KẾ TOÁN CÁC KHOẢN ỨNG TRƯỚC &
8203; &
8203; Các khoản ứng trước trong DN bao gồm các khoản tiền tạm ứng, khoản chi phí trả trước, khoản cầm cố ký cược ký quỹ ngắn hạn theo những qui tắc riêng biệt nhưng về cơ bản vẫn thuộc vốn và tài sản của DN nên doanh nghiệp phải có trách nhiệm thu hồi, phải thanh toán hoặc phải xử lý.
Các khoản ứng trước được phản ánh ở nhóm tài khoản :
– TK 141 – Tạm ứng
– TK 142 – Chi phí trả trước (ngắn hạn); TK 242 -Chi phí trả trước dài hạn
– TK 144 – Ký quỹ, ký cược ngắn hạn.
I- KẾ TOÁN CÁC KHOẢN TẠM ỨNG :
1/ Khái niệm :
Khoản tạm ứng là một khoản tiền ứng hoặc vật tư do DN giao cho người nhận tạm ứng để thực hiện nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh hoặc giải quyết một công việc nào đó được phê duyệt.
2/ Nội dung chi tạm ứng :
– Tạm ứng để chi cho cho các công việc thuộc hành chính quản trị như tiếp khách, tổ chức hội nghị, mua văn phòng phẩm…
– Tạm ứng tiền tàu xe, phụ cấp lưu trú, công tác phí của CB-CNV đi công tác.
– Tạm ứng cho người làm công tác thu mua nguyên vật liệu, hàng hóa để trả tiền thuê bốc vác hoặc vận chuyển ….
3/ Nguyên tắc chi tạm ứng :
– Chỉ chi tạm ứng cho người lao động hiện đang làm việc tại doanh nghiệp, Người nhận tạm ứng thường xuyên phải được giám đốc chỉ định bằng văn bản.
– Người tạm ứng (có tư cách cá nhân hay tập thể) phải chịu trách nhiệm với DN về số đã nhận tạm ứng và chỉ sử dụng tạm ứng theo đúng mục đích và nội dung công việc đã được phê duyệt. Nếu số tiền không sử dụng hết phải nộp lại quỹ và không được chuyển số tiền tạm ứng cho người khác.
– Khi hoàn thành, kết thúc công việc ngườn nhận tạm ứng phải lập bảng thanh toán tạm ứng (kèm theo các chứng từ gốc) chứng minh cho việc chi tiêu.
– Kế toán phải mở sổ chi tiết theo dõi chặc chẽ từng người tạm ứng, theo từng lần tạm ứng và thanh toán tạm ứng.
4/ Chứng từ kế toán tạm ứng : Chứng từ dùng để kế toán các khoản tạm ứng bao gồm:
– Giấy đề nghị tạm ứng (Mẫu số: 03 – TT )
– Phiếu chi tiền mặt (Mẫu số: 02 – TT )
– Báo cáo thanh toán tạm ứng (Mẫu số: 04 – TT ) kèm theo các chứng từ gốc như : Hóa đơn mua hàng, biên lai thu tiền, biên lai thu phí, cước phí….
5/ Tài khoản sử dụng :
Kế toán tổng hợp các khoản tạm ứng sử dụng tài khoản 141 – “ Tạm ưng “.
Kết cấu và nội dung kinh tế của tài khoản như sau:
§ Bên Nợ : Các khoản tiền vật tư đã tạm ứng cho người lao động của DN.
§ Bên Có :
– Các khoản tạm ứng đã được thanh toán.
– Số tiền tạm ứng dùng không hết nhập lại quỹ hoặc tính trừ vào lương.
– Các khoản vật tư sử dụng không hết nhập lại kho.
§ Số Dư Bên Nợ : Số tạm ứng chưa thanh toán.
