Phù chân ở người già: Nguyên nhân và Cách chữa trị • Hello Bacsi

Ngoài ra, bác sĩ còn kiểm tra nhịp tim, mạch đập và huyết áp để xác định nguyên nhân gây bệnh. Dựa trên những thông tin mà người bệnh cung cấp như tiền sử bệnh và những gì mà bác sĩ thăm khám. Sau đó bác sĩ sẽ xác định xem liệu có cần làm cận lâm sàng bổ sung hay không.

Các xét nghiệm khi chẩn đoán bệnh phù chân

Các xét nghiệm cơ bản có thể được chỉ định khi chẩn đoán bệnh chân phù nề, bao gồm:

  • Phân tích nước tiểu (để tìm protein trong nước tiểu)
  • Creatinine (xét nghiệm chức năng thận)
  • TSH (một số tình trạng tuyến giáp dẫn đến phù)
  • Glucose
  • Albumin (một loại protein chính được tìm thấy trong máu)
  • Các bài kiểm tra chức năng gan khác.

Bên cạnh đó, một số cận lâm sàng đánh giá chức năng tim cũng được thực hiện. Chẳng hạn như chụp X-quang ngực xem tim có to bất thường, hoặc có chứa dịch màng phổi, hoặc siêu âm tim để quan sát các buồng tim và trạng thái co cơ tim.

D-dimer là một xét nghiệm máu có thể giúp phát hiện cục máu đông và siêu âm doppler ở chân để tìm huyết khối tĩnh mạch sâu. Cả 2 vốn là những nguyên nhân phổ biến chỉ gây sưng một chân của người bệnh.

Thăm khám với bác sĩ

Cần chuẩn bị những gì trước khi đi khám bệnh phù chân ở người già?

thăm khám bệnh phù chân ở người già

Để việc điều trị dứt điểm và giảm đi các triệu chứng, bác sĩ cần phải xác định được nguyên nhân gây bệnh. Những nguyên nhân có thể bắt nguồn từ các bệnh liên quan tim, thận, gan. Bác sĩ có thể hỏi người bệnh 1 số câu như:

  • Tình trạng này đã kéo dài bao lâu?
  • Cả 2 chân đều như nhau, hay 1 chân sẽ đau nặng hơn chân còn lại?
  • Bị phù chân nhưng khi ấn vào có đau không?
  • Người bệnh đang dùng các loại thuốc nào? Có thay đổi thuốc gần đây không?
  • Bệnh phù chân có đỡ hơn khi qua đêm? Hoặc khi kê chân lên vị trí cao hơn?
  • Phù chân có kèm tình trạng khó thở? Người bệnh có gặp khó khăn gì khi nằm hay không?

Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ muốn biết đầy đủ về tiền sử bệnh, để xác định xem liệu người bệnh đã từng bị ung thư, xạ trị hay phẫu thuật hoặc có đang gặp vấn đề về các bệnh lý khác.

>> Bạn có thể quan tâm: Máy tạo nhịp tim cho người già hoạt động ra sao? Lưu ý gì khi sử dụng?

Cách chữa phù chân ở người già

Tùy vào mức độ nặng nhẹ khác nhau và đang trong giai đoạn nào mà bệnh phù chân ở người cao tuổi sẽ có phương pháp điều trị phù hợp.

Phát hiện người già bị phù chân nên làm gì? Ngay khi vừa mới phát hiện những biểu hiện bất thường, nghi ngờ bệnh phù chân. Bạn nên nhanh chóng đưa người bệnh đến ngay các bệnh viện uy tín. Việc chẩn đoán và điều trị kịp thời sẽ giúp bệnh nhân tránh các biến chứng xấu.

Ngoài ra, người bệnh cũng nên tuân theo 1 số điều như sau:

  • Đi lại thường xuyên và massage các khớp giúp lưu thông máu tốt hơn. Vùng chân bị phù nề nên được massage nhẹ nhàng để tạo áp lực cho chất lỏng dư thừa di chuyển. Đồng thời, vận động các cơ bắp ở vị trí gần phù nề.
  • Tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột. Điều này sẽ khiến bệnh phù chân ở người già trầm trọng hơn. Vì thế, tránh để người cao tuổi tắm nước có nhiệt độ cao và luôn phải giữ ấm cho các cụ khi thời tiết lạnh.
  • Hỏi ý kiến bác sĩ về lượng nước cần uống mỗi ngày.
  • Chế độ ăn uống dinh dưỡng – khoa học. Hãy cắt giảm lượng muối và tăng cường bổ sung chất xơ từ rau củ quả. Cụ thể, người cao tuổi nên bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa vào chế độ ăn như: rau xanh, măng tây, bí ngô, dứa, đậu xanh, nho, tỏi, củ cải đường, hành tây,..

Cách ngăn ngừa bệnh

  • Giảm lượng muối có trong chế độ ăn vì muối sẽ tích trữ nước. Ngoài ra, điều này cũng giúp làm giảm nguy cơ huyết áp cao.
  • Kê cao chân ít nhất ngang tầm với tim trong 30 phút từ 3-4 lần mỗi ngày.
  • Tập thể dục, vận động cho chân từ 10-15 phút, và từ 3-4 lần/ ngày để cải thiện lưu thông máu ở chân.
  • Đứng dậy và đi bộ cứ mỗi 1-2 giờ để giảm sưng, đào thải chất lỏng dư thừa, lưu thông máu và tăng cường hệ tim mạch.

đi bộ để cải thiện phù chân ở người già

  • Không nên đứng tại chỗ hoặc ngồi quá lâu trong thời gian dài.
  • Chú ý khi sử dụng 1 số loại thuốc (chẳng hạn như thuốc kháng viêm).
  • Giữ khu vực bị phù sạch sẽ và được bảo vệ bằng giày, tất và quần áo khác để ngăn ngừa thương tích và nhiễm trùng.

Khi nghi ngờ người cao tuổi có bất kỳ dấu hiệu nào liên quan đến chân bị phù nề, cần phải lập tức đưa các cụ đi khám càng sớm càng tốt, tránh chậm trễ dẫn đến biến chứng lâu dài.