Cách chữa sỏi amidan nhanh nhất và hiệu quả cao

Sỏi amidan là nguyên nhân chính gây nên tình trạng hôi miệng. Sỏi amidan không quá nguy hiểm nhưng người bệnh cần phải có cách chữa sỏi amidan nhanh nhất để không gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.

Sỏi amidan là gì?

Amidan là tổ chức hạch lympho ở vùng hầu họng, có chức năng chính là bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh. Sỏi amidan là tình trạng xuất hiện những khối màu trắng hoặc vàng trên amdian, thường xuất hiện ở amidan khẩu cái. Sở dĩ tình trạng sỏi amidan xảy ra là do cấu tạo của amidan, có nhiều hốc nhỏ, lồi lõm, nên thức ăn dễ bị mắc lại, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, lắng đọng các chất cặn bã và tạo nên sỏi amidan.

Nguyên nhân dẫn đến sỏi amidan

Sỏi amidan hình thành dựa trên quá trình tích tụ, lắng đọng của thức ăn dư thừa, các dịch mắc lại trong các hốc amidan. Sau một thời gian dài cộng với sự hoạt động của vi khuẩn khoang miệng, chúng biến thành các u bã đậu có kích thước từ hạt gạo đến hạt lạc.

Bên cạnh đó, sỏi amidan cũng hình thành từ các nguyên nhân sau đây:

– Viêm xong mãn tính: Dịch nhầy của viêm xoang sẽ thường xuyên chảy xuống họng, mắc lại các hốc của amidan, tạo thành sỏi amidan.

– Viêm amidan mãn tính: Amidan sưng quá to, gây cản trợ cho việc di chuyển của thức ăn. Lúc này, thức ăn sẽ dễ bị mắc lại hơn cộng với các vi khuẩn có khoang miệng, dẫn đến nguy cơ hình thành sỏi amidan.

– Chế độ ăn uống: Nếu bạn là người thường xuyên sử dụng các sản phẩm chứa nhiều canxi như hải sản, các sản phẩm được chế biến từ sữa sẽ thúc đẩy nhanh chóng quá trình hình thành sỏi amidan. Hơn thế, việc sử dụng rượu, bia, thuốc lá cũng là một nguyên nhân gây nên tình trạng sỏi amidan.

– Răng miệng không được vệ sinh sạch sẽ: Khoang miệng không được vệ sinh thường xuyên sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triể, gây nên sỏi amidan.

– Cơ địa dị ứng: Trên cơ địa cơ thể có dị ứng, khi tiếp xúc với di nguyên làm tăng tiết dịch. Các dịch này tích tụ lại làm tăng amidan gây sỏi.

Triệu chứng của sỏi amidan

Người bị sỏi amidan sẽ có những triệu chứng sau đây:

– Hơi thở có mùi hôi: Đây là dấu hiệu phổ biến nhất trong khi bị sỏi amidan. Bởi khi vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể, gặp sỏi amidan. Trong quá trình phát triển một số vi khuẩn khi tiêu hóa sẽ thải ra khí sulfur có mùi thối đặc trưng, khiến hơi thở của người bệnh nặng mùi hơn.

– Đau họng: Sỏi amidan sẽ khiến người bệnh cảm thấy đau ở họng và khó nuốt, nhất là ở vị trí có sỏi amidan.

– Các thay đổi trên amidan:

+ Xuất hiện các chấm trắng trên bề mặt của amdian.

+ Có thể amidan sẽ không thể thấy dễ dàng trên bề mặt được. Vì nó nằm ẩn sâu dưới nếp nhăn của amidan. Lúc này, sỏi amidan sẽ được phát hiện nhờ vào các xét nghiệm chuyên môn.

+ Amidan sưng to: đây là dấu hiệu của sự hình thành sỏi amidan và các vi sinh vật gây viêm.

+ Khó nuốt: Tùy vào vị trí cũng như kích thước của sỏi amidan mà gây ra những khó khắn. Đặc biệt là khi nuốt thức ăn.

+ Đau tai, ù tai: Sự liên kết giữa hệ thần kinh tai mũi họng sẽ tạo ra phản xạ đau tai, ù tai. Đặc biệt là trong trường hợp sỏi to.

Khi có dấu hiệu này, bạn cần đến đi khám ngay để phát hiện bệnh và có phương pháp điều trị hiệu quả.

Sỏi amidan có nguy hiểm không?

Tuy không gây nguy hiểm cho cơ thể, tình trạng sỏi amidan kéo dài có thể ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt của người bệnh như: gây ra cảm giác vướng, khó chịu, hơi thở có mùi hôi,… Chính vì vậy, điều trị trước khi kích thước sỏi phát triển lớn là cách tốt nhất giúp người bệnh giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực.