6/ Kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu :
(1)- Khi tạm ứng tiền hoặc vật tư cho người lao động trong đơn vị, căn cứ vào phiếu chi kèm theo giấy đề nghị tạm ứng đã được duyệt, ghi :
Nợ TK 141 : số tiền tạm ứng (chi tiết theo đối tượng tạm ứng)
Có TK 111, 112, 152 …. : số tiền tạm ứng
(2)- Khi hoàn thành công việc, người nhận tạm ứng lập bảng kê thanh toán hoàn ứng đính kèm các chứng từ gốc có liên quan trình kế toán trưởng (hoặc thủ trưởng đơn vị) phê duyệt:
Nợ TK 151, 152, 153, 156 : Giá chưa thuế
Hoặc Nợ TK 211, 213, 241 : Giá chưa thuế
Hoặc Nợ TK 121, 128, 221, 222, 228 : Giá chưa thuế
Hoặc Nợ TK 627, 635, 641, 642, 811 : Giá chưa thuế
Nợ TK 133 : Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Có TK141 : Tổng số tiền đã thanh toán
(3)- Khoản tiền tạm ứng chi(hoặc sử dụng) không hết nhập lại quỹ (nhập lại kho) hoặc trừ vào lương, ghi:
Nợ TK 111, 152 ( hoặc 334) : Số tiền chênh lệch
Có TK 141 : Số tiền chênh lệch
(4)- Trường hợp số thực chi được duyệt lớn hơn số tiền tạm ứng, kế toán lập phiếu chi để thanh toán thêm cho người nhận tạm ứng :
Nợ TK 151, 152, 153, 156 : Giá chưa thuế
Hoặc Nợ TK 211, 213, 241 : Giá chưa thuế
Hoặc Nợ TK 121, 128, 221, 222, 228 : Giá chưa thuế
Hoặc Nợ TK 627, 635, 641, 642, 811 : Giá chưa thuế
Nợ TK 133 : Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Có TK 111 : Số tiền chênh lệch
Ví dụ: Số dư ngày 31/3/2006 của TK 141 : 1.850.000 đ. Chi tiết:
– Ông Nguyễn Văn Anh : 1.200.000 đ
– Ông Trần Văn Bình : 650.000 đ
Trong tháng 4/2006 phòng kế toán có các số liệu về các khoản chi tạm ứng như sau:
A- Tổng hợp phiếu chi tạm ứng:
1/. Ngày 5/4/2006 phiếu chi tạm ứng số 142, tạm ứng cho Ông Lê Văn Kim để thuê bóc dở vật liệu số tiền 500.000 đ.
2/. Ngày 12/4/2006 phiếu chi tạm ứng số 156, tạm ứng cho Ông Huỳnh Văn Ba đi công tác số tiền 400.000 đ.
B- Tổng hợp các báo cáo thanh toán tạm ứng:
1/. Báo cáo thanh toán tạm ứng số 02 ngày 3/4/2006 của Ông Nguyễn Văn Anh như sau:
– Thanh toán tiền mua CCDC nhập kho, số tiền thanh toán ghi trên hóa đơn 1.100.000 đ (trong đó thuế GTGT : 100.000 đ), chi phí vận chuyển 20.000 đ.
– Số tiền thừa nộp lại quỹ , phiếu thu số 15 ngày 3/4/2006 số tiền 80.000 đ.
2/. Báo cáo thanh toán tạm ứng số 08 ngày 13/4/2006 của Ông Trần Văn Bình như sau:
– Chi phí cho Đại hội CCVC ngày 10/4/2006 số tiền thanh toán là 720.000 đ.
– Số tiền chênh lệch kế toán đã lập chứng từ để chi bổ sung, phiếu chi số 145 ngày 14/4/2006.
3. Báo cáo thanh toán tạm ứng số 09 ngày 16/4/2006 của Ông Lê Văn Kim như sau:
– Thuê bốc vác vật liệu số tiền thanh toán là 400.000 đ.
– Số tiền thừa do ông Kim không nhập lại quỹ nên kế toán khấu trừ vào lương tháng 4/2006 số tiền là 100.000 đ.
Định khoản :
A- Khi chi tạm ứng :
1a- Nợ TK 141 (Kim) : 500.000
Có TK 111(1) : 500.000
1b- Nợ TK 141 (Ba) : 400.000
Có TK 111(1) : 400.000
Đồng thời kế toán ghi vào sổ chi tiết để theo dõi.
