52 huyệt đạo bàn chân và cách massage chúng | Kamado

Đôi bàn chân chúng ta hội tụ các nhóm huyệt đạo quan trọng ánh xạ lên các cơ quan trong cơ thể. Chúng được ví như trái tim thứ 2 của chúng ta. Bằng cách chăm sóc đôi chân sẽ giúp chúng ta chăm sóc được các cơ quan nội tạng.

Hệ các huyệt đạo trên bàn chân được bố trí từ bên mu bàn chân, hai bên và bên dưới bàn chân. Với hơn 52 huyệt đạo tất cả đều ánh xạ lên cơ quan trên cơ thể chúng ta tuy nhiên có 6 huyệt quan trọng bạn nên lưu ý. Chúng tôi sẽ liệt kê chúng bên dưới: tên, vị trí, tác dụng và cách bấm chúng.

Bạn có biết rằng ghế mát xa là sản phẩm được kế thừa tinh hoa y học truyền thống và khoa học hiện đại để cho ra các bài tập massage cơ thể tốt giúp cơ thể đạt được sự thư giãn và chăm sóc sức khỏe tốt nhất không?

Kamado

Vị trí huyệt đạo và ánh xạ cơ quan trên bàn chân

Lợi ích của massage, bấm huyệt bàn chân:

  • Tuần hoàn máu, đả thông kinh mạch, thư giãn dây thần kinh, cải thiện chứng mất ngủ, ngủ không ngon giấc,…
  • Giảm căng thẳng, mệt mỏi,
  • Phòng ngừa những rủi ro khi chấn thương
  • Giảm triệu chứng rối loạn chức năng gan, thận,…và các vấn đề liên quan đến tiêu hóa: đầy bụng, ợ hơi, khó tiêu, trào ngược dạ dày,…
  • Thúc đẩy quá trình làm việc của hệ bài tiết, thải độc tố ra ngoài.
  • Điều hòa khí huyết, cân bằng âm dương trong cơ thể.

6 huyệt đạo quan trọng nên nhớ

Bàn chân có 6 huyệt đạo bạn cần lưu ý: huyệt thương khâu, huyệt bát phong, huyệt nội đình, huyệt dũng tuyền, huyệt giải khê, huyệt thái xung. Dưới đây là vị trí, đặc điểm và cách thực hiện massage của mỗi huyệt.

Huyệt Thương Khâu (Thương Khưu, Thương Kheo)

Vị trí: huyệt thương khâu nằm ở phần lõm phía dưới và phần trước của mắt cá chân, chỉ cần quan sát huyệt vị trên cao, sẽ thấy gân cơ chân sau, sát khe của khớp gót chân, sên và thuyền.

Huyệt vị này thường được ứng dụng để châm cứu trong trị liệu các bệnh liên quan đến:

  • Xương khớp hoặc cơ co thắt trong vùng kinh Tỳ.
  • Hỗ trợ điều trị các chứng tiêu chảy, táo bón, khó tiêu, trào ngược dạ dày, viêm ruột, đầy bụng, ợ hơi,…
  • Cải thiện các triệu chứng liên quan đến giọng nói, căng cứng gốc lưỡi, mất giọng đột ngột.
  • Nuôi dưỡng, tăng thêm khí cho lá lách, giúp khí huyết di chuyển nhịp nhàng từ vị trí huyệt đến các kinh mạch và ngược lại.

Cách thực hiện: xác định chính xác vị trí huyệt, dùng ngón cái trỏ hoặc ngón trỏ, ấn và day huyệt thương khâu liên tục từ 1 tới 3 phút. Thực hiện 2 bên chân cùng lúc, 3 phút/ lần, thực hiện 3 đến 5 lần/ngày. Sử dụng lực vừa đủ, khi thấy tê mỏi thì dừng lại.

Huyệt Bát Phong (Bát Xung)

Vị trí: Huyệt Bát Phong là khe giữa các gân duỗi của ngón chân với cơ gian cốt mu chân. Thần kinh vận động cơ do các nhánh của dây thần kinh chày trước và chày sau tác động. Vùng da huyệt Bát phong sẽ bị chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L5 và S1 (đoạn xương thấp nhất của cột sống, giữa đốt sống thắt lưng thứ 5 và đốt xương cùng thứ nhất).

Bấm huyệt Bát phong đúng cách, sẽ giúp:

  • Điều trị nhiều bệnh lý mà không cần sử dụng thuốc, không cần phẫu thuật ngoại khoa.
  • Ngoài ra khi massage, bấm huyệt bát phong còn giúp giải phóng độc tố tích tụ trong cơ thể, giảm căng thẳng mệt mỏi cho người bệnh.

