Các loại khớp nối
Dựa vào ứng dụng thì khớp nối trục được phân thành nhiều loại khác nhau. Tuy nhiên khớp nối trục sẽ được phân loại thành 3 nhóm chính.
1. Khớp nối trục cứng (Khớp nối trục chặt – Rigid coupling)
2. Khớp nối đàn hồi hay khớp nối bù (Flexible couplings or Compensating Couplings)
3. Khớp nối ly hợp (khớp nối bảo vệ quá tải – Torque Limiter Couplings)
Xem thêm: Các thương hiệu khớp nối và dạng khớp nối sử dụng phổ biến tại Việt Nam
1. Khớp nối trục cứng (Khớp nối trục chặt – Rigid coupling)
Khớp nối trục cứng là khớp nối trục chặt liên kết cố định 02 chi tiết lại với nhau, không có sai lệch vị trí tương quan. Khác với các loại khớp nối trục khác, khớp nối cứng không những truyền moment xoắn mà còn có thể truyền moment uốn và lực dọc trục.Khớp nối cứng có 02 loại là khớp nối ống có thiết kế dạng ống xuyên suốt hoặc được cắt đôi theo chiều dọc trục, bóp xiết chặt trục nhờ bulon liên kết và khớp nối bích gồm 02 mặt bích thép liên kết trực tiếp với nhau bằng bulong để truyền chuyển động.
Loại khớp nối trục cứng này có kết cấu đơn giản, moment lớn, giá thành rẻ. Tuy nhiên, với kích thước không lớn, chỉ dùng cho trục có đường kính nhỏ và cần lắp đặt chính xác do độ sai lệch trục rất bé, vì vậy chúng chỉ phù hợp với mốt số ứng dụng nhất định, không phổ biến như 02 nhóm khớp nối còn lại.
2. Khớp nối đàn hồi hay khớp nối bù (Flexible couplings or Compensating Couplings)
Khớp nối đàn hồi gồm các loại phổ biến: Khớp nối cao su giảm chấn, khớp nối vấu cao su, khớp nối mặt bích có cao su giảm chấn, khớp nối đĩa thép đàn hồi, Khớp nối Servo, khớp nối răng, khớp nối xích, khớp nối lưới, khớp nối cardan…. Dùng để nối các trục có sai lệch tâm do biến dạng đàn hồi của các trục do sai số chế tạo và lắp đặt hoặc do trục bị biến dạng đàn hồi. Các khớp nối đàn hồi này giúp hấp thụ rung động, bù sai lệch giữa các trục với nhau trong quá trình làm việc.
– Khớp nối cao su giảm chấn: Là khớp nối có sử dụng vòng đệm đàn hồi (vật liệu bằng cao su). Vòng cao su này có khả năng lựa theo sai lệch vị trí của các trục để truyền chuyển động giúp bù sai lệch của trục. Ngoài ra, khi bị quá tải hoặc cao su giảm chấn hư hỏng, phần liên kết bị tách rời, motor quay tự do, không phá hỏng phần khớp nối cứng.
– Khớp nối vấu (Jaw couplings) là loại khớp nối có phần khớp nối cứng dạng vấu liên kết với nhau nhờ cao su giảm chấn ở giữa nhầm mục đích giảm rung động, có khả năng lựa theo sai lệch vị trí của các trục để truyền chuyển động giúp bù sai lệch của trục.
– Khớp nối motor Servo (khớp nối CNC – Backlash-free servo couplings) chuyên dùng cho các truyền động động chính xác, máy mài và máy phay, máy đóng gói và khớp nối encoder…
Các dạng khớp nối thường gặp: Khớp nối Rotex, Khớp nối N-EUPEX, Khớp nối FCL, Khớp nối HRC, Khớp nối NM
– Khớp nối cardan (Universal joint): Có chức năng truyền moment giữa các cụm máy đặt cách xa nhau hoặc giữa các cụm của hệ thống truyền lực mà trong quá trình hoạt động luôn có vị trí, khoảng cách thay đổi. Khớp nối trục cardan line shaft được sử dụng rộng rãi trong các nhà máy thép, nhà máy gỗ và giấy…
– Khớp nối răng (Gear Coupling), Khớp nối răng vỏ nhựa (Nylon Sleeve Gear Couplings), Khớp nối xích (Chain Couplings, xem tài liệu), khớp nối lưới (Taper Grid couplings): Moment lớn, được sử dụng cho điều kiện tải trọng lớn, đường kính trục lớn. Được sử dụng cho hộp số, cầu trục, tời nâng, máy khuấy, băng tải công nghiệp hay các máy móc ngành sản xuất thép, xi măng, giấy….
– Khớp nối đĩa thép đàn hồi (Disc coupling): đây là loại khớp nối được sử dụng phổ biến nhất cho các thiết bị quay của nhà máy công nghiệp như bơm, quạt, máy nén, tuabin, máy phát,v.v..kết cấu cũng khá đơn giản gồm các đĩa thép không gỉ, có chức năng đàn hồi, nhờ đó mà có thể bù sai lệch trục của máy.
