10 Cách Tiết Kiệm Điện Tủ Lạnh HIỆU QUẢ – ĐÚNG CÁCH

Cách tiết kiệm điện tủ lạnh như thế nào? Tủ lạnh là thiết bị sử dụng 24/24 nên tiêu hao rất nhiều điện năng. Cùng với đó, người dùng đôi khi không hiểu hết các tính năng, cơ chế hoạt động khiến tủ lạnh càng hao phí nhiều điện. Hãy dành vài phút cùng tìm hiểu chi tiết tủ lạnh tốn bao nhiêu điện 1 ngày và cách tiết kiệm điện cho tủ lạnh nhé!

1. Tủ lạnh tốn bao nhiêu điện một ngày?

Công suất tiêu thụ và điện năng tiêu thụ là một trong những yếu tố được cân nhắc hàng đầu khi mua tủ lạnh. Từ các yếu tố này, bạn có thể dễ dàng thực hiện cách tính điện năng tiêu thụ của tủ lạnh nhanh chóng. Công thức như sau:

Công thức tính điện năng tiêu thụ tủ lạnh là: A = P x t

Trong đó:

A: điện năng tiêu thụ của tủ lạnh trong thời gian t (W.h)

P: công suất của tủ lạnh (W)

t: thời gian hoạt động của tủ lạnh (h: giờ)

tủ lạnh tốn bao nhiêu điện 1 ngày

Ví dụ: Tủ lạnh công suất tiêu thụ P = 120W, hoạt động liên tục 24h trong ngày. Trong một tháng (30 ngày), điện năng tiêu thụ của tủ lạnh là:

A = P x t = 120 x 24 x 30 = 86400 (Wh) = 86,4 (kWh)

1kWwh = 1 số điện => Một tháng, tủ lạnh tiêu tốn 86,4 số điện

2. Cách tiết kiệm điện tủ lạnh

Sau khi nắm được cách tính điện năng tiêu thụ của tủ lạnh chắc hẳn bạn cũng tính được tủ lạnh tốn bao nhiêu điện 1 ngày rồi đúng không. Tiếp theo hãy đến với một số cách tiết kiệm điện cho tủ lạnh sau đây nhé!

2.1. Vệ sinh dàn ngưng thường xuyên

Dàn ngưng nằm phía sau tủ lạnh, làm bằng kim loại và có chức năng loại bỏ hơi nóng từ máy nén.

Thời gian vệ sinh dàn ngưng định kì là 6 – 12 tháng/lần để tránh bụi bẩn bám vào, khiến máy nén phải “nhân đôi công suất” làm lạnh cho tủ. Máy nén hoạt động bình thường thì điện năng của tủ mới tiết kiệm.

Cách tiết kiệm điện tủ lạnh: Vệ sinh dàn ngưng thường xuyên

2.2. Cách tiết kiệm điện tủ lạnh bằng việc đảm bảo nhiệt độ hợp lý

Thông thường khi mua tủ lạnh mới, thợ kỹ thuật sẽ điều chỉnh nhiệt độ tủ lạnh về các thông số mặc định của nhà sản xuất. Tuy nhiên, tùy theo số lượng thực phẩm, nhiệt độ bên ngoài (hè hay đông),… mà bạn nên điều chỉnh phù hợp để tránh:

– Nhiệt độ quá thấp, thực phẩm bị đông đá, tốn nhiều điện năng.

– Nhiệt độ quá cao, thời gian bảo quản bị giảm do thức ăn dễ ôi thiu (đặc biệt là mùa hè).

Cách tiết kiệm điện tủ lạnh bằng việc đảm bảo nhiệt độ hợp lý

2.3. Bọc kín thức ăn cho vào tủ lạnh

Bọc kín thực phẩm trước khi cho vào tủ giúp thực phẩm đảm bảo được độ tươi ngon, tránh cho tủ bị ám mùi và đồng thời cũng là một cách tiết kiệm điện tủ lạnh. Bọc kín thực phẩm giúp máy nén hoạt động nhẹ nhàng hơn do lượng không khí lưu thông trong tủ tốt hơn từ đó tiết kiệm điện năng tiêu thụ.

Cách tiết kiệm điện tủ lạnh: Bọc kín thức ăn cho vào tủ lạnh

2.4. Chứa quá nhiều/ít thức ăn trong tủ

Đặt quá nhiều thực phẩm trong tủ có thể khiến các lỗ thông gió bị bít lại, hơi lạnh không tỏa đều không chỉ khiến thực phẩm dễ hư hỏng, mà còn làm hao phí điện năng do phải tăng cường làm lạnh.

Ngược lại, đặt quá ít thức ăn trong tủ khiến thời gian làm lạnh diễn ra lâu hơn. Khi tủ lạnh quá trống trải, bạn nên đặt thêm bình nước đá để giảm lượng điện năng tiêu thụ.

Cách tiết kiệm điện tủ lạnh: Chứa quá nhiều/ít thức ăn trong tủ

2.5. Không mở tủ lạnh quá lâu

Rất nhiều người có thói quen mở và giữ cửa tủ lâu khi lấy nước, hoặc khi phải cất nhiều đồ một lúc. Mở tủ lạnh quá lâu hoặc quá thường xuyên khiến máy nén phải điều chỉnh nhiệt độ liên tục, gây hao phí điện năng.