Cách thực hiện: Xác định vị trí huyệt bát phong, sau đó day và ấn với lực vừa phải, theo vòng tròn từ 1 đến 2 phút. Có thể sử dụng dầu gió, tinh dầu…để tăng hiệu quả điều trị.

Huyệt Nội Đình

Vị trí: Huyệt Nội Đình nằm giữa khe nối ngón chân thứ 2 và thứ 3, là khe giữa các gân duỗi hai ngón chân này của cơ duỗi dài và cơ duỗi ngắn các đầu ngón chân, nối thân với đầu sau xương đốt thứ nhất của ngón chân thứ 2.

Huyệt nội đem lại hiệu quả tích cực trong điều trị bệnh lý sau:

  • Thúc đẩy quá trình lưu thông máu, tăng khả năng co bóp của dạ dày, giúp hoạt động tiêu hóa, bài tiết dịch vị diễn ra hiệu quả hơn.
  • Giảm tình trạng viêm ruột ở người bị tiêu chảy
  • Lưu thông khí huyết, thư giãn cơ thể, cải thiện tình trạng đau đầu, mất ngủ.
  • Làm thuyên giảm tình trạng đau nhức răng hàm dưới từ từ khi tác động vào huyệt này.
  • Giảm tình trạng viêm amidan, thúc đẩy quá trình lưu thông khí huyết, tăng sức đề kháng cho cơ thể, từ đó tăng khả năng điều trị bệnh.
  • Điều trị các chứng đầy bụng, liệt dây thần kinh số 7, chảy máu cam, sốt, cảm mạo,…

Cách thực hiện: Xác định chính xác vị trí huyệt Nội Đình. Sau đó, day, ấn huyệt với lực vừa phải khoảng 2 đến 3 phút để điều trị một số bệnh lý và tăng cường sức khỏe.

Huyệt Dũng Tuyền (Địa xung, Quyết tâm, Địa cù,…)

Vị trí: huyệt dũng tuyền là huyệt đạo thấp nhất cơ thể, cũng là huyệt đạo duy nhất của lòng bàn chân, nằm giữa xương cổ chân thứ 2 và thứ 3.

Bấm huyệt dũng tuyền có thể hỗ trợ điều trị được một số bệnh lý của cơ thể như:

  • Trúng gió, đau đầu, mất ngủ,…
  • Cải thiện chức năng thận, giải phóng độc tố ở thận,
  • Giảm co cơ và chuột rút ở chân,
  • Hỗ trợ trị méo miệng, cấm khẩu do trúng gió.

Cách thực hiện: xác định vị trí huyệt dũng tuyền, rồi dùng hai tay xát nhẹ gan bàn chân 2 phút cho nóng lên, (có thể ngâm chân bằng nước muối ấm khoảng 10 phút). Sau đó, dùng hai ngón tay cái day ấn huyệt dũng tuyền cả hai bên trong 2 phút với một lực tương đối mạnh, sao cho đạt cảm giác tê tức lan sâu vào bên trong gan bàn chân.

Thực hiện đều đặn 2 lần mỗi ngày, tốt nhất là vào buổi tối trước khi đi ngủ và sáng sớm khi vừa tỉnh giấc.

Huyệt Giải Khê (Hài Đái, Hài Đới)

Huyệt Giải Khê nằm ngay sau mắt cá chân trong, ở điểm chính giữa nếp gấp cổ chân, ở vị trí lõm, giữa gân cơ duỗi chung ngón chân và gân cơ duỗi dài ngón cái, gần gót chân.

Huyệt có hình suối, là nơi tập trung kinh khí mạnh của kinh thận nên được gọi là giải khê.

Huyệt giải khê là một trong những huyệt gốc của kinh thận, khi massage và bấm huyệt này sẽ có những tác dụng sau:

  • Bồi bổ nguyên khí cho thận, hỗ trợ sức khỏe cho người bị hen hoặc gặp vấn đề về hô hấp do suy thận
  • Giảm viêm họng mãn tính, khắc phục tình trạng chóng mặt, ù tai, mất ngủ, mệt mỏi,…
  • Cải thiện chứng đau lưng mãn tính, điều trị đau mắt cá hoặc đau gót chân.
  • Giảm tê bì tay chân, điều trị chứng tê liệt chân, đau dây thần kinh tọa, đau khớp cổ chân.

