Mẹo hay cách dỗ trẻ sơ sinh khóc đêm [Đầy Đủ Nhất 2023]

Trẻ sơ sinh khóc đêm không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ mà còn gây lo lắng, mệt mỏi cho cả gia đình. Nếu cha mẹ không tìm ra biện pháp phù hợp làm dịu cơn khóc của bé, để bé khóc đêm kéo dài sẽ ảnh hưởng xấu đến thể chất cũng như tinh thần của trẻ như rối loạn giấc ngủ, còi xương, suy dinh dưỡng,… Để xóa tan nỗi lo lắng của bố mẹ, Imiale đưa ra 8 cách dỗ trẻ sơ sinh khóc đêm đơn giản mà hiệu quả qua bài viết dưới đây.

cách chữa trẻ sơ sinh khóc đêm

1. Vì sao trẻ sơ sinh hay khóc đêm

Để tìm ra cách sơ sinh nín khóc nhanh nhất, bố mẹ nên tìm hiểu nguyên nhân vì sao trẻ quấy khóc, từ đó có biện pháp xử lý hiệu quả nhất. Nguyên nhân khiến trẻ khóc đêm có thể bắt nguồn từ sự thay đổi về sinh lý, trẻ mắc bệnh, do môi trường ngủ không thích hợp, hoặc đơn giản do trẻ cần được bố mẹ yêu thương vỗ về:

  • Trẻ bị đói: Đây là nguyên nhân rất thường gặp lượng trẻ bú trong một lần không đủ cung cấp năng lượng cho trẻ trong một giấc ngủ đêm dài. Trẻ có thể bú tới 8-12 lần mỗi ngày. Cha mẹ có thể biết được thói quen hay giờ giấc bú của trẻ để cho trẻ ăn kịp thời. Ngoài ra, cha thể có thể nhận biết được trẻ đói thông qua những hành động mút tay, liếm môi,….

Vì sao trẻ sơ sinh hay khóc đêm

  • Trẻ mọc răng: xuất hiện vào thời điểm trẻ 6 tháng tuổi. Mọc răng khiến trẻ đau, ốm, sốt, mệt mỏi. Trẻ quấy khóc khi xuất hiện những cơn đau.
  • Tã trẻ bị ướt: Việc trẻ đi tiểu nhiều vào ban đêm khiến tã ướt sũng, gây khó chịu cho trẻ.
  • Trẻ quá nóng hoặc quá lạnh: cả hai vấn đề trên đều khiến trẻ cảm thấy không thoải mái, ngoài ra, chúng cũng là nguyên nhân dẫn đến trẻ dễ bị ốm. Cha mẹ cần chú ý điều chỉnh nhiệt độ phù hợp với trẻ.
  • Phòng ngủ của trẻ quá sáng hoặc quá ồn: điều này khiến bé có thể giật mình thức giấc, khó chịu, quấy khóc.
  • Thiếu cảm giác an toàn: Trẻ quen hơi những người hay ở cùng con. Do vậy, nếu thiếu vắng cha mẹ, trẻ lo lắng mà quấy khóc. Ngoài ra, việc thay đổi môi trường sống cũng khiến trẻ cảm thấy lạ lẫm thiếu an toàn mà quấy khóc.
  • Trẻ gặp tình trạng bệnh lý: một số vấn đề về tiêu hóa: đau bụng, đầy hơi, táo bón hay trẻ bị sốt, cảm lạnh, cúm, nhiễm trùng,… thì khóc là một cách để trẻ gửi tín hiệu đến với cha mẹ rằng con không khỏe. Ngoài ra trẻ có thể gặp tình trạng khóc dai dẳng kéo dài được gọi là hội chứng Colic thường có những biểu hiện sau:
    • Trẻ khóc nhiều hơn bình thường.
    • Không tìm ra nguyên nhân, không dỗ nín được.
    • Các cơn khóc dữ dội, khóc to, đanh, kéo dài. Trẻ thường khóc vào một khung giờ cố định trong ngày (thường là chiều tối và đêm).
    • Khi trẻ khóc mặt đỏ, tay nắm chặt, cong người lên.
    • Trẻ không có dấu hiệu bệnh lý nào khác.
    • Tình trạng xuất hiện từ khi trẻ được 6 tuần tuổi và kéo dài vài tuần đến vài tháng.

