Mẹo hay Top cách học giỏi hóa 11 [Hot Nhất 2023]

Hóa 11 là chương trình hóa nặng nhất trong 3 năm cấp 3. Vì nó có cả hữu cơ và vô cơ. Do đó, các bạn học sinh muốn chọn môn hóa làm môn thi đại học thì cần phải có kế hoạch và phương pháp học tập cho phù hợp. Hôm nay, Trung tâm gia sư WElearn sẽ chia sẻ cho bạn tất cả các cách học tốt hóa 11 để giúp bạn lựa chọn phương pháp phù hợp nhất với bản thân nhé!

>>>> Xem thêm: Gia sư Lớp 11 dạy kèm tại nhà

1. Tổng hợp kiến thức hóa 11

  • Chương Sự điện li
  • Chương Nhóm Nitơ, Photpho
  • Chương Nhóm Cacbon, Silic
  • Chương Đại cương về hóa học hữu cơ
  • Chương Hidrocacbon no
  • Chương Hidrocacbon không no
  • Chương Hidrocacbon thơm
  • Chương Dẫn xuất Halogen, Ancol, Phenol
  • Chương Anđehit, Xeton, Axit Cacboxylic

2. Tóm tắt các công thức hóa 11

2.1. Chương 1

2.1.1. Độ điện li

Trong đó:

  • n là số phân tử phân li ra ion;
  • no là tổng số phân tử hòa tan.

2.1.2. Hằng số phân li axit (Ka)

Xét ví dụ: CH3COOH CH3COO- + H+

2.1.3. Hằng số phân li bazơ

Xét ví dụ: NH3 + H2O NH4+ + OH-

2.1.4. Tích số ion của nước

KH2O = [H+].[OH-] = 10-14

2.1.5. Tính pH

Quy ước: [H+] = 1,0.10-pH M. Nếu [H+] = 10-aM thì pH = a.

Công thức: pH = -log[H+]

Hoặc pH = 14 + log[OH-].

2.1.6. Quan hệ giữa pH và môi trường

  • pH = 7: Môi trường trung tính;
  • pH < 7: Môi trường axit;
  • pH > 7: Môi trường bazơ.

2.2. Chương 2

2.2.1. Tính số mol HNO3 cần dùng để hòa tan hỗn hợp các kim loại

nHNO3 = 4nNO + 2nNO2 + 10nN2O +12nN2 +10nNH4NO3

Lưu ý:

  • Không tạo ra khí nào thì số mol khí đó bằng 0.
  • Giá trị nHNO3 không phụ thuộc vào số kim loại trong hỗn hợp.
  • Công thức này chỉ dùng khi cho hỗn hợp kim loại tác dụng với HNO3.
  • Chú ý khi tác dụng với Fe3+ vì Fe khử Fe3+ về Fe2+ nên số mol HNO3 đã dùng để hoà tan hỗn hợp kim loại nhỏ hơn so với tính theo công thức trên. Vì thế phải nói rõ HNO3 dư bao nhiêu %.

2.2.2. Tính khối lượng muối nitrat kim loại thu được khi cho hỗn hợp các kim loại tác dụng HNO3 (không có sự tạo thành NH4NO3):

mmuối = mKL + 62.(3nNO + nNO2 + 8nN2O +10nN2)

Lưu ý:

  • Không tạo ra khí nào thì số mol khí đó bằng 0.
  • Nếu có sự tạo thành NH4NO3 thì cộng thêm vào mNH4NO3 có trong dd sau phản ứng.

2.2.3. Tính hiệu suất phản ứng tổng hợp NH3:

Nếu tiến hành tổng hợp NH3 từ hỗn hợp gồm N2 và H2 với tỉ lệ mol tương ứng là 1:3 thì hiệu suất tổng hợp là:

H% = 2 – 2.Mx/My

Với X là hỗn hợp ban đầu và Y là hỗn hợp sau.

2.2.4. Bài toán cho P2O5 hoặc H3PO4 vào dung dịch kiềm

Đặt T = nOH/nH3PO4

Nếu:

  • T ≤ 1: Tạo muối H2PO4-
  • T = 2: Tạo muối HPO4-
  • T ≥ 3: Tạo muối PO43-
  • 1 < T < 2: Tạo hai muối H2PO4- và HPO42-
  • 2 < T < 3: Tạo hai muối HPO42- và PO43-

2.3. Chương 3

Bài toán dẫn khí CO2 vào dung dịch kiềm

Đặt T = nOH / nCO2

  • T ≥ 2: chỉ tạo muối trung hòa;
  • T ≤ 1: chỉ tạo muối axit;
  • 1 < T < 2: thu được cả muối trung hòa và muối axit.

