Cách tính chiều cao tầng nhà hợp lý đúng phong thủy

Chiều cao tầng nhà rất quan trọng đối với mỗi gia chủ việc tính toán được chiều cao nhà hợp lý giúp cho căn nhà của bạn có góc nhìn cân đối từ ngoại thất và dễ dàng bố trí nội thất một cách cân đối.

  • 9+ Mẫu thiết kế resort đẹp nhất hiện nay
  • Khám phá nét độc đáo trong kiến trúc biệt thự Pháp
  • Phá dỡ công trình cũ cần lưu ý những gì?
  • Cách cải tạo nhà cũ tối ưu công năng tiết kiệm chi phí
  • Năm 2023 tuổi nào làm nhà hợp?
  • Năm 2025 tuổi nào làm nhà được?
  • Xem tuổi làm nhà năm 2024 cho gia chủ

Mỗi căn nhà được thiết kế theo phong cách khấ nhau để phù hợp với không gian và diện tích khu đất mà gia chủ sở hữu. Chính vì vậy mà chiều cao trần nhà của mỗi căn nhà lại được tthay đổi để phù hợp với thiết kế đó. Vậy thực sự cao trần nhà bao nhiêu là hợp lý? Đọc các điều sau đây để có ước tính chính xác nhất về chiều cao trần nhà cho ngôi nhà của bạn nhé.

1. Khái niệm về chiều cao tầng nhà

Để có câu trả lời cho chủ đề chính cảu bài viết là chiều cao trần nhà bao nhiêu là hợp lý? chúng ta cùng làm rõ 2 khái niệm về : chiều cao nhà và chiều cao trần nhà.

Chiều cao nhà là khoảng cách từ nền tầng trệt đến đỉnh cao nhất của mái nhà, không bao gồm tầng hầm.

Chiều cao tầng nhà (CCTN) là khoảng cách giữa hai sàn nhà tính từ sàn tầng dưới đến sàn của tầng kế tiếp.

Chiều cao trần nhà là khoảng cách giữa sàn nhà và trần của tầng đó.

2. Các yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao tầng nhà

Khi tính toán chiều cao tầng nhà bạn cần xem xét yếu tố khác ảnh hưởng đến chiều cao tầng của ngôi nhà. Nếu chiều cao tầng nhà thấp thì nó sẽ tạo ra một không gian ấm cúng nhưng một số người lại cảm thấy chật chội. Nếu chiều cao tầng nhà cao nó sẽ tạo ta cảm giác không gian rộng rãi. Dưới đây là một số yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn chiều cao tầng nhà hợp lý.

2.1 Đặc điểm của khu vực xây dựng nhà

Chiều cao của tầng nhà tỷ lệ thuận với diện tích xây dựng cầu thang. Thật rễ quyết định chiều cao của tầng nhà nếu cầu thang của bạn có diện tích lớn. Chiêu cao của tầng nhà cao quá sẽ không hợp với cầu thang nhỏ. Nó sẽ gây ra độ dốc lớn iwr cầu thang gây khó khăn khi di chuyển giữa các tầng nhà.

2.1.1 Số bậc cầu thang

Diện tích và số bậc cầu thang cũng ảnh hưởng đến việc tính toán chiều cao của tầng nhà. Độ dốc của cầu thang hợp lý từ 33 độ đến 36 độ, chiều cao của mỗi bậc từ 16,5 cm đến 18 cm. Nếu bậc cao quá sẽ khiến cho việc di chuyển khó khăn. Số bậc cầu thang phổ biến thường là; 13 bậc, 17 bậc, 21 bậc, 25 bậc. Dưới đây là một số chú ý khi tính chiều cao tầng nhà theo số bậc cầu thang:

– Nếu xây nhà từ 2 tầng trở lên thì chiều cao nhà theo thước lỗ ban theo các tầng sẽ tỷ lệ thuận với diện tích xây dựng cầu thang bộ.

– Đối với nhà có diện tích dành cho cầu thang bộ nhỏ thì không nên thiết kế chiều tầng cao quá mà gây ra tình trạng độ dốc cầu thang lớn gây khó khăn và nguy hiểm cho việc đi lại giữa các tầng.

– Đối với trường hợp nhà nhỏ (điển hình là nhà lô phố nhỏ) có mặt tiền hẹp, chiều cao phòng cũng không nên thay đổi nhiều, chỉ nên thống nhất cùng 1 độ cao khoảng 3m là thích hợp nhất.

Một số lưu ý:

– Nhà có về rộng hẹp số bậc cầu thang sẽ bị hạn chế. Do vậy mà để có được công năng sử dụng hợp lý thì độ dốc cầu thang nên chọn chiều cao nhà theo thước lỗ ban thấp, thông thường chọn từ 3m – 3,25m.

