1 Các thương hiệu cần thuê mặt bằng kinh doanh tại HCM

CÁC NGÀNH NGHỀ CHỦ YẾU CẦN THUÊ MẶT BẰNG

CÁC THƯƠNG HIỆU CẦN THUÊ MẶT BẰNG ĐIỂN HÌNH

NGÂN HÀNG CẦN THUÊ

SIÊU THỊ CẦN THUÊ

THƯƠNG HIỆU TRÀ CÀ PHÊ CẦN THUÊ

HỆ THỐNG NHÀ HÀNG CẦN THUÊ

HỆ THỐNG CỬA HÀNG SHOWROOM CẦN THUÊ

THƯƠNG HIỆU THỜI TRANG CẦN THUÊ

CÁC THƯƠNG HIỆU KHÁC

VỊ TRÍ, TRỤC ĐƯỜNG CẦN THUÊ MẶT BẰNG CỦA CÁC THƯƠNG HIỆU TẠI HỒ CHÍ MINH

Do mật độ cạnh tranh của nhiều đơn vị, thương hiệu với nhanh, nên các thương hiệu ngân hàng, siêu thị cần thuê các vị trí nằm ở các trục đường chính, tập trung nhiều đối thủ, thuộc các khu vực đông dân cư, lưu lượng giao thông tương đối lớn. Và sau đây là các trục đường cần thuê ở các Quận như sau:

Trục đường Quận 1:

– Phường Bến Nghé: Ưu tiên các trục đường xung quanh Phố bộ Nguyễn Huệ: Nguyễn Huệ, Đông Du, Hồ Tùng Mậu, Ngô Đức Kế, Huỳnh Thúc Kháng, Đông Du, Mạc Thị Bưởi, Đồng Khởi, Lê Thánh Tôn… các trục đường lân cận Nhà thờ Đức Bà: Hai Bà Trưng, Nguyễn Du, Hàn Thuyên, Pastuer, Phạm Ngọc Thạch, Lê Duẫn,.. và các trục đường quanh chợ Bến Thành.

– Phường Bến Thành: Ưu tiên cần thuê mặt bằng ở các trục đường lớn: Hàm Nghi, Phạm Hồng Thái, Lê Thánh Tôn, Lý Tự Trọng, Pastuer, Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Lê Thánh Tôn, Phan Chu Trinh, Nguyễn Trung Trực, Lê Lai,….

– Phường Phạm Ngũ Lão: Cần thuê mặt bằng ở khu vực phố đi bộ Bùi Viện điển hình là các trục đường: Bùi Viện, Đề Thám, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Thái Học, Nguyễn Trãi, Phạm Ngũ Lão, Đỗ Quang Đẩu, Cống Quỳnh, Nam Quốc Cang, Tôn Thất Tùng, Bùi Thị Xuân,…

– Phường Đa Kao, Tân Định: chủ yếu cần thuê mặt bằng ở các tuyến đường: Nguyễn Thị Minh Khai, Đinh Tiên Hoàng, Hai Bà Trưng, Nguyễn Đình Chiểu, Trần Cao Vân, Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phan Kế Bính, Võ Thị Sáu, Trần Quang Khải, và các góc 2 mặt tiền của các trụng đường nội bộ trực thuộc khu vực đông dân cư.

– Phường Nguyễn Cư Trinh: bao gồm các trục đường: Nguyễn Trãi, Phạm Viết Chánh, Nguyễn Cư Trinh, Cống Quỳnh, Trần Đình Xu,…

– Phường Nguyễn Thái Bình: Ưu tiên các trục đường: Nguyễn Thái Bình, Calmette, Lê Thị Hồng Gấm, Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Nguyễn Công Trứ, Yersin

– Phường Cầu Ông Lãnh, Cô Giang, Cầu Kho: cần thuê mặt bằng ở trục đường: Đường chính Trần Hưng Đạo Quận 1,Cô Bắc, Cô Giang, Đề Thám và 1 phần đường Võ Văn Kiệt, Nguyễn Khắc Nhu, Hồ Hảo Hớn, Nguyễn Cảnh Chân.