B- Khi thanh toán tạm ứng:
2a- Nợ TK 153 : 1.020. 000
Nợ TK 133 : 100.000
Nợ TK 111 : 80.000
Có TK 141 (Anh) : 1.200.000
2b- Nợ TK 338(2) : 720.000
Có TK 141 (Bình) : 650.000
Có TK 111 : 70.000
2c- Nợ TK 152 : 400.000
Nợ TK 334 : 100.000
Có TK 141 (Kim) : 500.000
Số dư đến ngày 30/4/2006 củaTK 141 : 400.000 đ ( Chi tiết : Ông Huỳnh Văn Ba)
II- KẾ TOÁN CÁC KHOẢN CHI PHÍ TRẢ TRƯỚC :
A- Chi phí trả trước ngắn hạn :
1/ Khái niệm :
Chi phí trả trước ngắn hạn là những khoản chí phí thực tế đã phát sinh nhưng có liên quan đến hoạt động SXKD của nhiều kỳ hạch toán trong nột năm tài chính hoặc một chu kỳ kinh doanh; nên không thể tính hết vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ phát sinh mà được tính vào hai hay nhiều kỳ kế toán tiếp theo.
Mục đích là nhằm thể hiện đúng chi phí đã tham gia vào HĐ-SXKD trong kỳ, đảm bảo cho chi phí được ổn định giữa các kỳ hạch toán, tạo nên sự tưng xứng giữa chi phí và doanh thu trong kỳ.
Thuộc loại chi phí trả trước ngắn hạn bao gồm:
– Chi phí trả trước về thuê cử hàng, nhà xưởng, nhà kho, văn phòng cho một năm tài chính hoặc một chu kỳ kinh doanh.
– Chi phí trả trước về thuê dịch vụ cung cấp cho một năm tài chính hoặc một chu kỳ kinh doanh.
– Chi phí mua các loại bảo hiểm (Bảo hiểm cháy, nổ, bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ phương tiện, bảo hiểm thân xe…), các loại lệ phí mua và trả một lần trong năm.
– Công cụ, dụng cụ thuộc tài sản lưu động xuất dùng một lần với giá trị lớn và CCDC có thời gian sử dụng dưới một năm..
– Giá trị bao bì luân chuyển và đồ dùng cho thuê với kỳ hạn tối đa là một năm tài chính hoặc một chu kỳ kinh doanh.
– Chi phí mua các tài liệu kỷ thuật và các khoản chi phí trả trước ngắn hạn khác được tính phân bổ dần vào chi phí kinh doanh trong một năm tài chính hoặc một chu kỳ kinh doanh.
– Chi phí trong thời gian ngừng việc (không lường trước được).
– Chi phí sửa chữa lớn TSCĐ phát sinh một lần quá lớn cần phải phân bổ cho nhiều kỳ kế toán (tháng, quí) trong một năm tài chính hoặc một chu kỳ kinh doanh.
– Chi phí trả trước ngắn hạn khác ( như lãi tiền vay trả trước, lãi mua hàng trả chậm trả góp …).
Việc phân bổ chi phí trả trước vào chi phí của các đối tượng theo từng kỳ phải được kế hoạch hóa chặt chẽ. Cụ thể phải căn cứ vào tính chất, mức độ ảnh hưởng của từng khoản chi phí và khả năng trang trải chi phí của doanh nghiệp đề lập kế hoạch phân bổ cho phù hợp.
Kế toán phải theo dõi từng khoản chi phí trả trước thực tế phát sinh, số đã phân bổ vào các kỳ hạch toán cho từng đối tượng chịu chi phí, số còn lại chờ phân bổ.
2/ Hạch toán tổng hợp :
Tài khoản sử dụng :
Kế toán tổng hợp sử dụng TK 142” Chi phí trả trước ngắn hạn”.
Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản như sau:
Bên Nơ : Các khoản chi phí trả trước ngắn hạn thực tế phát sinh.
Bên Có : Các khoản chi phí trả trước ngắn hạn đã tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ.
