Đối với gia đình có trẻ nhỏ dưới 3 tuổi, chi phí mua tã dán không phải là con số nhỏ. Mặt khác, thói quen đóng bỉm sẽ khiến bé ỷ lại và khó tập thói quen kiểm soát việc đi vệ sinh của mình. Vậy làm cách nào để cai bỉm cho bé hiệu quả?
1Chú ý thời điểm đi vệ sinh của bé
Với các bé từ 2 đến 3 tuổi, thường 2 tiếng đến 3 tiếng bé sẽ muốn đi tiểu, bạn nên chú ý đến khoảng thời gian này để cho bé đi tiểu đúng lúc.
Ngoài ra, làm bố mẹ, bạn có thể nhìn biểu hiện của bé để đoán biết được khi nào bé đang muốn đi vệ sinh. Lúc này, bố mẹ hãy dẫn bé đi tiểu để tránh việc tè dầm nhé.
2Tạo môi trường đi vệ sinh cho bé
Bạn nên chuẩn bị cho bé những chiếc bô có hình ảnh bé yêu thích hoặc nếu bạn muốn bé đi vệ sinh trong nhà vệ sinh, bạn có thể chuẩn bị nắp bồn cầu chuyên dụng dành cho bé.
Trang trí nhà vệ sinh theo sở thích của bé cũng là một cách hay giúp bé chủ động đi vệ sinh hơn.
Lưu ý: Nhà vệ sinh nên được giữ khô ráo và sạch sẽ, nên có vật dụng chuyên dùng để bé dễ dàng leo lên bồn cầu mà không sợ té ngã nhé!
3Mua cho bé những chiếc quần yêu thích
Khi đi mua quần áo cho bé, bố mẹ hãy dẫn bé theo và mua cho bé loại quần với những hình ảnh, màu sắc mà bé thích. Bé sẽ thích mặc những chiếc quần đó và không nỡ làm ướt chúng đâu.
4Tập cho bé thói quen gọi người thân khi “buồn”
Các bé từ 2 tuổi đến 3 tuổi đã có thể thể hiện cảm giác của bản thân mình với bố mẹ. Bạn hãy tập cho bé thói quen mỗi khi “buồn” thì sẽ gọi bố mẹ hoặc anh chị để giúp bé đi tiểu đúng lúc. Khi đó, bé sẽ không cần phải đóng bỉm cả ngày nữa.
5Tập cho bé thói quen đi vệ sinh đúng giờ giấc
Bố mẹ hãy tập cho bé thói quen đi vệ sinh theo giờ giấc. Cơ thể con người là một chiếc đồng hồ sinh học hoạt động rất hiệu quả dựa vào thói quen được rèn luyện qua từng ngày. Trẻ em cũng không ngoại lệ.
Cứ đến một khung giờ cố định như sau khi thức dậy, trước khi đi ngủ, sau bữa ăn, sau giấc ngủ trưa…, bạn hãy dẫn bé đi vệ sinh. Lâu dần, thói quen này sẽ giúp bé không còn tè dầm nữa, việc cai bỉm cũng sẽ hiệu quả hơn, thậm chí vào ban đêm.
6Tập cho bé tự đi vệ sinh
Sau khi tập được cho bé những thói quen trên, đã đến lúc bố mẹ tập cho bé tự đi vệ sinh khi “buồn”. Thời gian đầu, bạn nên nhắc nhở khi bé có biểu hiện mắc tiểu, và đi theo bé khi bé đi vệ sinh. Dần dần, bé sẽ tự đi vệ sinh mà không cần bố mẹ nhắc nhở hay dẫn đi nữa.
7Không bao giờ quát mắng bé khi bé tè dầm
Tâm lý ảnh hưởng rất lớn đến việc cai bỉm cho bé. Khi bị quát mắng, bé sẽ mất tự tin và càng khó kiểm soát được việc bài tiết của mình.
Thay vì la mắng bé, bố mẹ hãy đồng cảm với bé khi bé lỡ tè dầm và khen ngợi bé khi bé chủ động gọi bố mẹ khi “buồn” hoặc tự đi vệ sinh.
Cách cai bỉm cho bé không quá khó nhưng cần có sự kiên trì và thấu hiểu. Hi vọng bố mẹ có thể tìm thấy những thông tin bổ ích trong bài viết của chúng tôi.
Mua tã, bĩm chất lượng dành cho bé tại Bách hóa XANH:
Xem thêm: Nên chọn tã dán hay tã quần cho bé?
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!