Trục đường Quận 3:

Các thương hiệu sẽ cần thuê mặt bằng quanh các trục đường phát triển thương hiêu: Thời trang: Cách Mạng Tháng 8, Võ Văn Tần, Nguyễn Đình Chiểu, Lê Văn Sỹ, Trần Quang Diệu,… cần thuê để làm các cửa hàng F&B: Cao Thắng, Nguyễn Thị Minh Khai, Trường Sa, Hoàng Sa,… hay con đường phát triển da dạng nhiều ngành nghề: Điện Biên Phủ, Võ Thị Sáu, Lý Chính Thắng, Trương Định, Kỳ Đồng, Bà Huyện Thanh Quan…

Trục đường Quận 10:

Quận 10 được biết đến là khu vực tập trung nhiều điểm vui chơi, và là khu vực tập trung đông đúc dân cư, sinh viên, người lao động, cho nên việc cho thuê mặt bằng ở đây tương đối nhộn nhịp. Và các trục đường điển hình cần thuê mặt bằng như sau: Đường 3 tháng 2, Sư Vạn Hạnh, Nguyễn Tri Phương, Thành Thái, Ngô Gia Tự, Lý Thái Tổ, Lê Hồng Phong, Lý Thường Kiệt, Nguyễn Chí Thanh, Trường Sơn, và các trục đường lân cận Cư xá Bắc Hải.

Trục đường Quận 5:

Nổi tiếng với khu vực Người hoa và được hiểu nhầm là khu Chợ Lớn Quận 5, tập trung các tuyến đường ẩm thực Trung Hoa điển hình các trục đường chính như: Khu vực Nguyễn Trãi Quận 5, Hùng Vương, Nguyễn Tri Phương, Hà Tôn Quyền, Châu Vân Liêm, Hải Thượng Lãng Ông, và các trục đường nối khác như: Trần Hưng Đạo, An Dương, Vương, Hùng Vương, Ngô Gia Tự và Trần Phú, Sư Vạn Hạnh.

Trục đường các Quận phía Đông:

– Quận Bình Thạnh: Các trục đường cần thuê mặt bằng như sau: Nguyễn Gia Trí (D2 cũ), Lê Văn Duyệt(Đinh Tiên Hoàng cũ) Xô Viết Nghệ Tĩnh đoạn 2 chiều, Bạch Đằng, Vạn Kiếp, Lê Quang Định, đoạn dầu Hoàng Hoa Thám vs Phan Đăng Lưu, Phạm Văn Đồng, Nơ Trang Long, Nguyễn Xí, Chu Văn An, và trục chính khu vực Bình Lợi, Nguyễn Hữu Cảnh.

– Quận Phú Nhuận: Các trục đường các thương hiệu cần thuê: Khu ăn uống Phan Xích Long, khu vực biệt thự đường Hoa, Phan Đăng Lưu, Hoàng Văn Thụ, Nguyễn Kiệm, Lê Văn Sỹ Phú Nhuận, trục đường văn phòng Nguyễn Văn Trỗi, Trần Huy Liệu, Phổ Quang.

Trục đường các Quận Thành phố Thủ Đức:

– Quận 2: Là khu vực mới phát triển, tập trung những khu đô thị, dân cư cao cấp, nên thu hút được nhiều các thương hiệu về đây, và điển hình trục đường các cần thuê mặt bằng: Khu Thảo Điền: Đường Thảo Điền, Xuân Thủy, Nguyễn Văn Hưởng, trục đường dọc Xa Lộ Hà Nội, khu vực Trần Não: Đường Trần Não, Song Hành, Lương Định Của, và các trục đường khác như: Mai Chí Thọ, Nguyễn Thị Định, Nguyễn Duy Trinh.

– Quận Thủ Đức: Là khu vực tập trung nhiều sinh viên, các trường Đại học lớn, nên các siêu thị, ngân hàng cần thuê các mặt bằng ở các tuyến đường: Võ Văn Ngân, Kha Vạn Cân, Hiệp Bình, Tô Ngọc Vân, Hoàng Diệu 2, Phạm Văn Đồng.

