1. Xem răng để định tuổi của trâu bò <?xml:namespace prefix=”o” ns=”urn:schemas-microsoft-com:office:office” ? ?>
Việc xác định tuổi của trâu bò rất quan trọng trong chăn nuôi trâu bò, nó cho phép ta phân loại trâu bò, chọn trâu bò theo các mục đích khác nhau.
Trâu bò đều có 32 răng, trong đó có 8 răng cửa và 24 răng hàm. Hàm trên không có răng cửa. Người ta có thể xác định tương đối đúng tuổi của trâu bò khi căn cứ vào sự biến đổi của bộ răng như: sự xuất hiện và bào mòn của răng cửa giữa, sự thay thế răng sữa bằng răng vĩnh cửu, sự thay đổi hình dạng mặt phía trên của răng vĩnh cửu, sự xuất hiện răng hàm vĩnh cửu và sự thay thế răng hàm sữa bằng răng hàm vĩnh cửu.
Việc xem răng định tuổi bảo đảm độ chính xác cao hơn khi trâu bò được từ 2 đến 5 năm, so với trâu bò già.
Muốn xem răng định tuổi của trâu bò thì cần căn cứ vào 3 thời kỳ: mọc răng, thay răng và mòn răng.
Đối với trâu
Thời kỳ mọc răng: ở nghé, hiện tượng mọc răng diễn ra chậm, phải một tuần sau khi đẻ nghé mới có 2 đôi răng cửa sữa ở giữa và 2 – 3 tháng sau mới mọc đủ 8 răng cửa sữa.
Thời kỳ thay răng: Khi trâu đạt đến độ tuổi nhất định thì răng sữa sẽ được thăng bằng răng vĩnh cửu. Trình tự thay các răng cửa sữa hàm dưới của trâu như sau:
+ Vào khoảng 3 tuổi: thay 2 răng cửa sữa giữa
+ Vào khoảng 4 tuổi: thay 2 răng cửa sữa cạnh
+ Vào khoảng 5 tuổi: thay 2 răng cửa sữa áp góc
+ Vào khoảng 6 tuổi: thay 2 răng cửa ngoài cùng và khi đó thì trâu đã thay đủ 8 răng cửa sữa bằng răng cửa vĩnh cửu.
Thời kỳ mòn răng: Từ 6 tuổi trở lên, muốn xác định tuổi trâu thì phải căn cứ vào bộ mòn răng vĩnh cửu.
+ Lúc 7 tuổi: Tất cả các răng cửa đều mòn, 2 răng cửa giữa có vết sỉ tinh dài.
+ Lúc 8 tuổi: 2 răng cửa giữa có vết sỉ tinh dài hình chữ nhật, 2 răng cửa cạnh có vết sỉ tinh dài.
+ Lúc 9 tuổi: 2 răng cửa giữa vết sỉ tinh dài gần như hình vuông, 2 răng cửa cạnh vệt hình chữ nhật và răng cửa áp góc hình vệt dài.
+ Lúc 10 tuổi: 2 răng cửa giữa vệt sỉ tinh gần tròn, 2 răng cửa cạnh sỉ tinh hình vuông, 2 răng áp góc sỉ tinh hình chữ nhật và 2 răng cả góc sỉ tinh hình vệt dài.
+ Lúc 11 tuổi : 2 răng cửa giữa vệt sỉ tinh hình tròn hẳn, 2 răng cửa cạnh sỉ tinh gần tròn, 2 răng áp góc sỉ tinh hình vuông, 2 răng cửa góc sỉ tinh hình chữ nhật.
+ Lúc 12 tuổi: 2 răng cửa áp góc vệt sỉ tinh hình tròn hẳn.
+ Lúc 13 tuổi: 2 răng cửa góc sỉ tinh hình tròn hẳn.
+ Lúc 14 tuổi: Các răng cửa bắt đầu hở và nhìn thấy rõ chân răng.