Ngoài ra, sỏi amidan có nguy hiểm không còn phụ thuộc vào kích thước của sỏi. Trường hợp sỏi nhỏ thì sau khi xử lý hầu như không gây hại đến sức khỏe người bệnh nhưng nếu kích thước sỏi lớn có thể khiến amidan bị biến dạng và ảnh hưởng tới chức năng tai – mũi – họng.

Bên cạnh đó, sỏi amidan còn là khu trú của rất nhiều vi khuẩn gây viêm amidan và phát triển thành viêm amidan hốc mủ bã đậu, thậm chí áp xe amidan.

Một số cách chữa sỏi amidan

Chữa sỏi amidan bằng bài thuốc dân gian

Đây là phương pháp có thể áp dụng tại nhà với các nguyên liệu dễ tìm. Trong trường hợp sỏi có kích thước nhỏ và mới hình thành, người bệnh có thể tham khảo biện pháp này. Các bài thuốc dân gian dựa trên cơ chế dùng các chất có tính acid để hòa tan hoặc bào mòn sỏi.

– Dùng giấm táo: Pha loãng giấm táo cùng nước lọc và súc miệng hàng ngày. Acid axetic có trong giấm táo có tác dụng bào mòn sỏi. Đồng thời, acid này cũng giúp sát trùng, giảm viêm góp phần điều trị triệu chứng hôi miệng do sỏi amidan gây ra.

– Dùng nước chanh: Pha nước chanh loãng dùng để súc miệng hàng ngày. Có thể cho thêm ít muối để tăng tính sát khuẩn. Acid citric có trong chanh có tác dụng làm giảm kích thước sỏi qua cơ chế bào mòn. Ngoài ra, muối kèm acid có tác dụng sát trùng diệt khuẩn.

– Ăn tỏi, súc miệng bằng nước muối. Phương pháp này không giúp loại bỏ sỏi amidan nhưng có tính sát khuẩn và loại bỏ mùi hôi rất tốt. Mọi người có thể áp dụng để chữa chứng hôi miệng gây ra bởi sỏi amidan.

Lưu ý: Không phải tất cả các trường hợp áp dụng phương pháp dân gian đều sẽ khỏi bệnh bởi nó còn phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người. Nếu sau 7 -10 ngày không cải thiện, bạn cần đến gặp bác sĩ để được tư vấn điều trị bằng phương pháp hiệu quả hơn.

Chữa sỏi amidan bằng tăm bông, bàn chải

Nếu sỏi có kích thước nhỏ, nằm ở vị trí dễ lấy, bạn có thể lấy sỏi bằng tăm bông hoặc bàn chải hoặc bằng máy tăm nước. Thực hiện việc lấy sỏi amidannhư sau:

-Tăm bông: Dùng gương và soi đèn để xác định vị trí của sỏi, lấy tăm bông và khều viên sỏi ra một cách nhẹ nhàng. Lưu ý: không dùng lực quá mạnh vì có thể đẩy viên sỏi vào sâu hơn, khó lấy ra được.

– Bàn chải đánh răng: Trong trường hợp sỏi khó lấy hơn, bạn có thể dùng bàn chải đánh răng. Dùng mặt lông mềm của bàn chải, cọ xát nhẹ nhàng bề mặt amidan để chà sỏi ra ngoài.

– Bằng máy tăm nước: Áp lực của nước bắn ra từ máy tăm nước có thể lấy sỏi amidan ra ngoài. Bật máy tăm nước ở chế độ vừa phải, từ xa xịt trực tiếp vào vị trí sỏi amidan. Sỏi nằm trong các hốc dưới áp lực nước sẽ bị đẩy ra ngoài.

Sau khi dùng các dụng cụ lấy sỏi amidan, bạn nhớ súc miệng thật kỹ để loại bỏ sỏi ra ngoài và làm sạch những vụn sỏi còn sót lại. Đồng thời, cần vệ sinh miệng sạch sẽ để phòng ngừa sỏi tái phát.

Trị sỏi amidan bằng thuốc

Các loại thuốc thường được dùng để trị sỏi amidan gồm:

– Thuốc kháng sinh.

– Thuốc giảm đau.

– Thuốc kháng viêm.

– Thuốc sát khuẩn tại chỗ.

Điều trị sỏi amidan bằng thuốc có nhược điểm là không trị dứt điểm sỏi, đặc biệt, kháng sinh không thể điều trị trong thời gian dài. Trị sỏi amidan bằng thuốc thường được áp dụng trong trường hợp sỏi amidan có nhiễm trùng, giúp thuyên giảm các triệu chứng. Mặt khác, phương pháp này cũng giúp ngăn ngừa sỏi amidan phát triển.