– Quận 9: Là khu vực đang phát triển các khu dân cư mới hình thành, và đã được Tập đoàn Vingroup triển khai phát triển khu chung cư Vinhomes Grand Park Quận 9, cùng đó là sự di dời của Bến Xe Miền Đông. Cho nên khu vực Quận 9 đang trên đà phát triển tương đối tốt. Các tuyến đường siêu thị cần thuê như: Đỗ Xuân Hợp, Lê Văn Việt, Đường Liên Phường, các trục đường trung tâm của khu Vinhomes.

Trục đường các Quận phía Tây:

– Quận 11: Là khu vực tập trung Các siêu thị lớn: Lotte Mart, Coop Mart Lý Thường Kiệt, Khu du lịch Đầm Sen, Chung Cư Fleminton, nên ở Quận 11 này cũng tương đối phát triển, và các trục đường có mặt bằng tương đối tốt dễ cho thuê như: Lê Đai Hành, Lãnh Binh Thăng, Bình Thới, Lạc Long Quận, Nguyễn Thị Nhỏ, Hòa Bình, Khu vực 3 tháng 2 Quận 11.

– Quận 6: Là nơi tập trung sầm uất kinh doanh, là khu vực Chợ Lớn của Sài Gòn, và các tuyến đường nổi trội cần thuê mặt bằng như sau: Hậu Giang – Tháp Mười, Bình Phú, Kinh Dương Vương, Minh Phụng, Bà Hom, Phạm Văn Chí, Tân Hòa Đông.

– Quận Tân Phú: các siêu thị, ngân hàng cần thuê mặt bằng ở các trục đường: Lũy Bán Bích, Lạc Long Quận , Âu Cơ, Hòa Bình, Thoại Ngọc Hầu, Lê Trọng Tấn, Tân Sơn Nhì, Tân Kỳ Tân Quý, Nguyễn Sơn, Độc Lập, Tân Hương.

– Quận Bình Tân: Là Quận trải dài từ phía Bắc xuống phía Nam của Hồ Chí Minh, nhưng mật độ tập trung tương đối thưa, và chủ yếu là các cụm khu công nghiệp cho nên các tuyến đường cần thuê cũng hạn chế hơn so với các khu vực khác. Và các siêu thị, ngân hàng cần thuê mặt bằng chủ yếu ở các trục đường như: Đường Tên Lửa, Đường Số 7, Mã Lò, Bình Trị Đông, Kinh Dương Vương, Hồ Học Lãm, khu vực Tân Tạo Chợ Đệm, Đường Tỉnh lộ 10, Nguyễn Thị Tú.

Trục đường các Quận phía Nam:

– Quận 4: là khu vực giáp ranh Quận 1, là điểm nối từ khu vực trung tâm về phía Nam Sài Gòn, tập trung các khu dân cư lâu đời của Sài Gòn. Các trục đường dễ dàng phát triển các thương hiêu: Hoàng Diệu, Khánh Hội, Nguyễn Tất Thành, Bến Vân Đồn, Đường số 41.

– Quận 7: là 1 trong những khu vực phát triển cực kì mạnh trong 10 năm đổ lại đây ở trong Hồ Chí Minh, đã hình thành được các khu dân cư cực kỳ phát triển: Khu đô thị Phú Mỹ Hưng, khu dân cư Him Lam, từ đó kéo theo nhiều thương hiệu tập trung về đây. Các tuyến đường thương hiệu cần thuê mặt bằng: Nguyễn Thị Thập, Huỳnh Tấn Phát, Nguyễn Lương Bằng, Nguyễn Đức Cảnh, Tôn Dực Tiên, Lê Văn Lương, các trục đường chính của Khu Phú Mỹ Hưng, trục đường chính của khu dân cư Him Lam.

– Quận 8: Các trục đường có khả năng tốt để kinh doanh như: Dương Bá Trạc, Tùng Thiện Vương, Âu Dương Lân, Tạ Quang Bửu, Cao Lỗ đoạn đường gần Đại Học STU, Phạm Thế Hiển đoạn gần Âu Dương Lân, Phạm Hùng, bên cạnh đó sẽ kéo tiếp đến các trục đường chính lân cận của Huyện Bình Chánh như: Quốc Lộ 50, Đường số 9A khu Trung Sơn và các trục đường chính lân cận của Huyện.

