Các công ty thép trên sàn chứng khoán

Sau thời gian giảm mạnh, giá cổ phiếu thép đã có dấu hiệu tăng trong những phiên giao dịch sau Tết. Đây có phải tín hiệu đáng mừng của cổ phiếu thép năm 2022 không? Có nên đầu tư cổ phiếu thép năm 2022 không?

Cổ phiếu thép là gì? Đặc trưng của nhóm cổ phiếu ngành thép

Cổ phiếu thép hay cổ phiếu ngành thép là tập hợp tất cả các loại cổ phiếu liên quan đến ngành thép. Chúng được phát hành bởi các tập đoàn, công ty sản xuất thép trên thị trường.

co-phieu-thep

Chịu tác động nhiều từ biến động của ngành thép, cổ phiếu thép có một số đặc trưng như sau:

  • Tính chu kỳ: Ngành thép biến động theo chu kỳ nên cổ phiếu thép cũng biến động theo chu kỳ. Mỗi chu kỳ tăng hay chu kỳ giảm của cổ phiếu thép kéo dài 2 năm. Giai đoạn 2016 – 2018 là chu kỳ tăng, giá cổ phiếu HPG tăng 384%, cổ phiếu NKG tăng hơn 400%, cổ phiếu HSG tăng hơn 250%. Giai đoạn 2020 – 2022 cũng là chu kỳ tăng với giá cổ phiếu HPG tăng 271%, giá cổ phiếu NKG và HSG cũng tăng hơn 694%.
  • Phụ thuộc vào giá thép thế giới: Cuối tháng 11/2021, giá cổ phiếu thép tại Việt Nam sụt giảm nghiêm trọng. Nguyên nhân là do giá thép thế giới giảm từ 6.000 Nhân dân tệ/tấn xuống gần 4.300 Nhân dân tệ/tấn. Đến phiên giao dịch đầu tiên sau nghỉ Tết, giá cổ phiếu thép đã tăng trung bình 19,6% so với trước Tết do giá thép thế giới tăng 5% cùng thời kỳ.

Các mã cổ phiếu ngành thép đang được niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam

Hiện nay, tại Việt Nam có khoảng trên 20 mã cổ phiếu ngành thép đang được niêm yết trên các sàn HOSE, HNX và UPCOM. Trong số đó phần lớn là cổ phiếu của các Công ty thép.

Các mã cổ phiếu ngành thép trên sàn HOSE gồm có:

  • Mã cổ phiếu DTL thuộc Công ty cổ phần Đại Thiên Lộc
  • Mã cổ phiếu HMC thuộc CTCP Kim khí Thành phố Hồ Chí Minh – Vnsteel
  • Mã cổ phiếu HPG thuộc CTCP Tập đoàn Hòa Phát
  • Mã cổ phiếu HSG thuộc CTCP Tập đoàn Hoa Sen
  • Mã cổ phiếu NKG thuộc CTCP Thép Nam Kim
  • Mã cổ phiếu POM thuộc CTCP Thép Pomina
  • Mã cổ phiếu SMC thuộc CTCP Đầu tư Thương mại SMC
  • Mã cổ phiếu TLH thuộc CTCP Tập đoàn Thép Tiến Lên
  • Mã cổ phiếu VCA thuộc CTCP Thép VICASA – VNSTEEL
  • Mã cổ phiếu VIS thuộc CTCP Thép Việt Ý

Các mã cổ phiếu ngành thép trên sàn HNX gồm có:

  • Mã cổ phiếu KKC thuộc CTCP Kim Khí KKC
  • Mã cổ phiếu KMT thuộc CTCP Kim khí Miền Trung
  • Mã cổ phiếu SSM thuộc CTCP Chế tạo kết cấu Thép Vneco.SSM
  • Mã cổ phiếu VGS thuộc CTCP Ống thép Việt Đức VG PIPE

Thong-tin-chung-ve-co-phieu-thep

Các mã cổ phiếu ngành thép trên sàn UPCOM gồm có:

  • Mã cổ phiếu BVG thuộc CTCP Group Bắc Việt
  • Mã cổ phiếu DNS thuộc CTCP Thép Đà Nẵng
  • Mã cổ phiếu DNY thuộc CTCP Thép DANA – Ý
  • Mã cổ phiếu HLA thuộc CTCP Hữu Liên Á Châu
  • Mã cổ phiếu TDS thuộc CTCP Thép Thủ Đức – VNSTEEL
  • Mã cổ phiếu TIS thuộc CTCP Gang thép Thái Nguyên
  • Mã cổ phiếu TNB thuộc CTCP Thép Nhà Bè – VNSTEEL
  • Mã cổ phiếu TNS thuộc CTCP Thép tấm lá Thống Nhất
  • Mã cổ phiếu TTS thuộc CTCP Cán Thép Thái Trung
  • Mã cổ phiếu TVN thuộc Tổng Công ty Thép Việt Nam – Công ty cổ phần
  • Mã cổ phiếu VDT thuộc CTCP Lưới thép Bình Tây
  • Mã cổ phiếu VES thuộc CTCP Đầu tư và Xây dựng Điện Mêca Vneco

Danh sách mã cổ phiếu ngành thép tiềm năng nhất hiện nay

Năm 2022 là năm tiềm năng của cổ phiếu ngành thép khi mà dịch Covid-19 được kiểm soát, nhà nước ban hành gói hỗ trợ kinh tế và thị trường nhà ở trở nên sôi động hơn. Nếu có nhu cầu đầu tư cổ phiếu thép năm 2022, bạn có thể tham khảo nhóm cổ phiếu thép dưới đây.

Cổ phiếu HPG thuộc Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát

Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát thành lập năm 1992, là doanh nghiệp dẫn đầu ngành thép tại Việt Nam. Kể từ khi niêm yết thị trường năm 2007, cổ phiếu thép Hòa Phát luôn nằm trong top những cổ phiếu tốt nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

cổ phiếu hpg

Hiện nay, cổ phiếu thép Hòa Phát là mã cổ phiếu được giao dịch với khối lượng lớn nhất trong nhóm ngành thép, tính thanh khoản cao và được nhiều nhà đầu tư ưa chuộng để đầu tư dài hạn.

Thông tin chung về cổ phiếu thép HPG:

  • Sàn niêm yết: HSX
  • KLGD khớp lệnh trung bình 10 phiên: 16.884.510
  • KLCP đang lưu hành: 4,472,922,706 cổ phiếu
  • Vốn hóa thị trường: 203,741,6 tỷ
  • Giá cổ phiếu tham khảo: 45,650đ/cổ phiếu.

Cổ phiếu HSG thuộc Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen

Được thành lập ngày 08/8/2001, sau 21 năm hoạt động và phát triển, đến nay Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen đã trở thành doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh tôn, thép số 1 Việt Nam. Cùng với HPG của Tập đoàn Hòa Phát, cổ phiếu HSG cũng là cổ phiếu thép hàng đầu được nhiều nhà đầu tư yêu thích.

cổ phiếu hsg

Thông tin chung về cổ phiếu HSG:

  • Sàn niêm yết: HSX
  • KLGD khớp lệnh trung bình 10 phiên: 10.902.460
  • KLCP đang lưu hành: 493.481.896 cổ phiếu
  • Vốn hóa thị trường: 17,913,4 tỷ
  • Giá cổ phiếu tham khảo: 36,600đ/cổ phiếu.

Cổ phiếu NKG thuộc Công ty cổ phần thép Nam Kim

Công ty Cổ phần Thép Nam Kim thành lập năm 2002 với số vốn điều lệ 60 tỷ đồng. Cổ phiếu NKG niêm yết trên sàn HOSE lần đầu tiên ngày 14/01/2011. Các lĩnh vực kinh doanh chính của công ty bao gồm Sản xuất các loại thép ống, thép cuộn, tôn mạ màu, tôn mạ kẽm; Mua bán sắt thép các loại. Thép Nam Kim cùng với Hòa Phát và Hoa Sen luôn là 3 doanh nghiệp thép hàng đầu, có lợi nhuận cao nhất.

cổ phiếu nkg

Thông tin chung về cổ phiếu NKG:

  • Sàn niêm yết: HSX
  • KLGD khớp lệnh trung bình 10 phiên: 10.854.460
  • KLCP đang lưu hành: 219.398.568 cổ phiếu
  • Vốn hóa thị trường: 10,816,3 tỷ
  • Giá cổ phiếu tham khảo: 49.350đ/cổ phiếu

Cổ phiếu SMC thuộc Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại SMC

Công ty Cổ phần đầu tư thương mại SMC ban đầu là Cửa hàng Vật Liệu Xây Dựng số 1, thành lập năm 1988. Cổ phiếu SMC được niêm yết đầu tiên ngày 30/10/2006. Các lĩnh vực hoạt động chính của Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại SMC bao gồm:

  • Sản xuất, kinh doanh và xuất nhập khẩu sắt thép, inox, hàng kim khí, vật liệu xây dựng, đồ trang trí nội thất, thiết bị cơ khí, khung nhà xưởng.
  • Xây dựng và lắp đặt công trình dân dụng, công nghiệp, thủy lợi, giao thông, sửa chữa nhà ở, trang trí nội và ngoại thất.
  • Thực hiện đầu tư xây dựng, tư vấn, thiết kế và kinh doanh nhà ở.
  • Kinh doanh hàng điện máy, kim khí, bách hóa, thực phẩm.
  • Cung cấp dịch vụ giao nhận, kho vận nội địa và xuất khẩu.

cổ phiếu smc

Thông tin chung về cổ phiếu công ty SMC:

  • Sàn niêm yết: HSX
  • KLGD khớp lệnh trung bình 10 phiên: 399.210
  • KLCP đang lưu hành: 60,922,941 cổ phiếu
  • Vốn hóa thị trường: 2,555,7 tỷ đồng
  • Giá cổ phiếu tham khảo: 44.050đ/cổ phiếu.

Cổ phiếu TVN thuộc Tổng Công ty Thép Việt Nam

Tổng Công ty Thép Việt Nam – CTCP tiền thân là Tổng Công ty Thép Việt Nam, chính thức chuyển đổi hoạt động thành Công ty Cổ phần năm 2011. Lĩnh vực hoạt động của công ty khá đa dạng, bao gồm sản xuất sắt, thép, gang; sản xuất các sản phẩm chịu lửa; quảng cáo; giáo dục nghề nghiệp; kinh doanh nhà hàng và các dịch vụ ăn uống lưu động. Đây là công ty có tới 93% cổ phần do Nhà nước nắm giữ nên rủi ro thấp, được đánh giá là cổ phiếu an toàn để đầu tư.

cổ phiếu tvn

Thông tin chung về cổ phiếu TVN:

  • Sàn niêm yết: UPCOM
  • KLGD khớp lệnh trung bình 10 phiên: 684.840
  • KLCP đang lưu hành: 678.000.000 cổ phiếu
  • Vốn hóa thị trường: 10.780,2 tỷ
  • Giá cổ phiếu tham khảo: 16,000đ/cổ phiếu

Giá cổ phiếu TVN khá thấp nên phù hợp với các nhà đầu tư nhỏ mới tham gia thị trường. Biến động giá cổ phiếu thép TVN không lớn, mức tăng chậm nhưng ổn định, thích hợp đầu tư lâu dài.

Có nên đầu tư cổ phiếu thép không?

Năm 2021 là một năm thành công rực rỡ với ngành thép, các doanh nghiệp Thép đều thông báo mức Lợi nhuận ròng (LNR) tăng trưởng vượt trội.

Kết quả kinh doanh ngành thép năm 2021

Tập đoàn Hoa Sen thông báo LNR đạt 4.379 tỷ đồng, tăng 183,8% so với cùng kỳ; Thép Nam Kim đạt 2.225 tỷ đồng, tăng 654,2% so với cùng kỳ; quán quân lợi nhuận vẫn là Tập đoàn Hòa Phát với 34.478 tỷ đồng, tăng 156,3%.

So với đợt sụt giảm tháng 11/2021, cổ phiếu thép đã có sự khởi sắc. Cụ thể, giá cổ phiếu HPG tăng 8,43%, giá cổ phiếu HSG tăng 14,4%, cổ phiếu NKG tăng 26,38%…Tuy còn xa mới quay lại vùng đỉnh tháng 10/2021 nhưng đây cũng là dấu hiệu tốt với nhà đầu tư.