2.6. Kiểm tra viền đệm cửa thường xuyên

Một trong những cách tiết kiệm điện tủ lạnh hiệu quả không thể bỏ qua việc kiểm tra viền đệm cửa thường xuyên. Viền đệm ở phía trong cánh tủ giúp hơi lạnh không bị rò rỉ ra ngoài khi đóng cửa. Khi lớp đệm này bị cong hoặc rách thì hơi lạnh sẽ thoát ra ngoài, đồng thời hơi nóng từ bên ngoài có thể đi vào bên trong tủ, khiến tủ phải sử dụng điện năng nhiều hơn để điều hòa nền nhiệt đã đặt.

Hãy kiểm tra viền đệm cửa thường xuyên và tránh dùng các vật nhọn (dao, kéo,..) tác động hoặc đóng mở cửa tủ quá mạnh.

Cách tiết kiệm điện tủ lạnh: Kiểm tra viền đệm cửa thường xuyên

2.7. Lựa chọn dung tích thích hợp

Bạn không nên lựa chọn một tủ lạnh dung tích lớn lên tới 300l trong khi gia đình chỉ có 02 người. Hoặc gia đình đông người, thường xuyên lưu trữ khối lượng thực phẩm lớn nhưng lại mua tủ lạnh dung tích nhỏ 90L. Dung tích không phù hợp với nhu cầu sẽ gây lãng phí điện, thậm chí làm giảm tuổi thọ của thiết bị.

Do đó lựa chọn dung tích thích hợp là một trong những cách tiết kiệm điện tủ lạnh hiệu quả và cũng là lưu ý khi chọn mua tủ lạnh mới.

– Nếu nhà nhỏ có từ 1 – 3 người: nên dùng tủ lạnh mini, tủ có dung tích dưới 150 lít hoặc loại tủ truyền thống có 2 cánh, ngăn đá trên.

– Nếu nhà lớn, có đông người và thích những tủ lạnh có thiết kế sang trọng thì tủ lạnh side by side (tủ 2-3 cửa) là sự lựa chọn hoàn hảo.

Cách tiết kiệm điện tủ lạnh: Lựa chọn dung tích thích hợp

2.8. Rã đông ngăn đông định kì (với tủ lạnh đóng tuyết)

Đa số các tủ lạnh đều trang bị tính năng tự rã đông, tránh đóng tuyết thông minh. Tuy nhiên, ở một vài dòng tủ lạnh, khi chưa được trang bị công năng này, người dùng cần xả đông định kì. Lớp tuyết dày trên 0,5cm sẽ gây cản trở sự lưu thông không khí trong ngăn đá.

2.9. Không để thức ăn nóng vào tủ lạnh

Hơi nóng từ thức ăn sẽ khiến nhiệt độ trong tủ thay đổi. Để nền nhiệt trong tủ trở về mức ổn định, máy nén phải hoạt động với năng suất gấp nhiều lần. Do đó để thực hiện cách tiết kiệm điện tủ lạnh tuyệt đối không cho thức ăn nóng vào tủ lạnh.

2.10. Tắt tính năng làm đá tự động

Khi không cần dùng nhiều đá, hoặc đã đủ số lượng đá, hãy tắt tính năng làm đá tự động. Vì chúng cũng là một trong những nguyên nhân gây tiêu tốn điện năng đáng kể.

Cách tiết kiệm điện tủ lạnh: Tắt tính năng làm đá tự động

2.11. Dùng chén đĩa bằng thủy tinh hoặc sứ

Đây là các chất liệu dẫn nhiệt tốt, giúp hơi lạnh thẩm thấu nhanh, tiêu tốn ít điện năng.

Hạn chế sử dụng các vật liệu dẫn nhiệt kém như nhựa, bình cách nhiệt, v..v.. nếu bạn không muốn tiền điện của mình tăng cao.

Cách tiết kiệm điện tủ lạnh: Dùng chén đĩa bằng thủy tinh hoặc sứ

2.12. Tránh xa nguồn nhiệt

Không đặt tủ lạnh ở nơi bị ánh nắng chiếu trực tiếp, gần bếp nấu, lò nướng, lò vi sóng hay các thiết bị tỏa nhiệt nào khác. Các nguồn nhiệt này sẽ làm tủ nóng lên, ảnh hưởng tới hoạt động và hiệu suất của máy nén.

Hoặc, kê tủ lạnh quá sát tường cũng khiến sự lưu thông nhiệt độ trong và ngoài máy không tốt, tủ phải hoạt động nhiều hơn và tốn điện hơn.

Cách tiết kiệm điện tủ lạnh: Tránh xa nguồn nhiệt

Qua bài viết, hi vọng bạn đã biết được cách tính điện năng tiêu thụ của tủ lạnh chắc hẳn bạn cũng tính được tủ lạnh tốn bao nhiêu điện 1 ngày cũng như cách tiết kiệm điện tủ lạnh. Cảm ơn đã theo dõi!

Siêu thị điện máy HC