Trục đường các quận phía Bắc:

– Quận Tân Bình: Ngân hàng, siêu thị cần thuê mặt bằng ở các trục đường: Âu Cơ, Lũy Bán Bích, Lạc Long Quân, Trường Chinh, Cộng Hòa, Hoàng Văn Thụ, Phan Huy Ích, Hoàng Hoa Thám, Khu vực K300 Phường 12, Quận Tân Bình.

– Quận Gò Vấp: Tập trung các tuyến đường lớn thích hợp cho thuê mặt bằng: Quang Trung, Phan Văn Trị, Thống Nhất, Phan Huy Ích, Phạm Văn Chiêu, Lê Văn Thọ, Lê Đức Thọ, Nguyễn Văn Lượng, Nguyễn Oanh, Nguyễn Kiệm, và Thống Nhất.

– Quận 12: Là quận đang dần phát triển và các thương hiệu đang dần đổ về đây, điển hình là các mô hình F&B: Kichi Kichi, Gogi House, Coffee House, Highland Coffee,… Và các trục đường chính mà các ngân hàng cần thuê như: Nguyễn Ảnh Thủ Phường Trung Mỹ Tây và Hiệp Thành, Lê Văn Khương.

Ngoài các trục đường chính đã nói trên, thì các ngân hàng, siêu thị cần thuê các mặt ngay khu dân cư, các trục đường nói, góc 2 mặt tiền ở các khu dân cư đông đúc.

DIỆN TÍCH TIÊU CHUẨN CỦA CÁC MẶT BẰNG CHO THUÊ:

  • Đối với Ngân Hàng:

– Bề Ngang tối thiểu: 6m trở lên đối với phòng giao dịch, và 10m trở lên đối với chi nhánh. – Diện tích tối thiểu: 120m2 đối với phòng giao dịch và 250m2 trở lên đối với chi nhánh.

  • Đối với siêu thị:

– Bề ngang tối thiểu: 6m, ưu tiên 8m, nếu góc 2 mặt tiền thì có thể linh động dc 4m mặt tiền – Diện tích tối thiểu: 50m2 trở lên

  • Đối với cửa hàng thời trang, nhà hàng F&B:

– Bề ngang tối thiểu: 8m mặt tiền – Diện tích tối thiểu: 150m2 trở lên – Ưu tiên có vỉa hè, hành lang đi bộ rộng để tối ưu việc để xe cho khác

GIÁ MONG MUỐN CẦN THUÊ MẶT BẰNG KINH DOANH:

– Giá thuê có thể linh động theo từng vị trí, tùy thuộc vào các quận có thể linh động giá thuê khác nhau

– Giá thuê thông thường sẽ từ 100 triệu/ tháng trở lên đối với các trục đường chính trực thuộc các Quận 1,3,5,10

– Các Quận khác linh động với giá từ 50 triệu/ tháng trở lên.

CÁC TẬP ĐOÀN NÀO SỠ HỮU CÁC THƯƠNG HIỆU CẦN THUÊ:

CÁC LÝ DO NÊN CHO THƯƠNG HIỆU THUÊ MẶT BẰNG LÀ GÌ?

  • Thương hiệu lớn: Là một trong những hệ thống có mật độ kinh doanh cao, hệ thống cửa hàng trải rông khắp Việt Nam, và bên cạnh đó cũng có những thương hiệu được tài trợ bằng nguồn vốn lớn của nước ngoài.
  • Hợp đồng ràng buộc rõ ràng: Hợp đồng với các siêu thị cần thuê thường đáp ứng đủ cho quyền và nghĩa vụ cho cả 2 bên thuê và bên cho thuê, hợp đồng rõ ràng, đầy rủ ráng buộc về pháp lí, đặc biệt là các thương hiệu có vốn đầu tư từ nước ngoài phải đảm bảo hợp đồng được công chứng.
  • Cọc thanh toán ổn định: Các cửa hàng có thương hiệu thông thường sẽ ưu tiên số tiền đặt cọc sẽ là 3 tháng tiền thuê và thanh toán định kì 1 hoặc 3 tháng 1 lần
  • Tạo giá trị thương hiệu cho mặt bằng cho thuê: Điều đặc biệt của hệ thống cửa hàng của các thương hiệu thuê lúc nào cũng tạo cho các mặt bằng cho thuê lúc nào cũng được thắp sáng, tạo được độ sôi động cho mặt bằng, từ đó kéo theo giá trị mặt bằng đang cho các thương hiệu thuê cũng được tăng cao.
  • Gia hạn hợp đồng: Hợp đồng thuê của các thương hiệu thường khởi đầu 5 năm, và sau khi kết thúc hợp đồng thì siêu thị sẽ ưu tiên gia hạn hợp đồng với giá đã thống nhất với bên cho thuê, và thời gian thuê sẽ tiếp tục được ổn định.
  • Tính liên tục ổn định: Không giống với đa phần thương hiệu thuê mặt bằng, các hệ thống thương hiệu là đơn vị thuê ít bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 vừa qua, vẫn đáp ứng được khả năng chi trả tiền thuê, và không bị tổn thất nhiều sau dịch Covid-19., và các cửa hàng vẫn được phép kinh doanh vào những thời điểm đó.