Người bệnh cần lưu ý không được tự ý mua thuốc để điều trị sỏi amidan mà cần phải đi khám và mua theo đơn của bác sĩ.

Trị sỏi amidan bằng Laser

Đây là một phương pháp trị sỏi amidan hiệu quả, ít xâm nhập. Sau khi gây tê, các bác sĩ sẽ dùng tia Laser chiếu vào vị trí có sỏi amidan để loại bỏ chúng. Phương pháp này không những giúp điều trị triệt để sỏi amidan mà còn hạn chế được tỷ lệ tái phát.

Tuy nhiên, chi phí thủ thuật này khá tốn kém, cần phải có trang thiết bị hiện đại và đội ngũ bác sĩ có tay nghề cao. Vì thế không phải cơ sở khám chữa bệnh nào cũng có thể thực hiện phương pháp này.

Phẫu thuật cắt amidan

Phẫu thuật cắt amidan là một phương pháp điều trị triệt để sỏi amidan. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng áp dụng phương pháp này. Phẫu thuật cắt amidan được chỉ định cho những trường hợp sỏi amidan có biến chứng, sỏi kích thước lớn và số lượng quá nhiều không thể điều trị bằng các phương pháp khác được. Ngoài ra nó cũng được chỉ định khi người bệnh bị hôi miệng dai dẳng do sỏi amidan dù đã điều trị và vệ sinh sạch sẽ.

Phẫu thuật cắt amidan tuy nhanh chóng và hiệu quả nhưng vẫn có những biến chứng đáng lo ngại, đặc biệt là chảy máu sau cắt amidan. Biến chứng chảy máu trong trường hợp này rất dữ dội và khó cầm máu. Hơn nữa, người bệnh khi phẫu thuật cũng cần phải gây mê. Tuy tỷ lệ sốc phản vệ rất nhỏ nhưng đây cũng là một biến chứng gây mê có thể xảy ra khi phẫu thuật. Sau phẫu thuật cắt amidan cần theo dõi sát bệnh nhân không chỉ về các biến chứng mà còn về khả năng ngôn ngữ của họ.

Phòng ngừa sỏi amidan

Sau khi điều trị sỏi amidan, người bệnh vẫn còn tình trạng viêm amidan thì cần điều trị tận gốc bệnh này. Bạn cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ để có phác đồ điều trị phù hợp. Cùng với đó, người bệnh cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ để tránh sỏi amidan tái phát.

– Sử dụng nước súc miệng sau mỗi bữa ăn: Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng sỏi thận chính là thức ăn thừa sau mỗi bữa ăn kết hợp với vi khuẩn có trong khoang miệng. Vì thế, việc sử dụng nước súc miệng chuyên dụng sẽ giúp loại bỏ thức ăn và mảng bám có trong kẽ răng, vi khuẩn cũng được tiêu diệt triệt để.

– Đánh răng ít nhất 2 lần/ ngày: đánh răng 2 lần mỗi ngày sau bữa ăn để loại bỏ vi khuẩn

– Không ăn những thực phẩm chứa nhiều muối: Muối vô cơ là thực phẩm góp phần thúc đẩy nhanh quá trình vôi hóa thành sỏi amidan. Vì thế, người bệnh cần hạn chế sử dụng các thực phẩm chế biến sẵn như xúc xích, thịt nguội, dăm bông và các thực phẩm muối chua.

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Khoa Tai Mũi Họng Bệnh viện Hồng Ngọc là địa chỉ thăm khám và điều trị các bệnh liên quan đến amidan uy tín tại Hà Nội với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm cùng trang thiết bị máy móc hiện đại. Thăm khám tại đây, khách hàng sẽ được chẩn đoán kỹ lưỡng về tình trạng amidan, tư vấn phác đồ điều trị phù hợp và hiệu quả nhất với từng trường hợp. Đặc biệt, khoa còn sở hữu công nghệ dao Plasma thế hệ mới giúp quá trình phẫu thuật Amidan/nạo VA trở nên nhẹ nhàng và an toàn hơn rất nhiều.

Để biết thêm các thông tin về chăm sóc sức khỏe Tai – Mũi – Họng từ các bác sĩ chuyên khoa hàng đầu bệnh viện, khách hàng vui lòng theo dõi fanpage: Khoa Tai Mũi Họng – Bệnh viện đa khoa Hồng Ngọc.

Thông tiên liên hệ:

BỆNH VIỆN ĐA KHOA HỒNG NGỌC

Hotline: 0912 002 131

Tel: 024 39 275 568 / 024 7300 8866

Email: [email protected]