Số Dư Nợ : Các khoản chi phí trả trước ngắn hạn chưa tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh..
b- Trình tự kế toán:
(1)- Khi phát sinh các khoản chí phí trả trước ngắn hạn có liên quan đến nhiều kỳ kế toán trong một năm tài chính thì được phân bổ dần :
Nợ TK 142 – Chi phí trả trước ngắn hạn
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 111, 112, 152, 153, 241, 331, 334, 338….
(2)- Trường hợp thuê TSCĐ là thuê hoạt động ( Văn phòng làm việc, nhà xưởng, cửa hàng…) khi doanh ngiệp trả trước tiền thuê cho nhiều kỳ kế toán trong một năm tài chính:
Nợ TK 142 – Chi phí trả trước ngắn hạn
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 111, 112,…
(3)- Hàng tháng (hoặc định kỳ) tính và phân bổ chí phí trả trước ngắn hạn vào chi phí sản xuất kinh doanh, ghi:.
Kế toán ghi :
Nợ TK 241, 623, 627, 641, 642… : Mức phân bổ trong kỳ
Có TK 142 : Mức phân bổ trong kỳ
(4) – Đối với CCDC xuất dùng một lần có giá trị lớn, thời gian sử dụng dưới một năm phải phân bổ nhiều kỳ (tháng, quý) trong một năm:
4a- Khi xuất CCDC căn cứ vào phiếu xuất kho, ghi:
Nợ TK 142 – Chi phí trả trước ngắn hạn
Có TK 153 – Công cụ, dụng cụ
4b- Định kỳ (tháng, quý) thiến hành phân bổ CCDC theo theo tiêu thức hợp lý vào chi phí SXKD, ghi:
Nợ TK 623, 627, 641, 642…
Có TK. 142 – Chi phí trả trước ngắn hạn
Ví Dụ : Số dư ngày 31/10/2006 của TK 142 : 48.000.000 . Chi tiết :
– Chi phí trả trước tiền một năm thuê kho: 45.000.000 .
– Công cụ dụng cụ loại phân bổ 2 lần : 3.000.000 đ (dùng ở PXSX chính)
Trong tháng 11/2002, phòng kế toán có tình hình về chi phí trả trước như sau :
1- Căn cứ biên bản bàn giao công việc sửa chữa lớn tự làm máy xấy khô sản phẩm, giá trị thức tế 24.000.000 đ.
2- Kế hoạch kết chuyển chi phí trả trước :
– Chi phí trả trước thuê kho chứa hàng phân bổ trong 09 tháng.
– Chi phí sửa chũa máy sấy khô sản phẩm, được phân bổ 06 tháng.
Nhận được phiếu báo hỏng CCDC ở FXSX chính loại phân bổ 2 lần, giá trị phế liệu thu hồi nhập kho 175.000 đ. Kế toán đã tiến hành phân bổ lần 2 giá trị còn lại của CCDC vào chi phí .
Lập định khoản :
(1)- Nợ TK142 : 24.000.000
Có TK 2413 : 24.000.000
(2a)- Nợ TK 641 : 5.000.000
Có TK 142 : 5.000.000
(2b)- Nợ TK 627 : 4.000.000
Có TK 142 : 4.000.000
(2c)- Nợ TK 1528 : 175.000
Nợ TK 627 : 2.825.000
Có TK 142 : 3.000.000
Số dư ngày 30/11/2002 của TK 142 : 86.730.000.
Chi tiết : TK 142 : 60.000.000
– CP trả trước tiền thuê kho : 40.000.000
– Chi phí -SCL TSCĐ : 20.000.000
III- KẾ TOÁN CÁC KHOẢN CẦM CỐ, KÝ QUỸ, KÝ CƯỢC NGẮN HẠN:
1- Khái niệm :
* Cầm cố : Là việc doanh nghiệp mang tài sản của mình giao cho người nhận cầm cố giữ để vay vốn hoặc nhận các loại bảo lãnh. Tài sản cầm cố có thể là vàng, bạc, kim khí quí, đá quí, ôtô, xe máy…. Và cũng có thể là giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu về nhà, đất hoặc tài sản. Những tài sản cầm cố DN có thể không còn quyền sử dụng trong thời gian cầm cố cho đến khi thanh toán hết nợ vay.