CÁC VẤN ĐỀ VỀ CHO THUÊ MẶT BẰNG KINH DOANH TẠI HỒ CHÍ MINH:

  • Hợp đồng thuê mặt bằng có cần công chứng hay không?

Trả lời: Đối với việc cho thuê mặt bằng kinh doanh với đơn vị thuê là các công ty, hệ thống ngân hàng, chuỗi hệ thống siêu thị, các công ty có vốn đầu tư từ nước ngoài thì gần như bắt buộc công chứng hợp đồng thuê tại các Văn Phòng Công Chứng. Và khi công chứng, bên cho thuê phải đóng các loại thuế phát sinh từ việc cho thuê nhà là 10% trên giá trị thuê trong hợp đồng công chứng (Trong đó bao gồm: 5% thuế Thu nhập cá nhân(TNCN) và 5% thuế Giá trị gia tăng(GTGT) phát sinh từ việc cho thuê nhà.)

  • Quy trình cho thuê mặt bằng kinh doanh như thế nào?

  1. Bên thuê và bên cho thuê sẽ tiến hình tham khảo vị trí, diện tích, kết cấu các mặt bằng cần thuê.
  2. Tiến hành thỏa thuận điều khoản hợp đồng thuê: Tiền cọc, tiến độ thanh toán theo từng tháng hoặc từng quý, thời gian trượt giá, thời hạn hợp đồng, thời gian nhận nhà và tiến hành sữa chữa miễn phí, và các điều khoản liên quan khác.
  3. Ký kết hợp đồng chính thức, (công chứng hợp đồng thuê nếu 2 bên đồng ý)
  4. Bàn giao mặt bằng cho thuê
  • Hợp đồng đặt cọc và hợp đồng thuê do ai soạn và có tính pháp lý không?

Chúng tôi là bên thứ 3 chuyên nghiệp hỗ trợ cho bên thuê và bên cho thuê sẵn hợp đồng đặt cọc và mẫu hợp đồng thuê sẵn cho 2 bên. Nếu trường hợp các doanh nghiệp, hệ thống chuỗi cần thuê mặt bằng kinh doanh có sẵn mẫu đặt cọc và hợp đồng thì sử dụng của bên thuê. Và pháp lý từ hợp đồng đặt cọc hay kí tay không cần công chứng, vẫn có hiệu lực pháp lý đầy đủ theo quy định tại Khoản 1 điều 117 Bộ luật dân sự 2015.

  • Phí môi giới như thế nào?

Trả lời: Tùy thuộc vào thời hạn hợp đồng giữ bên thuê và bên cho thuê. Để đảm bảo được giá trị hợp đồng lâu dài, để đảm bảo bên quyền lợi của bên cho thuê, thì phí môi giới thông thường theo thị trường như sau: – Hợp đồng dưới 3 năm: Phí môi giới là 50% tiền thuê nhà của 1 tháng – Hợp đồng 3 năm trở lên: Phí môi giới là 100% tiền thuê nhà của 1 tháng.Và phí môi giới được chi trả sau khi 2 bên kí hợp đồng thành công và bên cho thuê đã đặt cọc đầy đủ cho bên thuê.