Triển vọng của ngành thép năm 2022

Trong năm 2022 được dự đoán có triển vọng lớn với ngành thép khi dịch bệnh được kiểm soát, kinh tế phục hồi, nhà nước đầy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng và nguồn cung căn hộ và nhà ở tăng cao.

Gói hỗ trợ phục hồi kinh tế 350 nghìn tỷ đồng đã được Quốc hội thông qua. Trong đó, 113.850 tỷ đồng được sử dụng để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng như cao tốc Bắc – Nam phía Đông, sân bay Long Thành, cảng biển… nhờ đó tiêu thụ thép được dự đoán tăng cao.

Bên cạnh đó, theo dự báo của CBRE Việt Nam, năm 2022 nguồn cung căn hộ tăng gấp đôi, nguồn cung nhà liền thổ sẽ tăng 20 – 30% tạo điều kiện thúc đẩy tăng tiêu thụ thép nội địa.

Nhu cầu sử dụng thép dân dụng cũng sẽ tăng cao do tỷ lệ đô thị hóa tại Việt Nam còn thấp. Theo ước tính của Liên Hợp Quốc, dân số thành thị ở Việt Nam sẽ vượt qua dân số nông thôn vào năm 2050. Sự dịch chuyển này làm nhu cầu xây dựng nhà ở tăng cao, là tín hiệu đáng mừng của việc tăng nhu cầu thép xây dựng.

Việt Nam có cơ hội tăng sản lượng xuất khẩu thép

Việt Nam đang đứng trước cơ hội trở thành công xưởng sản xuất thép mới của thế giới. Ngành Thép Trung Quốc sẽ giảm sản lượng do từ tháng 5/2021, Trung Quốc bắt đầu thi thành một số chính sách dự báo gây khó khăn cho ngành thép trong nước như:

  • Loại bỏ hoàn thuế VAT 13% đối với 146 sản phẩm thép
  • Giảm thuế nhập khẩu thép thô, gang và thép phế xuống 0%
  • Cấm nhập khẩu than từ Australia và Chính phủ nước này đang theo đuổi mục tiêu giảm 65% lượng khí thải CO2 trên mỗi đơn vị GDP so với năm 2005.

Mặt khác, các nước phát triển như Mỹ và Nhật Bản cũng giảm dần sản lượng thép sản xuất trong nước do họ theo đuổi các ngành công nghiệp xanh nhằm bảo vệ môi trường. Kết quả là sự cạnh tranh ngành thép giảm, giá chi phí tăng, giá nhân công tăng. Đây là cơ hội phát triển ngành thép ở các nước đang phát triển với nguồn nhân công rẻ, trong đó có Việt Nam.

Viet-Nam-co-co-hoi-tang-san-luong-xuat-khau-thep

Thị trường xuất khẩu thép của Việt Nam cũng có triển vọng phát triển do được hưởng lợi từ xuất khẩu thép Trung Quốc giảm. Tính đến năm 2021, sản lượng thép thô của Trung Quốc giảm 3% (theo Hiệp hội Thép Việt Nam).

Mặc dù được sự báo mức tăng trưởng khả quan và giá cổ phiếu thép nhưng phiên gần đây có dấu hiệu tăng nhưng nhà đầu tư không nên vui mừng quá sớm. Giá cổ phiếu thép sẽ còn biến động phức tạp theo diễn biến giá thép thế giới. Mặc dù nhu cầu thép tăng cao nhưng biên độ lợi nhuận của các doanh nghiệp thép sẽ suy giảm từ mức cao năm 2021, giá thép thế giới cũng giảm dần trong năm 2022 và 2023.

Trên đây là những thông tin về cổ phiếu ngành thép và dự đoán cổ phiếu thép trong năm 2022. Mặc dù có mức tăng giá trong các phiên giao dịch gần đây nhưng mức giá sẽ còn biến động phức tạp phụ thuộc vào giá thép thế giới. Vì vậy, nhà đầu tư có ý định đầu tư cổ phiếu thép hãy trau dồi thêm khả năng phân tích, phán đoán sắc bén, theo dõi biến động thị trường để đưa ra quyết định tốt nhất.