Những tình trạng bệnh lý kể trên khiến trẻ có cảm giác khó chịu, thậm chí là đau đớn, ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ.

triệu chứng của hội chứng colic ở trẻ

>>> Mẹ tham khảo thêm: Bé quấy khóc đêm – Bí quyết vượt qua nỗi ám ảnh giúp bé ngủ ngon và sâu giấc

2. Khi nào trẻ hết quấy khóc đêm

Đối với trẻ khóc đêm sinh lý, tình trạng này xuất hiện khi trẻ gặp phải vấn đề sinh lý và thường biến mất khi nguyên nhân này được giải quyết. Thông thường, bố mẹ có thể dễ dàng nhận ra trẻ bắt đầu khóc đêm thường xuyên khi trẻ được 2-3 tuần tuổi. Giai đoạn này tương ứng với thời kỳ trẻ phát triển nhanh, nhu cầu dinh dưỡng tăng cao khiến bé nhanh cảm thấy đói, ngay cả khi đang ngủ.

Đối với khóc dạ đề – khóc bệnh lý, đỉnh điểm của tình trạng này là khi trẻ được 6 tuần. Không có thời điểm cụ thể nào để khẳng định tình trạng này sẽ ngừng hẳn, tuy nhiên, phần lớn trẻ sẽ cải thiện dần khi được 3-4 tháng tuổi.

Khi nào trẻ hết quấy khóc đêm

>>> Xem thêm: Trẻ khóc dạ đề bao lâu thì hết? Cách khắc phục khóc dạ đề nhanh chóng

3. 8 cách dỗ trẻ sơ sinh khóc đêm hiệu quả

Để xoa dịu cơn khóc của trẻ, mẹ có thể tham khảo 8 cách dỗ em bé hết khóc dưới đây:

3.1. Ôm và xoa dịu bé

Biện pháp này đơn giản nhưng cực kỳ có hiệu quả, nhất là khi trẻ đơn thuần chỉ muốn được bố mẹ ôm ấp vỗ về hoặc trẻ đang cảm thấy sợ hãi, lo lắng. Việc ôm ấp khiến trẻ cảm thấy thư giãn, thoải mái, ổn định tinh thần mà không lo trẻ phụ thuộc và cha mẹ. Một vài cách mà cha mẹ có thể thực hiện khi vỗ về trẻ:

  • Đặt trẻ vào lòng, ôm, vỗ nhẹ hoặc chơi đùa với trẻ.
  • Mẹ đứng bế và đung đưa trẻ, hoặc ngồi vào ghế bập bệnh rồi đung đưa theo nhịp giúp trẻ dễ ngủ.
  • Đặt bé vào nôi hoặc xe đẩy và đẩy trẻ đi xung quanh nhà hoặc đi ra ngoài.
  • Địu trẻ đi lòng vòng quanh nhà. Đây cũng như một cách giúp trẻ được gần với cha mẹ hơn, bước chân nhịp nhàng đi cũng khiến trẻ dễ đi vào giấc ngủ hơn.

3.2. Quấn kén cho bé

Biện pháp này mang lại cho trẻ cảm giác an toàn và quen thuộc như trong bụng mẹ, như vậy bé sẽ an tâm và dễ đi vào giấc ngủ hơn. Dưới đây là các bước để quấn khăn cho trẻ:

  • Bước 1: Đặt bé nằm trên tấm chăn và hai cánh tay ở hai bên.
  • Bước 2: Kéo phía bên trái của tấm mền qua cơ thể bé và gấp lại
  • Bước 3: Kéo chăn từ dưới lên
  • Bước 4: Kéo chăn phía bên phải trên và gấp lại

