Ốc sên có ăn được không? cách chế biến ốc sên an toàn

Ốc sên là loài động vật thân mềm, sống trên cạn, xuất hiện ở khắp các vùng miền trên nước ta. Mặc dù khá quen thuộc với nhiều người nhưng không phải ai cũng biết Ốc sên có ăn được không? cách chế biến ốc sên an toàn. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để có thêm những thông tin hữu ích nhé.

Ốc sên có ăn được không?

Ốc sên có tên khoa học là Achatina fulica, thuộc họ ốc sên Achatinidae. Ở nước ta có hai loại ốc sên chính là loại cyclophorus (vỏ nâu tròn, có nắp) thường thấy trên núi đá và loại achatina fulica có vỏ to, màu hơi vàng nâu, miệng không có vẩy. Achatina fulica là loài có số lượng đông đảo nhất, thường dễ bắt gặp trong các khu vườn. Ban ngày, chúng sống trong các bụi cây, lùm cỏ, ban đêm phá hoại cây cối, rau màu và đặc biệt phát triển khá nhanh vào mùa mưa.

ốc sên có ăn được không

Theo các ghi chép từ xưa, từ lâu ốc sên đã được sử dụng như một vị thuốc với tác dụng thấp khớp, đau bụng kinh niên, hen suyễn. Các phân tích gần đây cũng cho thấy, ốc sên có giá trị dinh dưỡng khá cao cụ thể 100 g thịt ốc sên có chứa 11 g đạm (cao hơn ốc vặn, ốc bươu), 6,2 g đường, 150 mg Ca, 71 mg.

Mặc dù có thể dùng làm món ăn, thuốc chữa bệnh nhưng các chuyên gia cũng cho biết nếu không biết cách chế biến sẽ tiềm ẩn khá nhiều nguy hiểm cho sức khỏe con người. Bản thân ốc sên không có độc, nhưng nếu ăn phải các loại cây cối bị phun thuốc bảo vệ thực vật thì việc ăn chúng sẽ không an toàn. Hơn nữa, ốc sên rất dễ bị nhiễm kí sinh trùng (giun tròn A. cantonensis). Vì thế, nếu chế biến chúng thành các món ăn dạng gỏi, tái, ấu trùng giun tròn không chết mà rất dễ xâm nhập đường tiêu hóa, xuyên qua thành ruột, vào máu, di chuyển đến các mô, tổ chức khắp cơ thể. Nguy hiểm hơn, chúng sẽ tập trung ở não gây ra tổn thương não, màng não, thần kinh trung ương dẫn đến các chứng bệnh viêm não hoặc màng não. Biểu hiện của bệnh là nôn, sốt nhẹ, vừa, đau bụng dữ dội, hôn mê, co giật, thậm chí mù, mất tri giác, sống đời thực vật…

Cách chế biến ốc sên an toàn

Để tránh rơi vào các trường hợp trên nên biết cách chế biến ốc sên an toàn. Bộ Y tế nước ta cũng khuyến cáo: Tuyệt đối không ăn sống, ăn tái ốc sên với bất kỳ lý do gì. Không nên ăn các thức ăn chế biến từ ốc, tôm, cua, cá sống hoặc chưa được nấu chín kỹ… dưới mọi hình thức.

Nên chọn những con ốc sên còn khỏe mạnh, sinh sống ở những vùng sạch sẽ. Trước khi chế biến, ốc sên cần được đập bỏ vỏ, loại bỏ hết nhờn và làm sạch kĩ lưỡng. Trong dân gian có khá nhiều cách có thể làm sạch nhờn ốc sên như: bóp với tro và muối, ngâm phèn chua…

Một số món ngon từ ốc sên

Ốc sên xào cay

Nguyên liệu: ốc sên đã làm sạch, cần tây, gừng thái lát, rau thơm, rượu trắng, nước tương, tương ớt, các loại gia vị khác….

Thực hiện:

  • Ốc sên rửa sạch chần qua nước sôi
  • Đun nóng chảo dầu, cho hành gừng vào xào cho dậy mùi, cho chừng 1 chén nước lèo vào đun sôi, thêm tương ớt, nước tương, rượu trắng, muối, bột ngọt vào. Cho ốc sên và ớt xào đến khi thấy rút bớt nước, nêm nếm lại cho vừa ăn rồi tắt bếp.
  • Bày ốc sên ra đĩa, rắc mè và để rau thơm lên.

các món ngon từ ốc sên

Phá lấu ốc sên

Nguyên liệu: ốc sên, ngũ viej hương, cánh hồi, sa nhân, trần bì, đinh hương, vỏ quế, hành, gừng…

Thực hiện:

  • Lấy tất cả các hương liệu đem gói trong túi vải sạch
  • Ốc sên hấp chín
  • Cho đường lên chảo thắng thành caramen, thêm 1 tô nước, thả túi hương liệu và gừng hành, đường còn lại, đun sôi 15 phút. Đổ ốc sên vào, vặn nhỏ lửa, đun tầm khoảng 20 phút sau đó nêm nếm vừa ăn là được.

Mong rằng qua bài viết trên bạn đã biết được Ốc sên có ăn được không? cách chế biến ốc sên an toàn và có thêm những thông tin hữu ích cho mình.

Có thể bạn quan tâm:

khoai lang mọc mầm có nên ăn không

củ sắn mọc mầm có ăn được không

cua nấu với rau gì cho bé ăn dặm