– Còn nhà có mặt tiền rộng khoảng 4,5m trở nên thì bạn nên chọn chiều cao tầng hợp lý từ 3,2m cho đến 3,4m

2.1.2 Công năng mỗi phòng

Cụ thể, bạn có thể tham khảo các thông số sau đây:

– Đối với phòng khách thì nên để cao hơn các phòng khác (đôi khi có thể là gấp đôi) bởi đây là không gian tiếp khách, nơi các thành viên trong gia đình quây quần nên cần phải có không gian rộng rãi, sang trọng. Chiều cao hợp lý nhất sẽ là từ 3,6 đến 5m.

– Phòng thờ cũng cần phải mang sự trang nghiêm với chiều cao không nên để thấp hơn các phòng thông dụng.

– Phòng ngủ, phòng bếp, phòng ăn, phòng làm việc nên tạo được cảm giác ấm cúng để tránh sự trống trải. Cho nên chiều cao nhà theo thước lỗ ban của các căn phòng này nên để ở mức trung bình khoảng từ 3m đến 3,3m.

– Với phòng để xe, phòng tắm, phòng kho là những vị trí có tần suất sử dụng thấp cho nên các gian phòng này chỉ nên thiết kế với chiều cao vừa đủ để có thể tiết kiệm được không gian cũng như kinh phí xây dựng khoảng 2,4m cho đến 2,7m.

2.1.4 Chiều cao tầng có phòng khách

Thường tầng 1 có phòng khách và yêu cầu của phòng khách thường nên để cao hơn các phòng khách tạo nên không gian rộng rãi và sang trọng.Đối với những ngôi nhà dân dụng chiều cao phòng khách thông dụng thường được làm 3 ở mức cơ bản:

– Phòng thấp: từ 2,7m – 2,8m

– Phòng tiêu chuẩn: 3m – 3,5m

– Phòng cao: 3,6m – 3,8m

Với những ngôi biệt thự cao cấp như biệt thự cổ điển, biệt thự kiểu Pháp, biệt thự tân cổ điển,…thì độ cao phòng khách có thể tới 3,6m hoặc 4m. Bởi những công trình biệt thự này thường có diện tích lớn và rộng rãi nên cần có được tỉ lệ thích hợp giữa diện tích xây dựng và chiều cao tầng nhà hợp lý.

Trên đây là những giải đáp của kts cho các bạn về chiều cao tầng nhà bao nhiêu là hợp lý. Hi vọng sau bài viết này sẽ giúp ích cho chủ đầu tư về việc lựa chọn chiều cao tầng bao nhiêu là hợp lý cũng như kinh nghiệm xây nhà phù hợp.

2.2 Đặc điểm khí hậu

– Sự thông thoáng của ngôi nhà không phải dựa vào chiều cao của mỗi tầng mà phụ thuộc vào việc nó có thể tạo ra dòng chảy đối lưu hay không. Ở những vùng có khí hậu nhiệt đới, nên để chiều cao của tầng nhà cao chút khoảng 3,6-> 4,5m để tạo sự thông thoáng.Sự sắp xếp hợp lý của cửa sổ và lỗ thông hơi sẽ giúp tạo ra sự thông thoáng tốt hơn. Với khí hậu dễ ​​chịu, chiều cao hơn 2m cho mỗi tầng là hoàn toàn tốt miễn là nó tuân thủ giới hạn mỗi tầng.

– Những căn nhà ở các khu vực có thời tiết khắc nghiệt mà hướng nhà chịu ảnh hưởng xấu của thời tiết, cần sử dụng điều hòa nhiệt độ nhiều thì chiều cao nhà chỉ nên để vừa phải không quá cao để có thể tiết kiệm được năng lượng làm mát hoặc để sưởi ấm cho căn nhà thì chiều cao nên là 3m đến 3,3m.

– Những khu vực có thời tiết khí hậu dễ chịu thì cần sự thông thoáng, tự nhiên cho nên chiều cao thiết kế có thể cao hơn khoảng 3,6m cho đến 4,5m.

2.3 Tiết kiệm năng lượng

Nhà có chiều cao thấp sẽ tốn ít điện hơn khi sử dụng điều hòa. Chiều cao tầng nhà cao sẽ tạo không gian phòng lớn sẽ cần máy điều hòa có công xuất lớn, thời gian làm mát lâu hơn, tốn điện hơn, tốn tiền hơn. Điều này cũng sảy ra tương tự khi bạn sử dụng máy sưởi. Chính vì vậy chiêu cao tầng nhà vừa phải không chỉ giúp tiết kiệm năng lượng mà còn đảm bảo mỗi quan hệ với các tầng khác trong ngôi nhà.

