Tuy nhiên kinh doanh bất cứ lĩnh vực nào cũng không tránh khỏi rủi ro, nhất là với những người mới bắt đầu khởi nghiệp. Vậy cần lưu ý điều gì để mở sạp rau buôn bán đắt khách? Dưới đây là một số kinh nghiệm mở sạp bán rau hiệu quả bạn có thể áp dụng.
LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH
Để bắt đầu kinh doanh buôn bán hiệu quả, điều luôn cần có là kế hoạch. Đừng nghĩ mở sạp bán rau chỉ là buôn bán nhỏ thì không cần lập kế hoạch kinh doanh, buôn bán. Việc kinh doanh dù nhỏ vẫn nên có kế hoạch, chiến lược kinh doanh chi tiết để đảm bảo công việc diễn ra thuận lợi.
Hơn nữa, việc lập kế hoạch cụ thể giúp bạn có thể dự trù được kinh phí để tránh bị hao hụt vốn hoặc chi tiêu quá đà.
CHUẨN BỊ VỐN
Sau khi đã có kế hoạch cụ thể bạn nên chuẩn bị nguồn vốn kinh doanh. Nguồn vốn đóng vai trò quan trọng trong việc kinh doanh, buôn bán, bởi nếu thiếu vốn thì sẽ gây khó khăn cho đầu vào của việc kinh doanh. Nguồn vốn có thể nhiều hoặc ít tùy vào mô hình kinh doanh.
Tuy nhiên, vốn đầu tư cho một sạp bán rau ở chợ hoặc gần các trường đại học rơi vào khoảng 5 triệu đổ lại, chưa kể nguồn vốn dự phòng rủi ro.
Mở sạp rau là một mô hình buôn bán nhỏ và vừa dành cho nhiều người muốn kinh doanh với số vốn ít nhưng thu lãi cao.
NGUỒN HÀNG CÓ CHẤT LƯỢNG TỐT, ĐẢM BẢO VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM
Trên thực tế, nếu chỉ quan sát bên ngoài, nhiều người không thể phân biệt được loại rau nào an toàn, loại nào không phun thuốc. Chất lượng và an toàn thực phẩm không thể phân biệt chỉ qua màu sắc rau mà cần có sự đảm bảo về nguồn gốc xuất xứ , chất lượng thực sự của rau.
Vậy nên, việc mua rau của người tiêu dùng hiện nay phụ thuộc rất nhiều vào niềm tin của họ đối với người bán. Đây vừa là một cái dễ vừa là cái khó đối với người kinh doanh rau. Hơn nữa, với các cửa hàng bán nông sản khi mới mở thường gặp nhiều khó khăn do thói quen tiêu dùng của người dân thích mua ở chỗ quen để yên tâm.
Điều tiên quyết chính là người mở sạp bán rau phải tạo được niềm tin cho người tiêu dùng vào chất lượng hàng hóa mà mình bán và cách duy nhất là bán sản phẩm thật sự sạch và có chất lượng tốt.
Để tìm được nguồn hàng tốt, đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm, các bạn nên khảo sát thực tế và tìm nguồn hàng. Trước khi nhập hàng ở cơ sở nào, các bạn cần kiểm tra quy trình trồng trọt, chăm sóc, bảo quản rau ở đó để đảm bảo nguồn hàng chất lượng.
Nếu có thể liên hệ với những trang trại rau sạch, vườn rau sạch ở quê để nhập số lượng thì sẽ đảm bảo chất lượng nguồn hàng của bạn tốt.
Nên khảo sát thực tế tại các chợ đầu mối để tìm được nguồn hàng tốt, đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm.
Một cách khác là bạn có thể tự trồng rau tại nhà để bán, như vậy sẽ đảm bảo nguồn hàng chất lượng. Cách làm này khá linh hoạt và có nhiều ưu điểm, nhưng bạn lại cần nhiều thời gian và công sức để chăm sóc.
TÌM HIỂU THỊ TRƯỜNG VÀ GIÁ CẢ HIỆN HÀNH
Bất cứ một công việc buôn bán nào, người làm nên có bước khảo sát thị trường, tìm hiểu thị trường tiêu thụ, giá cả hiện hành để có những chiến lược, quy mô kinh doanh phù hợp.
Đối tượng khách hàng của sạp bán rau thường là phụ nữ, đặc biệt là những người nội trợ đảm đương công việc nấu nướng, dinh dưỡng trong gia đình. Một đối tượng khách hàng nữa là những quán ăn, nhà hàng hay khách sạn để cung cấp rau giá sỉ cho họ.
Các bạn cũng nên khảo sát về giá cả thị trường , đặc biệt là giá bán của các sạp rau xung quanh địa bàn bạn mở sạp bán rau để điều chỉnh giá bán hợp lí, cạnh tranh.
BÀY BÁN ĐA DẠNG THÊM CÁC LOẠI RAU CỦ, THỰC PHẨM KHÔ
Ngoài nguồn hàng ổn định, đảm bảo chất lượng thì việc đa dạng các loại rau củ quả sẽ đáp ứng tâm lý ai cần gì cũng có thể mua bán ngay tại sạp rau của bạn bởi nó giống như một “cái chợ thu nhỏ”. Trong đó, ưu tiên thêm các thực phẩm khô, các loại gia vị,… chắc chắn lượng khách tới mua bán sẽ rất đông.
Nên bày bán đa dạng các loại rau củ để sạp rau hút khách.
GIẢI QUYẾT RAU TỒN, RAU Ế CUỐI NGÀY
Khi kinh doanh rau, bạn không thể bỏ qua bài toán giải quyết rau tồn, rau ế cuối ngày. Bởi, nếu tiếc rẻ để lại ngày hôm sau và trà trộn vào rau mới sẽ dễ bị người tiêu dùng phát hiện và đánh mất niềm tin trong mắt khách hàng. Vì thế, tuyệt đối không nên trộn rau mới, rau cũ nếu không muốn mất khách.
Với số rau tồn, rau ế cuối ngày bạn có thể giảm giá hoặc tìm cách thanh lý giá rẻ số rau để sáng sớm mai, cửa hàng nhà bạn không còn tồn rau ế. Như vậy về mặt cảm quan cũng khiến khách hàng yên tâm hơn với cách làm ăn uy tín của bạn và đặc biệt, khách sẽ cảm giác, sạp rau của bạn rất đông khách mua nên không còn tồn rau ế.
PHƯƠNG THỨC PHÁT TRIỂN SẠP RAU
Mở sạp bán rau là khởi đầu kinh doanh khi bạn chưa có nhiều vốn và kinh nghiệm kinh doanh. Nhưng khi sạp sau của bạn đã đi vào ổn định, các bạn nên tìm kiếm địa điểm xây dựng sạp bán rau thành cửa hàng rau sạch, mở thêm chi nhánh bán hàng và phát triển kênh bán hàng online .
Lúc này, bạn đã có nhiều kinh nghiệm bán hàng nên việc mở thêm cửa hàng, chi nhánh sẽ khá dễ dàng.
(Tổng hợp)
Hải Yến
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!