Quy trình chiết xuất dược liệu hiện đại quy mô công nghiệp

Hiện nay, xu thế dùng thảo dược, dược liệu tại Việt Nam ngày càng nhiều do độ an toàn, lành tính, hầu như không có tác dụng phụ giúp hỗ trợ, cải thiện tình trạng bệnh rất tốt. Tuy nhiên, chất lượng của những sản phẩm dược liệu này đang trở thành vấn đề bức thiết, đặc biệt là khâu chiết xuất dược liệu có đúng quy trình và đảm bảo chất lượng không. Hãy cùng Đông Nam tìm hiểu tại bài viết dưới đây nhé!

Video lắp đặt dây chuyền chiết xuất cô đặc dược liệu chân không Đông Nam

Quy trình chiết xuất dược liệu
Quy trình chiết xuất dược liệu

Chiết xuất dược liệu là gì?

Chiết xuất dược liệu là chiết xuất các hoạt chất quý hiếm trong nguyên liệu có nguồn gốc tự nhiên như dược liệu, thảo dược, hoa lá,… bằng dung môi thích hợp như cồn, nước,… trong nhiệt độ và thời gian, áp suất phù hợp.

Mục đích của chiết xuất dược liệu là gì?

Chiết xuất dược liệu hay sử dụng trong Đông y và các cơ sở kinh doanh thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm chức năng. Mục đích của chiết xuất dược liệu tạo ra sản phẩm có tác dụng nhanh hơn, tách riêng được các hoạt chất tinh khiết, giúp ta lấy được các hoạt chất dưới dạng dung dịch hay bột. Sau đó chúng ta sẽ thu được chất tinh khiết làm thuốc mới hoặc bán tổng hợp ra thuốc mới hay làm thực phẩm bảo vệ sức khỏe.

Cao lỏng dịch chiết dược liệu
Cao lỏng dịch chiết dược liệu

Chiết xuất dược liệu còn giúp chuyển dạng bào chế từ viên hoàn sang dạng cao thuốc hay dung dịch. Góp phần tăng hiệu quả khi sử dụng giúp chăm sóc sức khỏe con người tốt hơn.

Tại sao cần phải chiết xuất dược liệu?

Chiết xuất dược liệu giúp loại bỏ các tạp chất bên trong dược liệu, bởi vì các dược liệu sau khi thu hái, phơi hoặc sấy khô thường sẽ có nhiều tạp chất như ẩm mốc, sâu mọt. Chính vì vậy, việc chiết xuất là rất quan trọng giúp loại bỏ chúng, đảm bảo chất lượng dược liệu ở mức tinh khiết nhất.

Việc chiết xuất còn giúp cho việc bảo quản và sử dụng được lâu dài, dễ dàng hơn, đảm bảo các hoạt chất trong dược liệu tác dụng nhanh và mạnh hơn trong thời gian dài. Giúp quá trình bào chế, làm thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm chức năng đơn giản, nhanh chóng hơn.

Ngoài ra, việc chiết xuất dược liệu còn giúp giảm bớt độc tính của dược liệu do loại bỏ được tạp chất, chất có độc tính (nếu có),…

Quy trình chiết xuất dược liệu

Quy trình chiết xuất dược liệu
Quy trình chiết xuất dược liệu

Vậy quy trình chiết xuất dược liệu bao gồm những bước nào? Tùy theo từng loại dược liệu sẽ có quy trình riêng biệt, tuy nhiên chúng có những giai đoạn chung như sau:

  • Chuẩn bị dược liệu, dung môi
  • Chiết xuất hoạt chất
  • Loại bỏ bớt tạp chất
  • Cô đặc
  • Sấy khô hoặc sấy phun thành bột
  • Xác định và điều chỉnh tỷ lệ hoạt chất
  • Hoàn chỉnh chế phẩm
  • Đóng gói theo tiêu chuẩn

Chiết xuất dược liệu từ nguyên liệu nào?

Nguyên liệu để chiết xuất bao gồm:

Dược liệu: Dược liệu chiết xuất là thực vật, cây thuốc, thảo dược, khoáng vật, sinh vật biển, vi sinh vật, gạc, sừng, sinh vật biển,… Sử dụng tách chiết 1 phần hoặc toàn bộ dược liệu. Đối với thực vật thường tách chiết từ các phần như hoa, quả, lá, thân, rễ cây, nhựa,…

Dung môi chiết xuất: Cơ sở chọn dung môi chiết xuất phụ thuộc vào hoạt chất trong nguyên liệu cũng như đặc tính của chất tan của nó. Dung môi chiết xuất thường gồm các nhóm khác nhau như:

  • Nhóm gồm dung môi phân cực, lưỡng cực là alcol, nước.
  • Nhóm gồm các dung môi phân cực không lưỡng cực là dung môi chất tan phân cực DMF, dung môi chất tan không phân cực CHCl3, ether ethylic.
  • Nhóm các dung môi không phân cực không lưỡng cực.

Ưu điểm của chiết xuất dược liệu hiện đại so với truyền thống

Phương pháp chiết xuất hiện đại – đặc biệt là chiết xuất cô đặn chân không có rất nhiều ưu điểm so với phương pháp truyền thống – nấu củi ngày xưa. Quá trình chiết xuất dùng dung môi thích hợp hòa tan các chất dưới nhiệt độ, áp suất phù hợp. Các hợp chất cần thiết được hòa tan, tách ra khỏi nguyên liệu, thu được dịch chiết sạch tạp, tinh khiết. Quá trình này có ưu điểm:

  • Hàm lượng hoạt chất chiết xuất cao hơn do kiểm soát được nhiệt độ, thời gian, áp suất.
  • Loại bỏ được các tạp chất
  • Thời gian rút ngắn hơn so với nấu thông thường
  • Hiệu quả sử dụng sản phẩm nhanh hơn.
  • Góp phần vào tiêu chuẩn hóa dược liệu
  • Phát triển ngành nghiên cứu và ứng dụng dược liệu

Hệ thống chiết xuất dược liệu gồm những gì?