3. Khớp nối ly hợp (khớp nối bảo vệ quá tải – Torque Limiter Couplings)
Khớp nối thủy lực (khớp nối ly hợp – Fluid Coupling)
+ Khớp nối thủy lực là bài toán kinh tế trong việc thiết kế, lắp đặt thiết bị tại các nhà máy xi măng, nhiệt điện, thủy điện, luyện thép… vì có chức năng chống quá tải ưu việc. Khớp nối thỷ lực (Fluid Coupling) sử dụng cho một số thiết bị có khối lượng lớn cần gia tốc êm ái, điều kiện làm việc khắc nghiệt như máy xúc khai thác mỏ, truyền động cho băng tải, gàu tải, xích tải, máy nghiền bột giấy, máy trộn, máy ép con lăn, quạt thông gió lớn, bơm cấp nồi hơi, máy nén cỡ lớn, máy ly tâm và dẫn động phụ cho máy nghiền…, có thể điều chỉnh tốc độ và đòi hỏi khả năng sẵn sàng.
+ Khớp nối thủy lực truyền moment bằng dầu thủy lực, khi động cơ dẫn động quay sẽ làm cánh bơm của khớp nối quay và đẩy dầu về phía cánh tuabin (phía trục máy được dẫn) làm tuabin quay và kéo máy được dẫn quay. Bằng cách thay đổi lượng chất lỏng là có thể tăng hoặc giảm số vòng quay và moment của khớp nối.
+ Ưu điểm của loại khớp nối thủy lực là làm việc êm ái, ít bảo trì, giảm thiểu moment khi khởi động, chống rung, chống shock. Giúp khởi động không tải, giảm thời gian khởi động, có thể thay đổi được tốc độ quay. Đặc biệt, trong những trường hợp gặp sự cố như hệ thống truyền động bị kẹt hoặc quá tải, khớp nối thủy lực có khả năng xử lý sự cố và độ an toàn cao nhờ vào nút an toàn (Cầu chì nhiệt – Fusible plug).
Các Fusible plug (hay còn gọi là Nút nổ khớp thủy lực, nút nổ an toàn khớp thủy lực, cầu chì nhiệt, fusible safety plugs, Protection Plugs) hoạt động như một van an toàn (thiết bị bảo vệ quá tải) cho khớp nối. Khi gặp sự cố, hệ thống truyền động bị dừng lại, lúc đó motor vẫn đang chạy ở chế độ định mức, do cơ chế truyền động thông qua chất lỏng, dầu tại khớp nối sẽ nóng lên, nút nổ an toàn trên khớp nối sẽ tan chảy và dầu chứa trong khớp nối thủy lực được thoát ra.
Một vài thương hiệu khớp nối thủy lực nổi tiếng: Siemens Flender (Fludex couplings), Voith fluid couplings, Westcar (Rotofluid couplings), Transfluid couplings, khớp nối thủy lực YOX…..
Các loại Fusible plugs dùng ở nhiệt độ 110 °C, 140 °C, 160 °C và lên đến 180 °C gồm các loại M18x1,5, M24x1,5, M30x1,5, FUSIBLE PLUG 1/4 GAS 145°C RED, 1/2 GAS 145°C RED, 3/4 GAS 180 °C GREEN, TURBOSTART 1/2″ FUSIBLE PLUG, TRANSFLUID 1/4-140 DEG C FUSIBLE PLUG, TRANSFLUID 3/8 140 DEG C FUSIBLE PLUG, 140º C (284º F) Brass Fusible Plug 3/4″ -16 TPI UNF Thread Steam, M10, M18x1.5, M24x1.5, M30x1.5
+ Nhược điểm: Giá thành đầu tư cao, mất mát số lượng lớn dầu khi bị sự cố quá tải.
Khớp nối ly hợp ma sát (Torque Limiter Couplings, Safety overload Couplings)
Trong quá trình làm việc, khi thiết bị truyền động bị quá tải, các viên bi chốt chặn liên kết giữa 2 hub của khớp nối sẽ trượt hoàn toàn, giải phóng liên kết với nhau, ngắt kết nối với máy, giúp thiết bị được bảo vệ an toàn. Khi hết quá tải các viên bi sẽ về vị trí cũ, thiết bị làm việc bình thường.
Cách chọn khớp nối
Khi chọn các loại khớp nối cho các chi tiết máy bạn nên dựa vào các yếu tố sau: Tải trọng, số vòng quay, tính chất làm việc của máy, đường kính d (trục chủ động) của đoạn cần lắp khớp nối và mô men xoắn trên trục, sau đó tra bảng tìm khớp nối thích hợp.
Trên đây là một số thông tin về khớp nối trục. Tìm hiểu thêm một số thương hiệu khớp nối sử dụng phổ biến tại Việt Nam.
Thường xuyên truy cập website https://khopnoitrucmotor.com để cập nhật những thông tin mới nhất về sản phẩm.
Tags: Khớp nối cứng, Khớp nối trục chặt, Rigid coupling, Khớp nối ống, Khớp nối bích, Khớp nối đàn hồi, khớp nối mềm, khớp nối đĩa, khớp nối răng, khớp nối xích, khớp nối lưới, khớp nối cardan, Khớp nối ly hợp, khớp nối bảo vệ quá tải, Khớp nối thủy lực, khớp nối trục, khớp nối trục cardan, khớp nối rotex, khớp nối Pin Coupling, khớp nối bowex
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!