2.4 Ngân sách xây dựng

Tang chiều cao tầng nhà đồng nghĩa với việc tăng chi phí xây dựng. Rõ ràng cột nhà cao cũng cần thêm thép , bê tông và gạch. Thêm nữa là thiết kế tầng nhà cao cũng kéo theo cả chi phí vận hàng và bảo trì cũng cao. Chính vì vậy quyết định chiều cao của ngôi nhà đi kèm với khả năng tài chính của chủ nhà.

2.5 Phong cách kiến trúc

Phong cách kiến trúc cũng ảnh hưởng đển chiều cao tầng nhà. Để đảm bảo những tính đặc thù của phong cách kiến trúc thì chiều cao của tầng nhà cũng cần có một có quy tắc để tính toán:

Đối với kiến trúc Hiện đại: Thường là làm trần thạch cao, lối trang trí cũng không quá cầu kì, sàn tầng 1 thường có chiều cao từ 3.6-3.9m là phổ biến. Từ tầng 2 đến các tầng trên cùng thường là 3.3-3.6m.

Đối với tân cổ điển: Tầng 1: thường là 3,9. các tầng trên thường là 3,6m, tầng trên cùng có thể là 3,3m.

Đối với cổ điển Pháp: Tương tự như Tân cổ điển, tuy nhiên tầng 1 nếu làm trần gỗ cầu kì có thể sẽ cao hơn, khoảng tầm 4m.

Đối với dinh thự, lâu đài: Chiều cao tầng 1 thường sẽ dao động từ 4,2-4,5m, tầng 2 trở lên có thể từ 3,6-3,9m

3. Chiều cao tầng nhà hơp lý

Việc tính toán chiều cao trần nhà sao cho hợp lý phụ thuộc vào thiết kế ,nhu cầu của gia chủ, và các yếu tố mà chungcu365.com đã kể ở trên. Và chiều cao của trần nhà cũng ảnh hưởng đến chiều cao của ngôi nhà. Theo truyền thông chiều cao trung bình của trần nhà là khoảng 3m.

Chiều cao của tấm sàn bê tông thông thường từ 45cm đến 60cm.

3.1 Chiều cao tầng nhà hợp lý theo quy định của Pháp luật

Dưới đây là chiều cao tầng nhà hợp lý theo quy chuẩn:

– Độ cao tối đa sàn là 3m tính từ mặt sàn dưới lên mặt sàn trên.

– Độ cao sàn tối đa là 3,4m: Đây là độ cao được tính từ mặt sàn dưới lên mặt sàn trên của các tầng, từ tầng 2 trở lên.

– Độ cao sàn tối đa là 3,5m: Được tính từ độ cao vỉa hè cho đến đáy ban công, sê nô trong trường hợp ban công nhô ra khỏi ranh lộ giới.

– Độ cao sàn tối đa 3,8m

+ Đối với đường lộ giới < 3,5m thì chỉ được phép xác định chiều cao nhà theo thước lỗ ban tính từ mặt sàn tầng trệt (tầng 1) cho đến sàn lầu 1 (tầng 2) và trường hợp này không được làm tầng lửng.

+ Độ cao sàn tối đa là 5,8m: Với đường lộ giới từ 3,5m cho đến < 20m thì được phép bố trí lửng. Tổng chiều cao từ sàn trệt (tầng 1) lên đến lầu 1 (tầng 2) tối đa là 5,8m.

+ Độ cao sàn tối đa là 7m: Với đường lộ giới >= 20m sẽ được phép bố trí lửng với tổng chiều cao từ sàn trệt (tầng 1) lên đến lầu 1 (tầng 2) tối đa là 7m.

3.2 Tính chiều cao tầng nhà theo phong thủy

Theo phong thủy, chiều cao tầng nhà quá cao hoặc quá thấp đều không tốt và tạo ra sát khí, mang đến những điều không tốt lành cho gia đình, sức khỏe và tài lộc.

Cũng theo quan niệm phong thủy, người ta thường cho rằng mỗi không gian kiến trúc được chia làm 3 tầng: tầng thái âm, thái dương và thái hòa tính từ mặt sàn lên đến trần nhà. Tầng thái ấm có chiều cao dao động ở khoảng 40cm tính từ sàn nhà mà tầng này có nhiều sát khí âm. Tầng thái dương dao động ở khoảng 60cm tính từ trần nhà và là tầng có nhiều sát khí dương. Tầng thái hòa gọi là tầng sinh khí được xem là tuyến thở của con người, là khoảng cách giữa tầng thái âm và tầng thái dương

Tuyến thái hòa – tầng sinh khí của các căn phòng thường nằm trong khoảng từ 1,8 – 2,5m so với mặt sàn. Để tầng khí thái dương và thái âm luôn ở mức bình quân không xâm lấn vào tầng khí thái hòa tuyến thở của con người thì chiều cao thông thủy của tầng nhà được tính theo thông số sau:

Phòng rộng từ 30m2 trở lên chiều cao thông thủy phải đạt từ 3,25 – 4,1m

Phòng rộng dưới 30m2 thì chiều cao thông thủy phải bằng hoặc lớn hơn 3,15m.