Ngoài ra, mẹ cần lưu ý không quấn quá chặt để tránh gây gò bó, khó chịu cho trẻ. Mẹ cũng không nên quấn quá lỏng vì bé sẽ không có cảm giác như được nằm trong bụng mẹ.

cách dỗ trẻ sơ sinh khóc đêm hiệu quả

3.3. Loại bỏ những yếu tố kích thích xung quanh bé

Để đảm bảo giấc ngủ của bé được yên ổn, mẹ nên đảm bảo không gian bé ngủ đạt các yêu cầu như sau:

  • Mẹ kiểm tra, thay tã khô sạch cho trẻ trước khi ngủ. Hoặc có thể sử dụng các loại bỉm phù hợp với da và lứa tuổi của bé.
  • Âm thanh: Nơi bé ngủ cần yên tĩnh hoặc có âm thanh dịu nhẹ. Ngoài ra, có thể tạo tiếng ồn trắng: đây là những âm thanh vù vù theo nhịp điệu, giúp trẻ cảm thấy bình tĩnh hơn. Nó còn giúp cho trẻ có cảm giác như ở trong bụng mẹ.
  • Ánh sáng: Không được quá tối vì tránh làm bé sợ hãi, không quá sáng khiến trẻ chói mắt.
  • Nhiệt độ: Không quá nóng hoặc quá lạnh. Quần áo trẻ khi ngủ cần đủ ấm và thoáng mát, tránh mặc quá nhiều gây khó chịu cho trẻ. Nơi bé ngủ nên tránh xa cửa sổ để không bị chiếu ánh nắng trực tiếp vào hoặc gió lùa.

3.4. Phương pháp “ Cry it out”

Cry it out nghĩa là “Để bé khóc thỏa đến khi bé ngủ thiếp đi”

Trong 30 phút, khi mẹ đã thử mọi biện pháp mà bé không nín khóc, hãy để trẻ khóc cho đến khi trẻ tự chìm vào giấc ngủ. Nếu quá 15 phút sau bé vẫn khóc thì mẹ nên bế trẻ lên và tiếp tục dỗ dành trẻ.

Ưu điểm của phương pháp này là giúp trẻ tự lập hơn, tự đi ngủ tốt hơn. Trẻ sẽ không bị tạo các thói quen cưng chiều: như cần ôm ấp, vỗ về, hay bắt bế đứng đung đưa khi đi ngủ,… Điều này giúp làm giảm áp lực nuôi con của cha mẹ. Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra, việc mặc kệ trẻ khóc mang lại hiệu quả cao mà cũng giảm bớt căng thẳng ở trẻ.

Tuy nhiên, bố mẹ không nên chủ quan khi trẻ khóc mãi khóc ngừng, bởi đây có thể là dấu hiệu cảnh báo một vấn đề nghiêm trọng nào đó mà mẹ chưa phát hiện. Hãy đưa trẻ đến trung tâm y tế để tham khảo ý kiến các chuyên gia.

3.5. Rèn cho trẻ thói quen sinh hoạt khoa học

Để hạn chế tình trạng khóc đêm lâu dài, mẹ cần phối hợp các biện pháp kể trên với việc rèn luyện cho trẻ thói quen sinh hoạt hợp lý như sau:

Thói quen ngủ đêm

Đồng hồ sinh học của trẻ sơ sinh chưa có khả năng nhận biết sự sự khác biệt giữa ngày và đêm, tuy nhiên việc tuân thủ khung giờ ngủ nhất định sẽ giúp trẻ ngủ ngon hơn.

Hãy đánh thức trẻ khi trẻ ngủ được 3 tiếng vào ban ngày. Sau đó, hãy để trẻ bận rộn với việc vui chơi hoặc cho trẻ ăn, như vậy trẻ sẽ mệt mỏi và ngủ sâu giấc hơn khi trời tối.

cách dỗ trẻ sơ sinh khóc đêm hiệu quả

Tạo thói quen tự ngủ cho bé

Ngay từ lúc mới sinh, mẹ nên tạo thói quen tự ngủ cho bé. Mẹ nên tránh ôm ấp trẻ trong vòng tay quá nhiều trước khi con đi vào giấc ngủ. Hãy đặt bé xuống giường khi trẻ còn thức và không nhất thiết phải vỗ về trẻ. Điều này cũng tránh khiến bé cảm thấy xa lạ và sợ hãi khi đột ngột thức giấc ngoài vòng tay của cha mẹ.