* Ký quỹ : Là việc DN gửi một khoản tiền hoặc kim khí quí, đá quí hay các giấy tờ có giá trị vào tài khoản phong tỏa tại ngân hàng để đảm bảo việc thực hiện bảo lãnh cho doanh nghiệp..
* Ký cược : Là việc doanh nghiệp đi thuê tài sản giao cho bên cho thuê một khoản tiền hoặc kim khí quí, đá quí hoặc các vật có giá trị cao khác nhằm mục đích ràng buộc và nâng cao trách nhiệm người đi thuê tài sản phải quản lý, sử dụng tốt tài sản đi thuê và hoàn trả tài sản thuê đúng thời gian qui định.
Tiền đặt cược do bên có tài sản cho thuê qui định, có thể bằng hoặc cao hơn giá trị tài
sản thuê.
Đối với tài sản đưa đi cầm cố, ký quỹ, ký cược được phản ảnh vào TK.144 theo giá đã ghi sổ của doanh nghiệp. Khi xuất tài sản mang đi cầm cố, ký quỹ, ký cược ghi theo giá nào thì khi thu về ghi theo giá đó.
2- Tài khoản sử dụng : Kế toán tổng hợp sử dụng :
TK 144 “ Cầm cố, ký quỹ, ký cược ngắn hạn”
Bên Nợ : Giá trị tài sản mang đi cầm cố và giá trị tài sản hoặc số tiền đã ký quỹ, kýcược ngắn hạn
Bên Có : Giá trị tài sản mang đi cầm cố và giá trị tài sản hoặc số tiền đã ký quỹ, kýcược ngắn hạn đã nhận lại hoặc đã thanh toán.
Số Dư Nợ : Giá trị tài sản mang đi cầm cố và giá trị tài sản hoặc số tiền còn đang ký quỹ, kýcược ngắn hạn
hoặc TK 244 “ Ký quỹ, ký cược dài hạn”
Bên Nợ : Số tiền hoặc giá trị tài sản mang đi ký quỹ, kýcược dài hạn
Bên Có :
Khoản khấu trừ (phạt) vào tềin ký quỹ, ký cược dài hạn tính vào chi phí khác.
Số tiền hoặc giá trị tài sản ký quỹ, ký cược dài hạn giãm do rút về.
Số Dư Nợ : Số tiền hoặc giá trị tài sản đang ký quỹ, kýcược dài hạn
3- Phương pháp hạch toán :
1- Dùng tiền mặt hoặc VBĐQ ,tiền gửi ngân hàng hoặc tài sản để ký cược , ký quỹ :
Nợ TK 144 ( hoặc 244)
Có TK111 ( 1111, 1112, 1113 )
Có TK112 ( 1121, 1122, 1133 )
Có TK. 152, 153, 155, 156….
2- Trường hợp dùng TSCĐ để cầm cố ngắn hạn :
Nợ TK 144 (244) – Giá trị còn lại
Có TK 214 – Giá trị hao mòn
Có TK 211 – Nguyên giá TSCĐ
Trường hợp thế chấp bằng giấy tờ ( Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà. Đất, tài sản) không phản ánh trên tài khoản nầy mà chỉ theo dõi trên sổ chi tiết.
3- Khi nhận lại tiền ký quỹ, ký cược …
Nợ TK 111, 112,
Có TK 144 ( hoặc 244 )
* Trường hợp không thực hiện đúng hợp đồng bị phạt trừ vào tiền ký quỹ, ký cược.
