Kỹ thuật nuôi cá bảy màu đẻ nhiều, đẹp, ít chăm – Betta Thủy Sinh

Cá bảy màu là loài cá cảnh phố biến được nuôi nhiều. Nhưng trước khi có ý định nuôi cá bảy màu dù rằng bạn nuôi cá trong thùng xốp, thùng nhựa nuôi cá, bể thủy tinh hay xi măng. Hãy tìm hiểu 1 số thông tin về loài cá này và cách nuôi cá bảy màu ít chị chết để có thêm kinh nghiệm.

1. Cá bảy màu dễ nuôi nhất, lên màu đẹp

Là một trong những loại cá cảnh nước ngọt phổ biến nhất trên thế giới. Cá 7 màu là loài không thể thiếu ở shop cá cảnh.

Nó là thành viên của họ cá khổng tước có đặc điểm sinh sản nhanh và liên tục hay còn được gọi là cá đẻ trứng thai.

Cá bảy màu được nhiều người hâm mộ bởi màu sắc vô cùng phong phú. Việc phối màu với nhau như: màu đỏ, màu cam, màu xanh, màu đen, màu full gold,..

Cá bảy màu ở Việt Nam chủ yếu có hai loại là cá bảy màu đuôi da rắn và cá bảy màu thân xanh đen, đuôi xanh biếc hoặc đỏ và có điểm vạch trắng Và một số loại đặc biệt và nhập khẩu như guppy, guppy full gold… màu lên cực kỳ sang và đẹp.

Đó cũng là lí do tại sao những người nuôi cá hầu như đặt ra câu hỏi cách nuôi cá bảy màu lên màu đẹp?

ca-bay-mau-red-lace-ribbon-sharkfin-guppy-ribbon-shark-fin

2. Thức ăn cho cá bảy màu và cách cho ăn

2.1. Cho cá bảy màu ăn đúng cách

Giai đoạn quan trọng nhất trong cuộc đời một chú cá bảy màu là 3 tháng đầu đời. Ảnh hưởngđến sự phát triển của cá sau này.

Cá bảy màu lên màu đẹp

2.2. Cá bảy màu ăn gì?

Nếu các bạn chưa nắm rõ cá 7 màu ăn gì? thì nên thực hiện như sau:

+ Các loại như Tôm con, Artemia, trùn chỉ, lăng quăng, bo bo.. là nguồn cung cấp protein động vật rất tốt.

+ Loại thức ăn khô: Cám 7 màu, Cám thái,… các loại cám vụn (không mua cám viên, hạt)

+ Chu kỳ cho ăn: Nếu cá đã trưởng thành và bạn có thời gian nhiều cho việc chăm sóc thì cho tiếp tục ăn sau khi thấy đã hết cứ như vậy đến khi cá không ăn nữa, điều này cũng giúp thúc đẩy sự phát triển kích thước của cá.

3. Nuôi bảy màu sinh sản và chăm sóc cá con

3.1. Phân biệt bảy màu trống mái

– Trước khi nói đến sinh sản mình muốn các bạn phân biệt cá trống và cá mái nhờ tuyến sinh dục ở hình bên dưới.

Phân biệt cá bảy màu trống mái

Cá trống (phía trên) – Cá mái (phía dưới)

3.2. Cá bảy màu sinh sản như thế nào

– Cá 7 màu đẻ nhiều. Một bé cá bảy màu mái có thể sinh đẻ theo định kỳ từ 7 – 10 ngày/ 1 lần. Số cá con được sinh ra dao động từ 15-40 con. Về màu sắc bạn có thể tùy ý lai tạo với nhau để tạo ra loại độc đáo theo ý thích của riêng mình.

– Mẹo để biết sắp đẻ tất nhiên là bụng lớn và xuất hiện chấm đen đậm gần tuyến sinh dục thì chắc chắn là sắp đẻ.

nuôi cá bảy màu con

3.3. Lưu ý khi chăm sóc cá 7 màu con

Cá con sau khi được sinh ra có thể tự sống đến 4 ngày mà không cần ăn

Nếu bạn sợ cá mới sinh bị ăn thì bạn chỉ được phép bắt cá con ra hồ khác. Cá sinh ra có sức đề kháng rất khỏe thích nghi với môi trường nước mới tốt.

Cá bố mẹ không nên bắt ra môi trường nước khác rất dễ bị sốc nước và chết.

Cá bảy bảy màu sẽ sống từ 1,5 – 3 năm nếu được nuôi trong môi trường thuận lợi.

4. Tạo môi trường nước nuôi cá bảy màu

4.1. Bể nuôi cá bảy màu

Không nhất thiết là hồ xi măng hay bể thủy tinh.

Muốn nuôi số lượng lớn thì có thể sử dụng thùng xốp hoặc thùng nhựa nuôi cá chi phí rất rẻ vừa tiện lợi cho việc tách cá, ép cá và nuôi cá con.

>> Xem thêm Kỹ thuật nuôi cá cảnh cho người mới

6. Nhiệt độ phù hợp cho bể cá bảy màu

8. Cá bảy màu nuôi chung với cá gì?

Để tránh tình trang cá lớn ăn cá bé. Nên nuôi cá bảy màu chung với một số cá có kích thước tương đối bằng nhau. vd như:

– Cá tetra

– Cá neon xanh

– Cá hồng nhung

– Cá tím đỏ

– Cá noen hoàng đế

– Cá tứ vân xanh