Chú ý:

mbình tăng = mchất hấp thụ

Nếu sau phản ứng có kết tủa:

  • mdd tăng = mchất hấp thụ – mkết tủa
  • mdd giảm = mkết tủa – mchất hấp thụ

2.4. Chương 4

2.4.1. Tính độ bất bão hòa (k)

Xét hợp chất: CxHyOzNtXv (với X là các nguyên tố nhóm halogen)

Độ bất bão hòa

2.4.2. Tính % khối lượng các nguyên tố trong hợp chất

Xét hợp chất: CxHyOzNt (a gam)

Trong đó:

2.4.3. Lập công thức phân tử của hợp chất hữu cơ

Giả sử hợp chất hữu cơ có dạng: CxHyOz

a/ Dựa vào thành phần phần trăm khối lượng các nguyên tố:

CxHyOz → xC + yH + zO

M(g) 12x y 16z

100% %C %H %O

Ta có tỉ lệ:

b/ Thông qua công thức đơn gián nhất (CTĐGN)

Từ CTĐGN ta có CTPT là (CTĐGN)n.

Để xác định giá trị n ta dựa vào khối lượng mol phân tử M.

c/ Tính trực tiếp theo khối lượng sản phẩm cháy:

Ta có phản ứng cháy :

CxHyOz +(x + y/4 – z/2)O2 -> xCO2 + H2O

(A)

Ta có:

x = nCO2/nA; y = 2nH2O/nA

Và: 12x + y + 16z = MA

Giải hệ trên ta được các giá trị x, y, z.

2.5. Chương 5

2.5.1. Công thức tổng quát của ankan

CnH2n + 2 (n ≥ 1)

2.5.2. Công thức tổng quát của xicloankan

CnH2n (n ≥ 3)

2.5.3. Tính số đồng phân ankan

2n – 4 + 1 (điều kiện: 3 < n < 7).

2.5.4. Công thức liên quan đến phản ứng đốt cháy ankan:

Số mol ankan:

Số cacbon trong ankan:

2.5.5. Công thức liên quan đến phản ứng cracking (hoặc tách hiđro)

Xét phản ứng tổng quát:

Hoặc

→Từ ankan ban đầu, sau phản ứng có thể thu nhiều chất sản phẩm.

Bảo toàn khối lượng: mtrước = msau

2.6. Chương 6

  • Công thức tổng quát của anken: CnH2n (n ≥ 2)
  • Công thức tổng quát của ankađien: CnH2n -2 (n ≥ 3)
  • Công thức tổng quát của ankin: CnH2n – 2 (n ≥ 2)
  • Công thức liên quan đến phản ứng đốt cháy ankađien hoặc ankin:

    Số mol ankin hoặc ankađien:

    Số cacbon trong ankin hoặc ankađien:

2.7. Chương 7

  • Dãy đồng đẳng benzen: CnH2n-6 (n ≥ 6)
  • Số đồng phân đồng đẳng benzen: (n – 6)2 (điều kiện: 7 ≤ n ≤ 9)

2.8. Chương 8

  • Công thức ancol no, đơn chức, mạch hở: CnH2n +1OH (hoặc CnH2n+2O) (điều kiện: n ≥ 1).
  • Công thức tổng quát của ancol đa chức:
    • CxHyOz (điều kiện: x, y, z thuộc N*; y chẵn; 4 ≤ y ≤ 2x + 2; z ≤ x): thường dùng khi viết phản ứng cháy.
    • CxHy(OH)z hay R(OH)z: thường dùng khi viết phản ứng xảy ra ở nhóm – OH.
    • CnH2n +2 – 2k – z (OH)z ( với k = số liên kết pi + vòng; z ≤ n).
  • Tính số đồng phân ancol đơn chức no:Số đồng phân ancol CnH2n+2O = 2n-2 (điều kiện: 1 < n < 6)
  • Tính số C của ancol no dựa vào phản ứng cháy:Số C của ancol no = nCO2/(nH2O – nCO2)
  • Tính số đồng phân ete no, đơn chức hở CnH2n+2O (n ≥ 2)Số đồng phân = (n-1)(n-2)/2
  • Số ete tạo bởi hỗn hợp n ancol đơn chức:Số ete =n(n+1)/2

