Tinh bột hẹ chữa táo bón là phương pháp dân gian có thể áp dụng cho cả người lớn và trẻ em. Tùy thuộc vào tình trạng và mức độ, người bị táo bón sẽ có cách sử dụng tinh bột hẹ khác nhau. Vậy tác dụng của tinh bột hẹ ra sao? Có an toàn không? Bạn đọc hãy theo dõi bài viết sau để hiểu rõ hơn về tinh bột hẹ chữa táo bón nhé!
Tinh bột hẹ chữa táo bón là gì? Công dụng ra sao?
Tinh bột hẹ được nhiều người sử dụng để trị táo bón vì tính an toàn
Tinh bột hẹ được sản xuất từ lá hẹ tươi nhờ một số công nghệ như sấy thăng hoa, sấy khô, công nghệ nano,… Khác so với lá hẹ tươi cần phải chuẩn bị lích kích, tốn nhiều thời gian và có mùi hăng, tinh bột lá hẹ giúp dễ dàng sử dụng, hạn chế mùi hơn nhiều lần.
Tinh bột hẹ được sử dụng để chữa táo bón do dược liệu này có tác dụng nhuận tràng, kích thích nhu động ruột co bóp tống phân ra ngoài. Đồng thời trong tinh bột hẹ chứa nhiều chất xơ giúp làm mềm phân. Ngoài ra, hẹ nổi tiếng có chứa nhiều kháng sinh tự nhiên, giúp kháng khuẩn, ngăn ngừa viêm nhiễm tại đường ruột.
Tinh bột hẹ chữa táo bón dùng cho trẻ từ mấy tháng, có an toàn không?
Tinh bột hẹ có thể sử dụng cho trẻ từ 3 tháng trở lên, an toàn khi được sử dụng đúng liều lượng, đúng hướng dẫn. Nếu bạn lạm dụng lá hẹ, có thể gây nóng, gây kích thích nhu động ruột gây tiêu chảy.
Cách sử dụng tinh bột hẹ chữa táo bón cho hiệu quả tốt nhất
Hiện nay, có 2 cách sử dụng tinh bột hẹ phổ biến nhất là sử dụng nước uống và trộn tinh bột hẹ vào thức ăn. Cụ thể như sau:
Pha tinh bột hẹ vào nước uống
Cách đơn giản nhất để sử dụng tinh bột hẹ là pha trực tiếp với nước
Uống tinh bột hẹ thường áp dụng cho người lớn vì trẻ nhỏ có thể bị sợ mùi, sợ màu xanh và không chịu hợp tác.
Cách áp dụng:
- Bước 1: Chuẩn bị khoảng 2 – 3 thìa cà phê bột hẹ, 200ml nước ấm tầm 70 – 80 độ C
- Bước 2: Cho từ từ bột hẹ vào nước ấm, khuấy cho tan đều. Bạn cũng có thể cho thêm đường để tạo vị ngọt nếu thích.
- Bước 3: Chờ cho nguội bớt tầm 37 – 40 độ C, uống ngay.
Thời điểm uống: Nên uống sau ăn khoảng 30 phút để có hiệu quả tốt nhất
Tần suất: 2 lần/ ngày (sáng, tối)
Lưu ý: Bạn không nên kết hợp lá hẹ với mật ong vì dễ gây ngộ độc.
Pha tinh bột hẹ vào cháo, súp, nước hoa quả
Để bé dễ dàng sử dụng mẹ có thể trộn tinh bột hẹ vào cháo của bé
Pha tinh bột hẹ vào thức ăn như cháo súp, nước hoa quả thường áp dụng cho đối tượng trẻ nhỏ.
Cách áp dụng: Trước khi cho bé ăn thức ăn, mẹ trộn thêm 1 – 2 thìa cà phê bột hẹ, sau đó cho bé ăn ngay.
Tần suất: 2- 3 lần/ ngày.
Lưu ý: Bố mẹ không để bé bỏ bữa, ăn ít vì có thể ảnh hưởng đến tác dụng trị táo bón. Không kết hợp tinh bột hẹ với mật ong, thịt trâu, thịt bò,… vì có thể gây ngộ độc.
Có cách làm tinh bột hẹ chữa táo bón tại nhà không?
