1 đợt lửa duy nhất nên vẫn còn rất nhiều chất dinh dưỡng, chưa được sử dụng lần nào, còn khả năng hỗ trợ cho việc trồng trọt được.
  • Còn trấu hun tro bếp thường đã được sử dụng qua rất nhiều lần, thường là trấu tươi dùng trong việc đốt nước biến để lấy múi. Do việc bị đốt lửa nhiều lần nên đã khô, cạn, không còn bất kỳ tí chất dinh dưỡng nào. Cực kỳ có hại cho cây cối.

Cách xử lý trấu hun trước khi sử dụng

Lúc mua trấu hun về, rất có khả năng bên trong vẫn lẫn một vài tạp chất, chất thải có thể gây hại cho cây cối, nuôi trồng. Ví dụ như đất cát bẩn, sác sâu bệnh, muối,… Nếu không được xử lý thì sau khi sử dụng được một thời gian, rất có khả năng cây sẽ bị yếu, chết, héo,… Trước tiên phải thực hiện rửa tro, khi mua về phải xít một ít nước lên tất cả số trấu hun bằng cách sau đây:

  • Khi mua về hãy để nguyên phần bao bì, cắt nhẹ, sơ qua phần đáy túi tạo thành một lỗ nhỏ.
  • Đổ thật nhiều nước vào bên trong túi trấu, để một lúc đến khi nước rút hết thì lặp lại 2 đến 3 lần. Việc này nhằm rửa bớt đi những tạp chất bám vào vỏ trấu, tránh trường hợp mua phải hàng kém chất lượng.
  • Trong lần dội nước cuối cùng hãy pha thêm một ít chất chế phẩm như EM, Trichoderma, Humic,… giúp tăng độ hiệu quả, dinh dưỡng khi sử dụng.
  • Lúc hoàn thành xong quá trình rửa trấu hun thì nên để yên trong vòng 7 đến 10 ngày để nước được rút, khô hết, các chất chế phẩm cũng phát huy được hết tác dụng.
Cách xử lý trấu tro
Cách xử lý trấu tro

Kết hợp trấu hun với xơ dừa

Một bí quyết được rất nhiều người thích trồng cây, nông dân sử dụng trong việc trồng trọt, đó là trộn trấu hun với xơ dừa. Không chỉ giúp ích được cho đất trở nên tơi xốp mà còn giúp cho quá trình trao đổi chất từ phân bón đến với đất đai, rễ cây được diễn ra thuận lợi, dễ dàng, nhanh chóng hơn rất nhiều.

Tìm hiểu ngay: Tro bếp là gì? Công dụng của tro bếp với cây trồng?

Cách làm phân trộn trấu hun

Để giúp cây cối được phát triển tươi tốt, đơm hoa kết trái thì cần phải thực hiện việc trộn phân với trấu hun xơ dừa như sau:

  • Xử lý sạch trấu hun như đã hướng dẫn bên trên.
  • Làm sạch phần xơ dừa, loại bỏ tất cả tạp chất, bụi bẩn,…
  • Trộn đều tất cả nguyên liệu theo tỉ lệ như sau: 4 phần phân, 3 phần xơ dừa và 1 phần trấu.
  • Sau đem đi ủ trong vòng vài ngày giúp kích thích các trùng lợi trong đất, đem lại độ hiệu quả, dinh dưỡng khi trồng trọt.
Cách làm phân trộn trấu hun
Cách làm phân trộn trấu hun

Đọc tới đây, chắc ai cũng đã hiểu được trấu hun là gì rồi nhỉ. Trên thực thế khi sử dụng loại chế phẩm này, cần phải cẩn thận, cân nhắc trong việc điều chỉnh liều lượng nếu không có khả năng làm chết, cháy rễ vào những ngày nắng nóng quá mức. Mọi người có thể tự làm tro trấu ngay tại nhà, nếu không thì phải tìm mua tại những nơi có uy tín nhé. Cảm ơn tất cả quý đọc giả vì đã tham khảo bài viết này.