Vậy hệ thống chiết xuất dược liệu bao gồm những máy móc nào? Chúng ta cùng theo dõi dây chuyền chiết xuất dược liệu dưới đây như sau:

Máy chiết xuất dược liệu

Máy chiết xuất dược liệu
Máy chiết xuất dược liệu

Nên chọn dòng máy chiết xuất cao cấp, có kiểm soát cài đặt được nhiệt độ, thời gian, áp suất và tiết kiệm năng lượng. Đặc biệt nếu có điều kiện nên chọn dòng chân không vì chiết xuất dược liệu ở nhiệt độ thấp dưới 100 độ C giúp bảo toàn được tính chất hoạt tính không bị biến đổi.

Ở các cơ sở nhỏ lẻ thì nên chọn máy chiết xuất dược liệu gia nhiệt điện thường để tiết kiệm ngân sách, chi tiết máy quý khách xem tại đây:

Máy chiết xuất dược liệu
Máy chiết xuất dược liệu

Video cận cảnh máy chiết xuất dược liệu Đông Nam

Dây chuyền chiết xuất dược liệu chân không

Toàn bộ máy phải đạt tiêu chuẩn GMP-WHO, được chế tạo bằng inox cao cấp sus 304, xử lý bề mặt bóng gương. Hiệu suất chiết cao, đảm bảo chiết kiệt 100% hoạt chất trong dược liệu, dịch chiết trong suốt.

Nếu chiết xuất ở nhiệt độ thường thì nhiệt độ chiết xuất trong thời gian dài toàn trên 100 độ C, nên một số hoạt chất biến đổi ở nhiệt độ cao dùng thiết bị chiết xuất thông thường lại không hiệu quả, chính vì thế người ta dùng thiết bị chiết xuất bằng áp suất chân không giúp giảm nhiệt độ chiết xuất luôn dưới 100 độ C vừa giúp tiết kiệm điện năng vừa đảm bảo hàm lượng hoạt chất và tăng giá trị sản phẩm.

Dây chuyền chiết xuất dược liệu và cô đặc chân không
Dây chuyền chiết xuất dược liệu và cô đặc chân không

Thiết bị cô đặc chân không

Thiết bị cô đặc chân không Đông Nam

Cao dược liệu
Cao dược liệu

Sau khi chiết xuất người ta thu được dung dịch loãng, chính vì vậy cần phải cô đặc lại đến nồng độ thích hợp để làm cao thuốc hay để thích hợp với máy sấy phun tạo bột.

Thiết bị cô đặc chân không
Thiết bị cô đặc chân không

Để đảm bảo cao dược liệu thời gian bảo quản lâu dài hơn thì nên đóng chai sẫm màu. Người ta sử dụng máy chiết rót định lượng dịch đặc để đóng chai dễ dàng, chuyên sử dụng đóng cao lỏng trong sản xuất dược phẩm, đông y, không nên dùng phễu nhựa đóng không chính xác lại gây mất an toàn vệ sinh thực phẩm.

Sau khi đóng gói trong chai, người ta dán màng seal để bảo quản tốt hơn và tránh đổ ra nắp chai trong quá trình vận chuyển. Sử dụng máy dán màng seal để đóng gói.

Sản phẩm hoàn thiện cao lỏng dược liệu - Cao thìa canh
Sản phẩm hoàn thiện cao lỏng dược liệu – Cao thìa canh

Ngoài ra, cao lỏng còn chế biến thành dạng bột khô bằng phương pháp sấy phun bột đem đi đóng viên dễ dàng bảo quản. Sau khi tạo thành phẩm cao lỏng, người ta cho vào máy sấy phun để tạo bột. Bột cao sau sấy khô, hạt mịn được dùng đóng viên dễ sử dụng và bảo quản.

Ngoài ra, nếu quý khách chưa có điều kiện kinh tế đầu tư thiết bị hiện đại, mà sản phẩm không yêu cầu quá cao về nhiệt độ, thì hoàn toàn có thể đầu tư nồi nấu cao dược liệu để chiết xuất hoạt chất từ dược liệu thành dạng cao dược liệu nhé!

đây.

Nồi nấu cao dược liệu, cao xương, cao thảo dược, cao thuốc
Nồi nấu cao dược liệu, cao xương, cao thảo dược, cao thuốc

Như vậy quy trình chiết xuất dược liệu chuẩn bằng thiết bị hiện đại đem lại rất nhiều ưu điểm trong ngành thuốc và thực phẩm bảo vệ sức khỏe từ dược liệu. Nếu quý khách có nhu cầu tìm hiểu và mua máy chiết xuất dược liệu vui lòng liên hệ đến:

CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ VÀ KỸ THUẬT ĐÔNG NAM

Địa chỉ: Số 562 đường Phúc Diễn, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

Nhà máy sản xuất: Cụm công nghiệp Dương Liễu, xã Dương Liễu, huyện Hoài Đức, Hà Nội

Hotline: 0869 286 525 / 0886 255 729

Website: www.cokhidongnam.vn

Xem thêm: Chính sách bảo hành sản phẩm

Top 5 lý do nên mua máy móc tại cơ khí Đông Nam