2.9. Chương 9

  • Công thức tổng quát của anđehit no, đơn chức, hở: CxH2x +1CHO (x ≥ 0) hoặc CnH2nO (n ≥ 1).
  • Công thức tổng quát của xeton no, đơn chức, hở: CnH2nO (n ≥ 3)
  • Công thức tổng quát của axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở: CxH2x+1COOH (x ≥ 0) hoặc CnH2nO2 (n ≥ 1).
  • Tính số đồng phân anđehit đơn chức no:Số đồng phân anđehit CnH2nO = 2n-3 (điều kiện: 2 < n < 7)
  • Tính số đồng phân axit cacboxylic đơn chức no:Số đồng phân axit CnH2nO2 = 2n-3 (điều kiện: 2 < n < 7)
  • Tính số đồng phân este đơn chức no:Số đồng phân este CnH2nO2 = 2n-2 (điều kiện: 1 < n < 5)
  • Tính số đồng phân xeton đơn chức no:Số đồng phân xeton CnH2nO = 1/2(n-2)(n-3) (điều kiện: 2 < n < 7)

3. Hóa hữu cơ hay hóa vô cơ khó hơn?

Ở chương trình lớp 11, bạn sẽ học 2 phần

  • Hóa vô cơ: được học nghiên cứu chuyên sâu về tính chất hóa học và các dạng bài tập. Vì vậy, để học tốt phần này, bạn cần học tốt lý thuyết và các định luật liên quan để nắm vững phần này.
  • Hóa hữu cơ: học về các hợp chất hữu cơ, cách điều chế và các bài tập liên quan. Hầu hết các bạn học sinh đều sợ phần này vì bị rối giữa 2 phần hữu cơ và vô cơ. Tuy nhiên, dù muốn hay không, bạn cũng buộc phải học vì đây là những kiến thức nền tảng để bạn học lên 12 và thi đại học.

4. Cách học tốt môn hóa lớp 11

4.1. Nắm vững lý thuyết

Nắm vững kiến thức lý thuyết là yếu tố tiên quyết để trở thành một học sinh giỏi hóa. Vì Hóa không đơn thuần chỉ là môn bài tập mà nó còn có cả lượng kiến thức lý thuyết không hề ít. Do đó, bạn cần nắm chắc lý thuyết để làm tốt các bài tập liên quan.

Hơn thế nữa, đối với các đề thi đại học, phần lý thuyết lúc nào cũng nhiều và dễ lấy điểm hơn bài tập. Khi vững lý thuyết, bạn sẽ giải quyết và ăn điểm những câu lý thuyết một cách nhanh chóng, dành thời gian để làm các câu khó hơn.

4.2. Làm nhiều bài tập

Làm bài tập là cách để giúp bạn hiểu bài nhanh nhất. Học lý thuyết không thì không thể hiểu và chắc kiến thức được. Vì vậy, bạn cần làm thêm nhiều bài tập để hiểu rõ hơn.

Hơn nữa, khi làm bài tập cũng là lúc bạn nhận ra mình mơ hồ ở mảng kiến thức nào, khó hiểu ở đâu. Từ đó có thể đưa ra hướng giải quyết để cải thiện.

Việc làm bài tập nhiều sẽ giúp bạn nâng cao khả năng tư duy và vận dụng hơn. Khi tiếp xúc với nhiều dạng bài tập, đến lúc làm bài kiểm tra, bạn sẽ tự tin hơn để giải quyết những bài “khó nhằn”.

4.3. Kiên trì

“Có công mài sắt có ngày thành công”. Kiên trì là yếu tố để giúp bạn trở thành một học sinh giỏi hóa mặc dù bạn có thông minh hay không. Chỉ cần bạn đủ kiên nhẫn và cố gang91, bạn sẽ thành công.

Việc kiên trì nỗ lực, siêng năng làm các bài tập thường xuyên sẽ giúp bạn nâng cao kiến thức cũng như các kỹ năng của mình. Từ đó, việc tư duy của bạn cũng trở nên nhanh nhạy hơn.

4.4. Tập trung lắng nghe giáo viên

Không ai có thể giỏi nếu như không nghe giáo viên giảng bài. Đồng ý rằng bạn có thể tự học được. Nhưng nếu tự học không có sự hướng dẫn của giáo viên thì sẽ rất khó để tiến bộ.

Khi lắng nghe những gì thầy cô dạy ở lớp sẽ giúp bạn biết được mình chưa rõ chỗ nào và hỏi lại ngay. Tránh tình trạng để lâu và mất gốc.

Bạn nên rèn luyện thái độ học tập tích cực bằng cách thường xuyên trao đổi, thảo luận để cho tiết học thêm sinh động, bớt nhàm chán. Nhờ đó, tinh thần của bạn cũng thấy thoải mái, bớt căng thẳng hơn và học tập hiệu quả hơn.