Với những thông số chiều cao tầng như vậy sẽ không ảnh hưởng đến tuyến thở của con người.

3.3 Cách tính chiều cao tầng nhà theo thước lỗ ban

Thước Lỗ Ban là một dụng cụ đo đạc dành cho việc xây dựng nhà cửa hay sửa chữa các đồ vật. Thước Lỗ Ban mang đến thông số vàng cho các gia đình, mang đến tài lộc, vận may cho chủ nhà.

Theo thước lỗ bạn người ra tính toán được chiều cao tầng nhà phù hợp và chính xác. Đối với độ cao được tính từ sàn nhà đến mặt sàn mái thì có chiều cao tầng nhà là 3m. Còn đối với độ cao được tính từ mặt sàn lên đến mặt sàn của các tầng từ tầng 2 trở lên thì có chiều cao tầng là 3,4m. Độ cao được tính từ vỉa hè đến đáy ban công là 3,5m.

Với những nhà có đường lộ giới nhỏ hơn 3,5m thì không được làm tầng lửng và độ cao cho phép tối đa tính từ mặt sàn trệt đến sàn lầu 1. Với những nhà có độ cao sàn là 5,8m thì được phép bố trí nhà theo kiểu lửng với đường lộ giới là 3,5m đến nhỏ hơn 20m.

Nếu xây nhà từ 2 tầng trở lên thì chiều cao tầng nhà sẽ tỷ lệ thuận với diện tích xây dựng cầu thang bộ. Những ngôi nhà có diện tích lớn thì sẽ rất dễ dàng để xác định chiều cao tầng nhà. Còn đối với những ngôi nhà có diện tích nhỏ thì không nên thiết kế chiều cao tầng quá lớn, sẽ tạo ra độ dốc cho thang lớn làm khó khăn và nguy hiểm cho việc di chuyển giữa các tầng.

3.4 Tính chiều cao tầng nhà có gác lửng

Nhà ở có gác lửng đang là xu hướng kiến trúc mà nhiều gia đình lựa chọn.Gác lửng được hiểu là tầng lửng hoặc gác xép, được xem là một tầng trong tổng thể của ngôi nhà. Thiết kế gác lửng là cách để gia tăng diện tích sử dụng theo chiều cao. Việc làm này rất phù hợp với căn nhà có diện tích hẹp hoặc nằm trong khu vực bị hạn chế chiều cao. Đối với những ngôi nhà lớn, bạn hoàn toàn có thể thiết kế tầng lửng nhằm tạo nên không gian đẹp và thoáng.

Chiều cao của không gian tầng lửng thường thấp hơn khoảng 50 đến 80cm so với độ cao trung bình là tiêu chuẩn hợp lý của hầu hết các nhà. Nếu tầng lửng cố làm cho đầy sẽ tạo cảm giác bí bách, khó chịu cho tầng dưới. Vì thế bạn nên để chừa lại một khoảng trống nhỏ. Chỗ trống này có thể được làm trống ở đầu phòng khách, giúp tăng tính thoáng đạt, cởi mở cho căn hộ.

Tầng lửng thường có độ cao từ 1,8 đến 2,5m. Nếu thấp hơn, gác lửng sẽ tạo cảm giác bí bức cho ngôi nhà. Gác lửng nên đặt trên diện tích khoảng 2/3 chiều sâu của căn nhà.

Với những căn nhà xây mới, gia chủ có thể làm thiết kế đúc. Vị trí tầng lửng thường chiếm khoảng 1/2-2/3 diện tích xây dựng tầng trệt với chiều cao 2,2 m-2,5 m trong một tầng trệt có độ cao từ 4,5 đến 5 m.

Trên đây chungcu365.com đã gửi đến cho quý độc giả những khái niệm về chiều cao tầng, các yếu tố quyết định chiều cao tầng và hy vọng rằng sau bài viết này quý độc giả tính toán được chiều cao tầng bao nhiêu là hợp lý. Mọi thắc mắc và ý kiến đóng góp xây dựng bài viết này các bạn vui lòng gửi thư về hòm email: [email protected]. Xin trân thành cảm ơn!

Chungcu365.com