Thay đổi khung giờ ăn hợp lý

Đảm bảo trẻ luôn đủ no trước khi đi vào giấc ngủ là một cách hữu ích tránh trẻ thức dậy quấy khóc vì đói.

  • Trẻ dưới 3 tháng tuổi: Trẻ vừa chào đời có dạ dày rất nhỏ. Hầu hết trẻ sơ sinh cần phải bú sữa từ 8 đến 12 lần trong 1 ngày.
  • Trẻ 3-6 tháng tuổi: Khi trẻ lớn hơn một chút, thời gian giữa các lần bú nên là 3 đến 4 giờ một lần.
  • Trẻ 6-12 tháng tuổi: Trong thời gian này, bé đang chuyển sang giai đoạn ăn dặm, thường là 5-6 bữa/ ngày, bao gồm 3 bữa chính và các bữa phụ. Khoảng 9 tháng tuổi, trẻ ăn được nhiều thức ăn đặc hơn, hãy cho bé ăn bất cứ khi nào trẻ có nhu cầu. Khi trẻ lớn hơn nữa, có thể bé không cần bú đêm bởi hầu hết lúc này, trẻ khóc đêm thường do 1 nguyên nhân khác ngoài cơn đói.

cách dỗ trẻ sơ sinh khóc đêm hiệu quả

Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học

Chế độ ăn uống thiếu khoa học có thể dẫn đến đầy hơi hoặc đau bụng. Vì thế, với trẻ ăn dặm, mẹ nên tránh để trẻ ăn quá nhiều các thực phẩm không có lợi như sau:

Thực phẩm gây đầy hơi: bơ sữa hoặc một số thực phẩm chất xơ sinh khí như đậu, táo, cam, bông cải xanh,….

Thực phẩm gây đau bụng, dị ứng: hải sản, sữa bò,…

3.6. Vỗ ợ hơi sau khi bú bình

Trẻ bị đói có xu hướng nuốt nhiều khí hơn khi bú bình. Do vậy, mặc dù bú sữa giúp xoa dịu cơn đói ở trẻ tuy nhiên vô tình khiến trẻ cảm thấy đầy hơi, chướng bình. Để hạn chế tình trạng đầy hơi, mẹ nên thực hiện vỗ ợ hơi như sau:

  • Bước 1: Đặt bé nằm sấp trên cánh tay mẹ sao cho đầu bé cao hơn ngực
  • Bước 2: Mẹ dùng lòng bàn tay xoa theo hình tròn hoặc vỗ nhẹ nhàng trên lưng bé

Ngoài ra, cho trẻ bú bình khi trẻ chưa quá đói cũng là cách hữu ích để hạn chế tình trạng đầy hơi của trẻ.

>> Mẹ tham khảo thêm: Mẹo trị trẻ khóc đêm nhanh chóng và hiệu quả

3.7. Massage cho trẻ

Massage giúp trẻ giảm bớt căng thẳng bởi massage giúp giải phóng oxytoxin một chất kích kích thần kinh tạo cảm giác tốt và giảm mức độ cortisol- hormon gây căng thẳng. Ngoài ra, việc massage trước khi đi ngủ sẽ tạo ra nhiều metalonin, hormon có vai trò điều hòa giấc ngủ.

Việc massage cho trẻ rất đơn giản. Mẹ có thể dễ dàng thực hiện theo các bước dưới đây:

  • Bước 1: Mẹ có thể sử dụng kem hoặc dầu massage chuyên biệt dành cho trẻ.
  • Bước 2: Thoa lên lòng bàn tay, bàn chân, xoa nhẹ lên bụng, vai và sau tai trẻ. Đồng thời quan sát các biểu hiện ở trẻ xem có biểu hiện khó chịu hay không.
  • Bước 3: Lặp lại các bước xoa bóp nhẹ nhàng lên cơ thể trẻ.