Nợ TK 811 – Chi phí khác
Có TK 144 ( hoặc 244)
* Trường hợp dùng tiền ký quỹ, ký cược để thanh toán tiền mua hàng cho người cung cấp :
Nợ TK 331
Có TK 144 ( hoặc 244 )
4- Khi nhận lại tài sản đi cầm cố :
4.1- Nhận lại vật tư hàng hóa :
Nợ TK 152, 153, 156…
Có TK 144 ( hoặc 244 )
4.2- Nhận lại TSCĐ :
Nợ TK 211 : ( nguyên giá )
Có TK 214 : ( Giá trị hao mòn )
Có TK 144 ( hoặc 244 )
5- Trường hợp tài sản để thanh toán nợ vay :
Nợ TK 311, 315… ( theo giá thực tế thỏa thuận )
Nợ TK 811 ( Chênh lệch do giá thực tế < giá ghi trên sổ kế toán )
Có TK 144 ( hoặc 244 )
* Nếu giá thực tế thỏa thuận > giá trị ghi trên sổ kế toán của TSCĐ mang đi cầm cố, thì khoản chênh lệch được hạch toán vào TK 711 – Thu nhập khác.
6- Trường hợp DN không thực hiện đúng những cam kết, bị phạt vi phạm hợp đồng trừ vào tiền ký quỹ:
Nợ TK 811 – Số tiền bị trừ
Có TK 144 ( hoặc 244 )
7- Trường hợp DN không thanh toán tiền bán hàng cho người có hàng gửi bán, người bán hàng đề nghị trừ vào số tiền ký quỹ, khi nhận được thông báo của người có hàng gửi bán, ghi:
Nợ TK 331
Có TK 144 ( hoặc 244 )
Ví dụ :
1- Ngày 2/11/2006 theo yêu cầu của của nhà cung cấp hàng hoá, công ty A đã chi tiền mặt để ký quỹ : 5.000.000 đ
2- Ngày 12/11/2006 số vật liệu đã trên đã về đến Công ty A và đã làm thủ tục nhập kho đủ trị giá 55.000.000 đ (trong đó thuế GTGT là 5.000.000đ )chưa trả tiền., DN thỏa thuận với nhà cung cấp về việc thanh toán như sau: dùng tiền ký quỹ thanh toán, số còn lại sẽ trả bằng chuyển khoản (đã nhận được giấy báo Nợ của ngân hàng).
3- Ngày 15/11/2006 Công ty A đem một xe đông lạnh và giấy chủ quyền đề cầm cố cho ngân hàng, xin vay ngắn hạn khoản tiền là 250.000.000 đ, ngân hàng đã chấp thuận. Theo sổ sách nguyên giá của TSCĐ là 400.000.000đ, giá trị hao mòn 25.000.000 đ
Giả sử công ty A do kinh doanh thu lỗ không có nguồn chi trả, đã quá hạn nợ phải thanh toán 15 ngày nên đề nghị ngân hàng phát mãi tài sản để thanh toán.
Giá trị tài sản thông qua bán đấu giá thu được là 380.000.000 đ; công ty A đã nhận lại bằng tiền mặt số tiền còn lại sau khi đã thanh toán hết nợ gốc cho ngân hàng ( khoản tiền lãi công ty A đã thanh toán đúng hạn hàng tháng) và đã thanh toàn tiền bảo quản tài sản, tiền tổ chức bán đầu giá là 3.000.000 đ.
Giải :
(1)- Nợ TK 144 : 5.000.000 đ
Có TK 111 : 5.000.000 đ
(2a)-Nợ TK 152 : 50.000.000 đ
Nợ TK 133 : 5.000.000 đ
Có TK 331 : 55.000.000 đ
(2b)-Nợ TK 331 : 55.000.000 đ
Có TK 144 : 5.000.000 đ
Có TK 112 : 50.000.000 đ
(3a)-Nợ TK 144 : 375.000.000 đ
Nợ TK 214 : 25.000.000 đ
Có TK 211 : 400.000.000 đ
(3b)-Nợ TK 112 : 250.000.000 đ
Có TK 311 : 250.000.000 đ
(3c)-Nợ TK 311 : 250.000.000 đ
Có TK 144 : 122.000.000 đ
Có TK 711 : 5.000.000 đ
(3d)-Nợ TK 111 : 127.000.000 đ
Nợ TK 811 : 3.000.000 đ
Có TK 144 : 253.000.000 đ
PHẦN III : KẾ TOÁN CÁC KHOẢN ĐẦU TƯ NGẮN HẠN
Đầu tư ngắn hạn là việc bỏ vốn mua các chứng khoán có giá trị (trái phiếu, tín phiếu…) hoặc góp vốn liên doanh bằng tiền, hiện vật có thể thu hồi kịp thời trong một chu kỳ kinh doanh hoặc trong thời hạn không quá một năm như tín phiếu kho bạc, kỳ phiếu ngân hàng..
I- ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN NGẮN HẠN :
Chứng khoán ngắn hạn có giá trị bao gồm : : Cổ phiếu; Trái phiếu công ty và trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc, kỳ phiếu ngân hàng; Chứng khoán có giá trị khác…Kế toán đầu tư chứng khoán ngắn hạn phải được ghi sổ theo giá thực tế mua chứng khoán bao gồm giá mua + các chi phí đầu tư (nếu có) như chi phí môi giới, lệ phí, thuế và phí ngân hàng. Chứng khoán đầu tư ngắn hạn bao gồm cả những chứng khoán dài hạn được mua để bán ở thị trường chứng khoán mà có thể thu hồi vốn trong 1 năm.
TK 121 “Đầu tư chứng khoán ngắn hạn”
Bên Nợ : Trị giá thực tế chứng khoán đầu tư ngắn hạn mua vào hoặc chuyển dịch từ CKĐT dài hạn
Bên Có : Trị giá thực tế chứng khoán đầu tư ngắn hạn bán ra, đáo hạn hoặc được thanh toán
Số Dư Nợ : Trị giá thực tế chứng khoán đầu tư ngắn hạn do DN đang nắm giữ
Trình tự hạch toán :
1/- Khi mua chứng khoán đầu tư ngắn hạn, căn cứ vào giá mua và các chi phí đầu tư
Nợ TK 121
Có 111,112,141,144, 331
– Khi chuyển đổi chứng khoán đầu tư dài hạn thành chứng khoán đầu tư ngắn hạn
Nợ TK 121
Có TK 212
2/- Định kỳ tính lãi và thu lãi tín phiếu, trái phiếu, kỳ phiếu:
* Trường hợp nhận tiền lãi và sử dụng tiền lãi tiếp tục mua bổ sung trái phiếu, tín phiếu (không mang tiền về doanh nghiệp mà sử dụng tiền lãi mua ngay trái phiếu):
Nợ TK 121
Có TK 515
* Trường hợp nhận lãi bằng tiền :
Nợ TK 111,112
Có TK 515
* Xác định số lãi phải thu nhưng chưa thu được :
Nợ TK 1388
Có TK 515
3/- Khi chuyển nhượng chứng khoán đầu tư ngắn hạn hoặc thanh toán chứng khoán đã đến hạn, căn cứ vào giá bán chứng khoán nhượng bán
* Trường hợp có lãi :
Nợ TK 111,112, 131
Có TK 121
Có TK 515
* Trường hợp lỗ :
Nợ TK 111,112, 131
Nợ TK 635
Có TK 121
4/- Thu hồi hoặc thanh toán chứng khoán đầu tư ngắn hạn đã đáo hạn :
Nợ TK 111,112
Có TK 121
Có TK 515
5/- Chi phí liên quan đến việc chuyển nhượng chứng khoán :
Nợ TK 635
Có TK 111, 112…
II- ĐẦU TƯ NGẮN HẠN KHÁC :
Là các khoản đầu tư khác bằng phương thức góp vốn bằng tiền, hiện vật mà hoặc các khoản cho vay ngắn hạn mà thời hạn thu hồi vốn không quá 1 năm.
Kế toán tổng hợp sử dụng tài khoản:
TK 128 “Đầu tư ngắn hạn khác”
Bên Nợ : Giá trị các khoản đầu tư ngắn hạn khác tăng
Bên Có : Giá trị các khoản đầu tư ngắn hạn khác giảm
Số Dư Nợ : Giá trị các khoản đầu tư ngắn hạn khác hiện còn.
Tài khoản 128 có 02 tài khoản cấp 2:
TK. 1281 – Tiền gửi có kỳ hạn
TK. 1288 – Đầu tư ngắn hạn khác.