Đối với bò:
Ở bê, hiện tượng mọc răng sớm hơn nghé. Bê mới đẻ đã có 2 – 3 đôi răng cửa sữa giữa, sau 20 ngày đã có đủ 8 răng cửa sữa. Trình tự thay răng và mòn răng diễn ra sớm hơn 1 năm so với trâu. Cụ thể:
+ Vào khoảng 2 tuổi: thay 2 răng cửa sữa giữa.
+ Vào khoảng 3 tuổi: thay 2 răng cửa sữa cạnh.
+ Vào khoảng 4 tuổi: thay 2 răng cửa sữa áp góc.
+ Vào khoảng 5 tuổi: thay 2 răng cửa sữa góc và khi đó có đủ 8 răng cửa vĩnh cửu.
+ Lúc 6 tuổi: Tất cả răng đều mòn, 2 răng cửa giữa có vệt sỉ tinh dài.
Tuy nhiên, sự mọc răng, thay răng và mòn răng còn phụ thuộc vào giống, thức ăn, cách nuôi dưỡng, tình trạng sức khoẻ… Vì vậy cần xem xét các yếu tố đó để nâng cao độ chính xác trong việc định tuổi cho trâu bò.
2. Xác định khối lượng cơ thể thông qua việc đo vòng ngực và độ dài thân chéo
Việc xác định khối lượng cơ thể chính xác nhất vẫn là cân trực tiếp. Tuy nhiên, để cân trọng lượng của một con trâu hay bò đôi khi lại gặp khó khăn vì trong nông hộ không phải lúc nào cũng sẵn cân, và để tiến hành cân 1 con trâu hay bò có khối lượng lớn không phải là chuyện dễ.
Vì vậy chúng ta có thể ước lượng khối lượng con trâu hay bò tương đối chính xác thông qua công thức đã được nghiên cứu khi biết được vòng ngực và độ dài thân chéo của con trâu (bò) đó. (Với sai số khoảng 5%).
– Đối với bò: Khối lượng (kg) = 88,4 x VN 2x DTC
– Đối với trâu: Khối lượng (kg) = 90,0 x VN 2x DTC
(Công thức này chỉ áp dụng đối với trâu bò từ 2 tuổi trở lên).
Trong đó:
VN: là vòng ngực của trâu (bò) – là chu vi mặt cắt đằng sau xương bả vai (tính bằng mét).
DTC: là độ dài thân chéo – là chiều dài được đo từ mỏm xương bả vai đến điểm tận cùng của xương ngồi (tính bằng mét).
Ví dụ:
– Một con trâu có vòng ngực là 1,82m; dài thân chéo là 1,25m. Vậy thì khối lượng của nó sẽ là:
Khối lượng (kg) = 90,0 x (1,82) 2x 1,25 = 375 kg
– Một con bò có vòng ngực là 1,45m; dài thân chéo là 1,15m. Vậy khối lượng của nó sẽ là:
Khối lượng (kg) = 88,4 x (1,45) 2x 1,15 = 214 kg
Trong điều kiện chăn nuôi ở nước ta hiện nay, đa số bò chưa được theo dõi cá thể và hầu như không có sổ sách theo dõi năng suất sữa. Vì vậy không thể biết chính xác sản lượng sữa của cả chu kỳ cũng như thời gian tiết sữa của mỗi chu kỳ.
Để ước lượng sản lượng sữa của một con bò, ta có thể nắm được nó thuộc dòng giống nào, đang để lứa thứ mấy và đang cho sữa tháng thứ mấy. Ở bò năng suất sữa bằng 75% năng suất sữa của bò cái trưởng thành. Bò đẻ lứa thứ 2, năng suất bằng 85% năng suất bò cái lứa thứ 3. Khi bò mới đẻ, lượng sữa tiết ra còn ít. Lượng sữa tăng dần và đạt cực đại vào tuần thứ 8 – thứ 10 sau khi đẻ (chính xác hơn là năng suất sữa đạt cực đại vào cuối khoảng 1/5 đầu tiên của thời gian tiết sữa), sau đó năng suất sữa giảm dần. Năng suất sữa giảm đều đặn với một hệ số ổn định khoảng 90%, tức là năng suất sữa của một tuần nào đó sẽ bằng 90% năng suất sữa sản xuất ra ở tuần trước đó.
