Ở bài viết này, FPTShop sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu về cấu tạo chuột không dây.
Bất kỳ người sử dụng máy tính nào cũng đều biết rõ vai trò và sức ảnh hưởng của những chú chuột đối với quá trình vận hành của máy tính. Chuột không dây, có thể nói như là một thế hệ đàn em của những chú chuột kết nối USB, là một thiết bị ngoại vi không còn quá xa lạ đối với chúng ta. Thế nhưng không phải ai trong chúng ta cũng hiểu rõ về cấu tạo chuột không dây. Bài viết này FPTShop sẽ tổng hợp những thông tin cơ bản nhất để bạn đọc hiểu thêm về cấu tạo chuột không dây.
Cấu tạo của chuột không dây
Cấu tạo của chuột không dây cũng có các thành phần cơ bản như của chuột dây bình thường là nút bấm trái – phải và bánh xe lăn ở giữa để cuộn lên -xuống. Ở một số sản phẩm trung cấp và cao cấp thì chuột còn được trang bị thêm nút bấm bên hông là Forward và Backward khi duyệt web. Ngoài ra thì một số sản phẩm cao cấp hơn của Logitech hay Microsoft còn có cả bánh xe nghiêng (tilt-wheel) có thể xoay sang hai bên để thực hiện chức năng cuộn ngang. Điều khác biệt ở cấu tạo chuột không dây so với chuột dây bình thường là cơ chế hoạt động và kết nối. Về cơ chế hoạt động thì chuột không dây đã tiêu giảm phần bánh xe lăn ở dưới đế chuột như một số sản phẩm chuột có dây trước đây. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, mời bạn đọc đi tiếp đến phần sau nhé.
Chuột không dây
Cơ chế hoạt động
Tương tự như chuột kết nối dây USB, chuột không dây cũng hoạt động dựa trên cơ chế cảm ứng quang học và lazer:
_Quang học: Chuột cảm ứng quang sẽ có một đèn chiếu (thường là màu đỏ) và một camera mini. Khi bạn di chuyển chuột trên bàn hoặc mouepad, ánh sáng đèn chiếu sẽ được chiếu xuống bề mặt này. Camera nói trên sẽ chụp các bức ảnh trong và đối chiếu các bức ảnh để tìm ra hướng đi của chuột trên màn hình máy tính.
_Lazer: Chuột lazer cũng hoạt động tương tự như chuột quang, tuy nhiên lại sử dụng ánh sáng hồng ngoại – những tia sáng mà mắt thường không thể nhìn thấy.
Kiểu kết nối
_Sóng RF: Đây là kiểu kết nối đầu tiên và cũng là thông dụng nhất trên thị trường chuột không dây. Một bộ chuột không dây sẽ bao gồm một con chuột và một đầu USB thu sóng còn gọi là USB Receiver. Hai thành phần này luôn luôn đi kèm với nhau trong một bộ sản phẩm bán ra, và sẽ không có thay thế. Lý do là bản thân bộ vi xử lý trong con chuột và đầu USB Receiver đã được mã hóa đồng bộ tần số sóng để tạo thành một hệ giao thoa riêng, điều này giúp hai thành phần có thể hoạt động tương thích với nhau. Thông thường thì do tính chất cấu tạo chuột không dây nên nó sẽ có một thời gian trễ so với chuột kết nối dây USB, tuy nhiên với một số sản phẩm mới nhất của hãng Logitech, nổi bật hơn với công nghệ Fast RF – công nghệ giúp chuột và đầu USB Receiver giảm đáng kể thời gian phát – nhận tin hiệu.
_Bluetooth: Vốn được xem như một kiểu kết nối không dây giúp trao đổi dữ liệu giữa các thiết bị di động ngày trước, thế nhưng thời gian gần đây thì những thiết bị ngoại vi sử dụng công nghệ bluetooth đã xuất hiện ngày một nhiều hơn. Về lý thuyết thì chuột không dây sử dụng kết nối bluetooth có thể hoạt động với hầu hết các thiết bị có hỗ trợ bluetooth, tuy nhiên nếu dùng đúng bộ thu đi kèm sản phẩm thì người dùng mới tận dụng tối đa những tính năng đặc biệt mà hãng sản xuất tích hợp đi kèm.
_RFID: Đây được xem như một phát minh có một không hai đến từ hãng A4Tech. Chuột không dây sử dụng công nghệ RFID buộc phải sử dụng bàn di chuột đi kèm sản phẩm. Điểm nổi bật của bộ sản phẩm này là chuột không cần cả dây dẫn lẫn pin, tín hiệu thu nhận tọa độ chuột sẽ được tiếp nhận thông qua trường điện từ giữa bàn di và chuột. Tuy nhiên điểm bất lợi từ cách kết nối này là RFID bị giới hạn tầm hoạt động chỉ bằng chiều dài dây dẫn từ bàn di đến máy tính. Thế nhưng suy cho cùng thì đây vẫn là một ý tưởng độc nhất vô nhị trên thị trương chuột không dây hiện nay.
Bạn đọc thân mến, FPTShop vừa giới thiệu đến các bạn cấu tạo chuột không dây. Hy vọng qua đây các bạn sẽ thêm phần hiểu biết về cấu tạo cũng như cơ chế hoạt động, kết nối của dòng sản phẩm quen thuộc này.
Hy vọng bài viết hữu ích với các bạn.
Xem thêm: Giải pháp nào cho chuột không dây bị mất đầu USB?
G.M
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!