Trình tự hạch toán :
1/- Khi dùng vốn bằng tiền để đầu tư ngắn hạn (góp vốn liên doanh hoặc cho vay ngắn hạn) :
Nợ TK 128 (1281, 128
Có TK 111,112
2/- Doanh nghiệp đưa đi đầu tư bằng vật tư, sản phẩm, hàng hoá và thời gian nắm giữ các khoản đầu tư đó dưới một năm:
2a- Nếu giá trị vật tư sản phẩm, hàng hóa đưa đi đầu tư được đánh giá lại cao hơn giá trị ghi sổ kế toán, ghi:
Nợ TK 128 (128
Có TK 152, 155, 156…
Có TK 711 Số chênh lệch
2a- Nếu giá trị vật tư sản phẩm, hàng hóa đưa đi đầu tư được đánh giá lại nhỏ hơn giá trị ghi trên sổ kế toán, ghi:
Nợ TK 128 (128
Nợ TK 811 Số chênh lệch
Có TK 152, 155, 156…
3/- Khi thu hồi các khoản đầu tư ngắn hạn khác, ghi:
Nợ TK 111, 112, 152, 155, 156… (giá TT)
Nợ TK 635 – Trường hợp lỗ
Có TK 128 (1281, 128 – Giá vốn
Có TK 515 – Trường hợp lãi
4/- Chi phí thực tế trong qúa trình đầu tư ngắn hạn :
Nợ TK 635
Có TK 111,112…
III- DỰ PHÒNG GIẢM GIÁ ĐẦU TƯ NGẮN HẠN :
Là phần giá trị dự tính bị giảm giá của các chứng khoán đầu tư ngắn hạn nhằm ghi nhận các khoản lỗ có thể phát sinh nhưng chưa chắc chắn. Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn chỉ được ghi vào cuối niên độ kế toán khi lập báo cáo tài chính nếu có những bằng chứng tin cậy về sự giảm giá thường xuyên của các chứng khoán đầu tư ngắn hạn. Viẽc lập dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn phải được tính cho từng loại chứng khoán ngắn hạn mà DN đang nắm giữ
Kế toán tổng hợp sử dụng tài khoản:
TK 129 “Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn”
Bên Nợ : Hoàn nhập số dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư ngắn hạn kỳ nầy phải lập nhỏ hơn số đã lập cuối kỳ trước.
Bên Có : Trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư ngắn hạn (Só cần trích lập lần đầu và số chênh lệch giữa số dự phòng kỳ nầy phải lập lớm hơn số đã lập kỳ trước).
Số Dư Có : Số dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán ngắn hạn hiện có cuối kỳ.
Trình tự hạch toán :
1/- Cuối kỳ kế toán, căn cứ vào biến động giá cả của các khoản đầu tư ngắn hạn hiện có, tính toán mức dự phòng cần lập lần đầu, ghi:
Nợ TK 635
Có TK 129
2/- Trường hợp bị giảm giá thật sự thì dùng số dự phòng đã lập để bù đắp thiệt hại theo quy định :
Nợ TK 129
Có TK 121,128
Nếu thiệt hại thực tế lớn hơn số đã lập dự phòng thì tính thêm vào chi phí hoạt động tài chính :
Nợ TK 635
Có TK 121,128
3/- Cuối kỳ kế toán sau:
* Nếu khoản dự phòng giảm giá khoản đầu tư ngắn hạn phải lập ở kỳ nầy nhỏ hơn khoản dự phòng giảm giá khoản đầu tư ngắn hạn đã lập cuối kỳ kế toán trước thì số chênh lệch nhỏ hơn phải được hoàn nhập, ghi:
Nợ TK 129
Có TK 635
* Nếu khoản dự phòng giảm giá khoản đầu tư ngắn hạn phải lập ở kỳ nầy lớn hơn khoản dự phòng giảm giá khoản đầu tư ngắn hạn đã lập cuối kỳ kế toán trước thì phải trích lập thêm số chênh lệch lớn hơn, ghi:
Nợ TK 635
Có TK 129
Theo: thanhkhoan.com
&
8203;
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!