Thủ tục làm lễ cất nóc nhà đúng phong thủy – Chuẩn bị làm lễ cất nóng nhà

Thủ tục làm lễ cất nóc nhà đúng phong thủy. Hướng dẫn thủ tục làm lễ cất nóc nhà, làm lễ đổ trần, đổ mái nhà chính xác và đầy đủ nhất theo phong thủy.

Bởi khi thực hiện không đúng theo quy trình, việc xây dựng sẽ không thuận lợi, người sinh sống trong căn nhà không gặp nhiều tài lộc, may mắn.

Nếu bạn cũng đang có cùng thắc mắc như trên, có thể tham khảo thông tin từ bài viết sau đây của Nhà Đất Mới.

I. Ý nghĩa của lễ cất nóc nhà

Lễ cất nóc nhà là một trong những nghi thức quan trọng khi xây cất nhà cửa hoặc công trình lớn. Đây là nghi thức được diễn ra khi hoàn tất xây dựng các phần còn lại, ngoại trừ phần nóc nhà.

Lễ cất nóc nhà hay còn có là lễ cách gọi khác theo nhiều vùng miền là lễ Thượng Lương. Đối với các ngôi nhà ở thành phố hoặc những ngôi nhà hiện đại, lễ cất nóc nhà được thực hiện vào ngày đổ bê tông sàn mái.

Từ trước đến nay, chúng ta thường cho rằng lễ cất nóc nhà bắt nguồn từ truyền thống Trung Quốc. Tuy nhiên, chính xác thì đây là sự ảnh hưởng của người Âu Mỹ bởi họ rất kỹ lưỡng và chu đáo trong việc an cư lập nghiệp.

Cũng giống như nghi lễ đặt móng nhà, ý nghĩa của lễ cất nóc nhà là mong muốn việc xây dựng được diễn ra một cách trôi chảy, thuận lợi. Bên cạnh đó, đây được xem là một khi thức thông báo đến những vị thần phật đang có ở đó về việc sắp hoàn tất xây dựng.

Người xưa thường có câu: “Con không cha như nhà không có nóc”. Do đó, nóc đối với mỗi ngôi nhà mang ý nghĩa rất quan trọng, ảnh hưởng lớn đến yếu tố tâm linh.

Để nghi thức được diễn ra suôn sẻ, gia chủ phải chuẩn bị đầy đủ các thủ tục làm lễ sao cho thành tâm và và tuân thủ đúng quy trình.

Xem thêm: Thủ tục về nhà mới khi mượn tuổi làm nhà

II. Thủ tục làm lễ cất nóc nhà

1. Chọn thời điểm làm lễ

Yếu tố đầu tiên cần có cho nghi lễ cất nóc chính là thời điểm tổ chức. Khi làm lễ cất nóc, gia chủ nhất định phải lựa chọn giờ đẹp, ngày lành, tháng tốt để tiến hành nghi thức.

Bạn có thể tham khảo ý kiến từ những người có kiến thức chuyên môn hoặc lưu ý những điều sau đây:

+ Thời điểm làm lễ cần có nhiều Cát thần, hợp với bản mệnh của gia chủ.

+ Xem xét các yếu tố về thời tiết, tránh làm lễ cất nóc nhà trong điều kiện mưa gió bão bùng.

+ Chọn ngày/giờ tốt: Sinh khí, Hoàng đạo, Giải thần, Lộc mã,… Tránh các ngày/giờ xấu như Sát thủ, Hắc đạo, Trùng tang, Thổ cấm, Hùng phục.

2. Sắm lễ Thượng Lương

Gia chủ cần chuẩn bị đồ lễ bao gồm:

+ 01 con gà

+ 01 đĩa xôi/ bánh chưng

+ 01 đĩa muối

+ 01 bát gạo

+ 01 bát nước

+ 0,5 lít rượu trắng

+ 01 bao thuốc, 01 lạng chè

+ 01 bộ quần áo Quan Thần Linh, mũ, hia, tất cả đều phải có màu đỏ, riêng kiếm có màu trắng

+ 01 bộ đinh vàng hoa

+ 05 lễ tiền vàng

+ 05 cái oản đỏ

+ 05 lá trầu, 01 quả cau

+ 05 quả tròn (có thể cùng loại hoặc khác loại)

+ 09 bông hoa hồng đỏ

+ Văn khấn lễ cất nóc nhà (theo mẫu sẵn)

Nếu như mâm ngũ quả ngày Tết của mỗi vùng miền khác nhau thì đồ cúng lễ cất mái cũng vậy. Tùy vào mỗi địa điểm, mỗi vùng miền mà đồ cúng có những thay đổi lễ vật khác nhau.

* Lưu ý: Lễ cất nóc nhà phải diễn ra một cách thành kính và trang trọng. Không nói chuyện, cười đùa ầm ỹ, không để trẻ em đi vào khu vực làm lễ để tránh đổ vỡ mâm cúng.

Trên đây là toàn bộ những chia sẻ của Nhà Đất Mới về thủ tục làm lễ cất nóc nhà gia chủ cần phải biết. Nếu bạn thấy đây là những kiến thức hữu ích, hãy tiếp tục đón chờ những bài viết tiếp theo để có thêm nhiều tư vấn phong thủy hữu ích.

Ngoài những kiến thức về phong thủy, nếu bạn đang tìm kiếm một ngôi nhà trong mơ với vị trí đẹp, tiện ích đa dạng, giá cả phải chăng, có thể truy cập ngay: https://nhadatmoi.net/tim-tin-rao hoặc sử dụng tính năng “Đăng ký nhận tin” để sớm tim được bất động sản phù hợp với nhu cầu và tài chính của bản thân.