4.5. Tự học ở nhà

Thực tế, một tuần chỉ có từ 2 – 3 tiết hóa thì không thể nào thầy cô đáp ứng được kiến thức một cách đầy đủ và trọn vẹn. Vì vậy, bạn nên dành thời gian ở nhà của mình để tự học và tìm tòi thêm những thứ mới để học tốt hơn.

Việc ôn lại các kiến thức tại nhà sẽ giúp bạn nhớ bài lâu hơn. Đặc biệt là có thời gian để tìm hiểu kỹ lại những phần mình hổng kiến thức để “lấp đầy” nó.

4.6. Xây dựng niềm đam mê với hóa học

Để học tốt hóa, bắt buộc bạn phải có niềm đam mê với nó. Vì chỉ có khi thực sư đam mê, bạn mới hết mình dốc sức cho nó.

Bạn càng chán ghét môn hóa thì việc tiếp thu nó càng khó. Vì vậy, hãy bình tĩnh, gạt bỏ những “căm ghét” đó qua một bên, làm bạn với nó, bạn sẽ thấy nó dễ thở hơn biết nhường nào.

4.7. Chuẩn bị bài trước khi đến lớp

Chuẩn bị bài trước khi đến lớp cũng là cách giúp bạn học tốt môn hóa 11. Khi bạn có thái độ sẵn sàng, bạn sẽ học nó một cách tự tin và thoải mái hơn.

Hơn thế nữa, việc chuẩn bị bài trước khi đến lớp cũng là cách để bạn thể hiện ý thức học tập của mình. Khi đó, thầy cô sẽ đánh giá cao bạn hơn và dĩ nhiên, bạn cũng sẽ có ấn tượng tốt với thầy cô hơn.

Ngoài ra, khi xem bài trước khi đến lớp, bạn có thể nắm được những kiến thức cơ bản trước, lúc đến lớp nghe thầy cô giảng bài, bạn sẽ dễ “bắt nhịp” và phát biểu hơn.

4.8. Học nhóm

Dù là môn nào đi nữa thì việc học theo nhóm cũng là một phương pháp cực kỳ hiệu quả để cải thiện kiến thức của mình. Vì khi học theo nhóm, mọi người giúp đỡ lẫn nhau. Nhiều cái đầu lúc nào cũng hơn một cái đầu. Ai biết phần nào chỉ phần đó sẽ cùng giúp nhau tiến bộ hơn.

Hơn thế nữa, trong quá trình học, sẽ có rất nhiều bạn không đủ can đảm để hỏi lại thầy cô. Lúc này, học nhóm là giải pháp tốt nhất giúp các bạn có thể giải đáp các thắc mắc của mình.

Ngoài ra, đối với các bạn giỏi, học theo nhóm cũng là cách để các bạn ôn và kiểm tra lại kiến thức của mình, xem mình có thực sự hiểu bài hay không. Nếu bạn hiểu bài, việc giảng bài cho người khác hiểu sẽ rất dễ dàng.

4.9. Nắm các quy tắc giải nhanh

Đối với chương trình hóa cấp 3 nói chung và của lớp 11 nói riêng, hầu hết các bạn đều thi trắc nghiệm. Vì vậy, khi sở hữu cho mình các công thức nhanh sẽ giúp bạn giải quyết bài toán 2 trang chỉ trong 2 phút.

Tuy nhiên, khi áp dụng các quy tắc này, bạn cần nắm rõ bản chất của nó. Nếu không, bạn sẽ sử dụng nó một cách mơ hồ và rất dễ lẫn lộn chúng với nhau. Khi đó, mọi thứ sẽ phản tác dụng đấy.

Quan trọng, mặc dù có các công thức nhanh, bạn cũng nên biết cách giải tự luận của nó để nếu “lỡ” có quên, bạn cũng có thể “mò” lại được.

Như vậy, WElearn đã Hé Lộ Tất Cả Cách Học Giỏi Hóa Học Lớp 11 Hiệu Quả Nhất. Hy vọng bạn có thể áp dụng các phương pháp trong bài viết này để “làm chủ” môn hóa của mình nhé. Chúc bạn thành công!

Xem thêm các bài viết liên quan

  • Có Nên Học Chương Trình Tiếng Anh Tích Hợp Từ Sớm Không?
  • Bảng Động Từ Bất Quy Tắc Đầy Đủ Và Chính Xác Nhất (Có Phiên Âm)
  • Bài Tập Về Both And/ Either Or/ Neither Nor Có Đáp Án