Vì để làm tinh bột hẹ, bạn cần sấy lá hẹ ở nhiệt độ phù hợp, nghiền nhỏ mịn tốn nhiều thời gian. Vì vậy, hầu hết mẹ bỉm không tự chế tinh bột hẹ tại nhà. Nếu không có tinh bột, mẹ sẽ sử dụng lá hẹ tươi trực tiếp, giã hoặc xay lấy nước và sử dụng cho bé tương tự như bột.
Lưu ý khi sử dụng tinh bột hẹ chữa táo bón
Để trị táo bón hiệu quả ngoài sử dụng tinh bột hẹ có thể kết hợp men vi sinh
Để sử dụng tinh bột hẹ chữa táo bón cho hiệu quả tốt và an toàn nhất, bạn cần chú ý:
- Cần thời gian lâu dài: Chữa táo bón bằng tinh bột hẹ là một trong những phương pháp dân gian, theo quan điểm của Y học cổ truyền và có hiệu quả chậm, từ từ, cho hiệu quả sớm nhất từ sau 5 – 7 ngày. Do đó, bạn cần phải kiên trì áp dụng.
- Chú ý thực phẩm khi kết hợp với lá hẹ: Bạn không nên dùng lá hẹ cùng với mật ong, thịt trâu, thịt bò, hành tây,… vì chúng có thể sản sinh ra các độc tố nguy hiểm tới đường tiêu hóa.
- Nên sử dụng thêm men vi sinh: Bởi lá hẹ có hiệu quả chậm và chỉ tập trung vào tác dụng kháng khuẩn, tăng nhu động ruột, làm mềm phân, chưa cung cấp thêm các lợi khuẩn giúp cân bằng chức năng đường ruột. Lúc này, người bị táo bón cần sử dụng thêm men vi sinh để thiết lập lại hệ vi sinh vật đường ruột, tăng cường chức năng tiêu hóa. Đồng thời men vi sinh cũng kích thích nhu động ruột, tăng cường quá trình tống phân ra ngoài.
- Chú ý liều lượng: Lá hẹ tuy lành tính, nhưng nếu lạm dụng, sử dụng liều lượng quá nhiều có thể gây phản tác dụng, người dùng dễ bị tiêu chảy. Do đó, bạn chỉ sử dụng với lượng vừa phải như hướng dẫn ở trên, không nôn nóng hoặc chủ quan mà lạm dụng lá hẹ.
Hy vọng qua bài viết này, bạn đọc đã có thêm những thông tin hữu ích về tinh bột hẹ chữa táo bón. Bạn chú ý áp dụng đúng cách để đảm bảo an toàn và hiệu quả cho người bị táo bón. Nếu còn thắc mắc, hãy để lại thông tin để được tư vấn bởi đội ngũ chuyên gia của Bio – Acimin tư vấn hoàn toàn miễn phí sớm nhất.
Men vi sinh Bio – Acimin Fiber: Thêm chất xơ, chẳng sợ táo bón
Men vi sinh Bio – Acimin Fiber giúp làm giảm tình trạng táo bón ở cả trẻ em và người lớn nhờ:
- Có thêm chất xơ tự nhiên Synergy 1: Đây là chất được kết hợp bởi 2 chất xơ hòa tan Inulin và FOS đã có nhiều nghiên cứu lâm sàng chứng minh hiệu quả cải thiện táo bón, đảm bảo an toàn và được công nhận với việc hỗ trợ điều trị táo bón.
- Bổ sung lợi khuẩn: Chúng có tác dụng giúp tạo ra các axit béo chuỗi ngắn kích thích tăng nhu động ruột tạo cảm giác buồn đi ngoài và đẩy phân đi qua ruột già nhanh chóng.
Bên cạnh đó, men vi sinh Bio – Acimin Fiber còn đảm bảo an toàn, ngoài dạng cốm còn có thêm dạng viên nhai vị sữa. Người bị táo bón cần sử dụng Bio – Acimin liên trong vòng 2 – 3 tháng cho đến khi khỏi hẳn. Đặc biệt với trẻ em, bố mẹ nên bổ sung định kỳ để dự phòng táo bón cho con.
Nội dung tham khảo thêm: Trẻ bị táo bón uống gì nhanh khỏi, hạn chế tái phát
Chất xơ và vai trò của chất xơ đối với hệ tiêu hóa của trẻ là gì?
9 biện pháp tự nhiên giúp cải thiện hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Thực đơn cho người táo bón: Từ nguyên tắc chọn tới cách chế biến phù hợp
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!