Ban đầu, trẻ có thể không quen với điều này vì đây là một trải nghiệm mới với trẻ, tuy nhiên sau khi quen, trẻ sẽ cảm thấy thoải mái và thích thú với điều này.

3.8. Tự chăm sóc tinh thần của mẹ và bé

Việc quan tâm chăm sóc tinh thần của cả mẹ và bé là vô cùng quan trọng.

Sau sinh khiến mẹ rất dễ rơi và tình trạng trầm cảm. Do vậy, mẹ cần cố gắng tạo cho mình một tinh thần thoải mái. Đưa ra yêu cầu cần giúp đỡ đối với chồng hoặc người thân. Ngược lại, người nhà cũng cần chủ động san sẻ việc chăm sóc trẻ đối với người mẹ.

Cùng với đó bé cũng cần cảm thấy thoải mái với các hành động chăm sóc cũng như có môi trường thích hợp với trẻ. Chọn lọc các phương pháp chăm sóc phù hợp, quan sát biểu hiện, nếu trẻ cảm thấy không thoải mái có thể ngừng lại.

4. Dấu hiệu trẻ sơ sinh khóc đêm cần đi khám bác sĩ

Để chắc chắn con bạn có đang gặp phải vấn đề nghiêm trọng nào hay không, bố mẹ cần đưa trẻ đi khám nếu có các dấu hiệu dưới đây:

  • Bé trên 4 tháng tuổi và vẫn quấy khóc đêm thường xuyên: sau 4 tháng tuổi, tình trạng khóc đêm của trẻ giảm dần và bé có giấc ngủ về đêm ổn định hơn. Tuy nhiên nếu sau thời gian này, bé vẫn thường quấy khóc nhiều về đêm, có thể bé gặp các tình trạng tâm lý hoặc bệnh lý dẫn đến điều này. Cha mẹ cần chú ý quan sát các biểu hiện ở trẻ và đưa đi khám khi cần thiết.
  • Bé khóc liên tục hơn 3 giờ: cha mẹ cần chú ý, và không được bỏ qua những biểu hiện này bởi đây có thể là dấu hiệu bệnh lý ở trẻ: hội chứng Colic- khóc dạ đề. Cha mẹ cần đưa trẻ đi khám để tìm ra nguyên nhân gây bệnh, được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Bởi nếu để tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe ở trẻ.
  • Bé có vẻ đau đớn: trẻ nhăn mặt, khóc thét, khóc mãi không ngừng dù mẹ tìm mọi cách vỗ về,…
  • Trẻ có dấu hiệu bệnh lý: ho, chảy nước mũi, sốt, tiêu chảy,… đây là một loạt tình trạng bệnh lý có thể cho thấy trẻ bị nhiễm khuẩn hoặc nhiễm virus. Nếu để lâu sẽ khiến tình trạng bệnh nặng hơn và gây ra một vài biến chứng: mất nước, co giật, động kinh,… nguy hiểm đến trẻ.

Dấu hiệu trẻ sơ sinh khóc đêm cần đi khám bác sĩ

Trẻ sơ sinh luôn cần được yêu thương, cưng chiều. Khi trẻ quấy khóc đêm, bố mẹ nên kiên nhẫn cho con những cái ôm vỗ về để trấn an. Đồng thời, bố mẹ hãy cố gắng tìm ra nguyên nhân khiến trẻ quấy khóc và giải quyết dứt điểm nguyên nhân đó nếu có thể. Ngoài ra, hãy thiết lập khung giờ ngủ cố định một cách khoa học và giúp trẻ hình thành thói quen tự giác đi ngủ vào ban đêm.

Nếu có bất cứ thắc mắc hay cần sự hỗ trợ của chuyên gia, mẹ hãy liên hệ ngay HOTLINE 19009482 hoặc 0988410182 để được giải đáp sớm nhất.