Thực hiện: xác định chính xác vị trí huyệt giải khê, rồi sử dụng ngón cái ấn mạnh liên tục vào vùng huyệt trong 1 phút.(tạm dừng khoảng 3 đến 4 giây) sau đó bấm tiếp.

Áp dụng massage, bấm huyệt 2 lần/ ngày, tốt nhất là vào sáng sớm và buổi tối trước khi đi ngủ.

Huyệt Thái Xung

Vị trí: Huyệt thái xung nằm ở mu bàn chân, là huyệt thứ của của kinh Can, xác định bằng cách dùng ngón trỏ đo từ khe ngón chân cái và ngón chân áp cái lên 2 thốn, chính là vị trí huyệt. Đây là huyệt vị quan trọng nhất của kinh Can, có phạm vi hoạt động rộng lớn, chủ trị nhiều bệnh lý trên khắp cơ thể.

Tác dụng khi bấm huyệt thái xung:

  • Cải thiện sức khỏe gan đối với những bệnh nhân bị suy giảm chức năng gan, cải thiện tình trạng táo bón, vàng da, ăn không ngon,…
  • Thải độc tố trong gan, loại bỏ các yếu tố gây ảnh hưởng đến sức khỏe của gan, để lá gan luôn khỏe mạnh.
  • Cải thiện tinh thần, hỗ trợ giảm đau, giảm bớt căng thẳng, lo âu.

Thực hiện bấm huyệt thái xung:

Xác định chính xác vị trí của huyệt thái xung, dùng ngón cái của bàn tay phải day huyệt của tay trái theo chiều kim đồng hồ trong 2 đến 3 giây, nghỉ 5 giây rồi tiếp tục, lặp lại 2 đến 3 phút rồi đổi bên. Sau khi day bấm huyệt, nên nằm nghỉ ngơi để tinh thần thư giãn.

Những lưu ý khi massage, bấm huyệt bàn chân

Trước khi thực hiện bấm huyệt, bạn cần tìm hiểu kỹ từng vị trí điểm huyệt dưới lòng bàn chân và các động tác massage, bấm huyệt chính xác, để tránh thực hiện sai kỹ thuật, gây ra các hậu quả: chấn thương, đau nhức,….

Dưới đây là một số lưu ý bạn cần biết:

  • Tìm hiểu kỹ lưỡng vị trí các huyệt đạo bàn chân trước khi xoa bóp, massage. Thực hiện chân trái trước, chân phải sau để đạt hiệu quả massage tốt nhất.
  • Không nên bấm huyệt khi mới ăn no hoặc sau khi sử dụng đồ uống có cồn. nên bấm sau khi nghỉ ngơi khoảng 1 giờ.
  • Không bấm huyệt khi đang chấn thương
  • Tránh bấm huyệt bàn chân với những trường hợp: ung thư, phụ nữ có thai, cơ thể đang bị sốt,…
  • Không xoa bóp quá mạnh vì sẽ làm chân bị đau, sưng,…và có nguy cơ trật khớp nếu thực hiện sai kỹ thuật.
  • Nên massage, bấm huyệt nhẹ nhàng lòng bàn chân sau khi tập thể dục xong để được thư giãn cơ thể.

Đôi chân là phương tiện di chuyển, đồng thời cũng là bản đồ y học, đóng vai trò quan trọng trong hệ thống huyệt vị trên cơ thể, hỗ trợ chữa trị nhiều bệnh lý, đặc biệt là ở chi dưới. Để đảm bảo an toàn khi chữa bệnh bằng phương pháp massage bấm huyệt, bạn không nên tự thực vì có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, nếu không xác định đúng huyệt vị hoặc thực hiện không đúng cách. Tốt nhất, bạn nên đến các cơ sở Đông Y, chuyên điều trị châm cứu, bấm huyệt để điều trị an toàn.

Hiện nay, có một số loại ghế massage toàn thân cao cấp, có thể thực hiện bấm huyệt chính xác và hiệu quả nhờ những chế độ massage hiện đại, có thể tác động đến các huyệt đạo trên bàn chân một cách chính xác, chân thực. Nhờ đó, bàn chân được chăm sóc tốt hơn và sức khỏe cơ thể cũng được cải thiện rõ rệt.

Có thể bạn quan tâm

  • 3 Cách Ngâm Rượu Xoa Bóp Theo Dân Gian Chữa Xương Khớp
  • Massage Shiatsu Nhật Bản: Lịch sử, lợi ích và cách thực hiện
  • Massage Tuina – Phương pháp massage Trung Quốc