Dựa vào tỷ lệ phầm trăn sản lượng sữa từng tháng so với tổng sản lượng sữa cả chu kỳ và trên cơ sở lượng sữa vắt được vào một ngày nào đó tại thời điểm theo dõi, ta có thể ước lượng được tương đối chính xác sản lượng sữa của con bò sữa đó.
Tỷ lệ phần trăm sản lượng sữa từng tháng so với tổng sản lượng cả chu kỳ của ba nhóm giống bò
Ví dụ: Nếu trong ngày theo dõi, ta vắt được 15kg sữa của một con bò lai F2 (3/4 HF), mà có đang trong tháng tiết sữa thứ 4 thì sản lượng của cả chu kỳ là:
Sản lượng sữa (kg/chu kỳ 300 ngày) = (15 kg x 30 ngày)/ 12,0% = 3.750 kg
Nếu là bò lai <?xml:namespace prefix=”st1″ ns=”urn:schemas-microsoft-com:office:smarttags” ? ?> Sind, đang tiết sữa ở tháng thứ 5 và vào ngày theo dõi ta vắt được 6kg, thì sản lượng sữa của cả chu kỳ là:
Sản lượng sữa (kg/chu kỳ 300 ngày) = (6 kg x 30 ngày)/ 11,0% = 1.636 kg
Có một phương pháp khác để xác định năng suất sữa của bò, tuy có phức tạp hơn nhưng đảm bảo độ chính xác cao hơn (sai số khoảng 3 – 5% so với cân sữa hàng ngày):
Mỗi tháng cân sữa 2 lần vào ngày 1 và ngày 15, lấy trung bình của 2 lần cân, sau đó nhân với số ngày từ lần cân thứ nhất đến lần cần thứ 2 thì ta sẽ được sữa do con bò đó tiết ra trong thời gian tương ứng. Nếu ta bắt đầu theo dõi ngay từ khi bò cho sữa và cộng tất cả lại sẽ được lượng sữa của cả chu kỳ.
Ví dụ:
Vào ngày mồng 1 ta cân được 16kg sữa, vào ngày 15 cân được 14 kg sữa. Thì lượng sữa của cả giai đoạn (15 ngày đầu của tháng) là:
[(16 kg x 14 kg)/2] x 15 ngày = 225 kg
Chú ý: Vào nửa còn lại của tháng chúng ta cũng làm tương tự và lấy luôn lượng sữa của ngày thứ 15 làm lượng sữa của lần cân thứ nhất.
4. Cách quy đổi tỷ lệ mỡ sữa của bò
Tỷ lệ mỡ sữa là một trong những chỉ tiêu quan trọng để lựa chọn bò sữa. Trên thực tế, tỷ lệ mỡ sữa rất khác nhau giữa các cá thể và giữa các giống bò. Chúng ta có thể gặp trường hợp hai con bò với các chỉ tiêu tuyển chọn tương đương nhau nhưng năng suất sữa và tỷ lệ mỡ sữa lại khác nhau, chúng ta phải áp dụng công thức quy đổi của Gaines để đưa ra cùng tỷ lệ mỡ sữa:
Khối lượng sữa (kg) với 4% chất béo = khối lượng sữa (kg) với T% chất béo x (0,4 + 0,15 x T).
Ví dụ: một con bò A sản xuất ra 15 kg sữa với 3,5% chất béo và bò sữa B chỉ sản xuất ra 13kg sữa với 4,0% chất béo. Vì vậy ta phải quy đổi 15kg sữa với 3,5% chất béo ra sữa với 4,0% chất béo:
15 x (0,4 + 0,15 x 3,5) = 13,87 kg sữa 4% mỡ sữa.
Kết luận: Bò A tốt hơn bò B.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!