Vậy chúng có những đặc điểm nổi bật nào, con bọ cánh cam thường ăn gì, tập tính ra sao, các bạn hãy cùng IDSV khám phá nhé!
Đặc điểm của con bọ cánh cam
Con bọ cánh cam là loài côn trùng có cánh, chân khớp và có bản tính hiền lành, có ích đối với cây trồng. Theo số liệu thống kê, trên thế giới hiện nay có khoảng 5.000 loại bọ cánh cam đã được phát hiện. Đặc biệt, đa số chúng đều sở hữu thân hình tròn, có màu sắc tươi sáng nên được gọi là bọ cánh cam.
Bọ cánh cam có sáu chiếc chân nhỏ, ngắn, mỗi chân có 4 đốt. Cánh của chúng cứng, thường ôm trọn lấy phần thân và thường có đốm đen bên trên. Tuy nhiên, cũng có một số loài sở hữu cánh trơn hoặc có sọc.
Con bọ cánh cam có kích thước khá nhỏ, thường chúng chỉ dài từ 0,1 – 1 cm tùy loài. Đầu của bọ cánh cam nhỏ và thường có 2 vệt màu trắng, có 2 râu cách xa nhau. Với bọ cánh cam đực có kích thước trung bình nhỏ hơn bọ cánh cam cái.
Tập tính sinh hoạt của con bọ cánh cam
Con bọ cánh cam có nguồn gốc từ châu u, hầu hết các loại bọ cánh cam hiện nay đều được tìm thấy đầu tiên tại châu u. Môi trường sống ưa thích của bọ rùa là những khu vực có khí hậu mát mẻ, không quá nóng và quá lạnh.
Khi mùa đông đến, con bọ cánh cam thường trú ẩn trong những khu vực kín đáo, khuất gió và bắt đầu hành trình ngủ đông. Đến mùa xuân, khi thời tiết ấm áp trở lại, chúng mới thức dậy và bắt đầu thực hiện “chức năng nhiệm vụ” của mình. Đặc biệt đây cũng là thời điểm rệp phá hoại cây trồng và con bọ cánh cam chính là “cứu tinh” sẽ tiêu diệt rệp giúp những người nông dân.
Thức ăn chủ yếu của con bọ cánh cam là các loại rệp, côn trùng phá hoại cây trồng. Một con bọ cánh cam trưởng thành có thể “tiêu thụ” lên đến 50 con rệp một ngày. Chính vì vậy, những năm 1900 con người đã đưa con bọ cánh cam qua Bắc Mỹ để giúp tiêu diệt các loài côn trùng gây hại và phá hoại mùa màng.
Quá trình sinh sản của con bọ cánh cam
Con bọ cánh cam mỗi lần thường đẻ khoảng 15 trứng ở mặt sau của lá cây. Trứng của chúng có hình thoi, màu vàng nhạt, dài khoảng 0,1 cm, trứng không bị rơi khỏi lá cây nhờ có chất kết dính.
Sau khoảng 8 – 15 ngày, trứng sẽ nở thành ấu trùng bọ cánh cam với thân hình dài, hơi dẹt và có nhiều lông, ống nhỏ tua tủa. Ấu trùng có màu đen hoặc nâu nhạt tùy loài và hòa trộn với các vân đỏ. Ấu trùng con bọ cánh cam sẽ ăn rệp để phát triển với số lượng khoảng 10 – 20 con/ngày. Những con ấu trùng này sẽ lột xác 3-4 lần trước khi thành con bọ cánh cam trưởng thành.
Như vậy sẽ mất khoảng 30 – 60 ngày để ấu trùng con bọ cánh cam phát triển và hoàn thiện. Trong khoảng thời gian này, con bọ cánh cam có thể ăn đến 1000 con rệp, điều đó giúp người nông dân bảo vệ được hoa màu trước lũ rệp.
Cách phân biệt con bọ cánh cam có lợi và con bọ cánh cam có hại
Đa số các loài bọ cánh cam đều có lợi cho người nông dân, tuy nhiên vẫn sẽ có những loại bọ cánh cam gây hại. Dưới đây là một số dấu hiệu để phân biệt hai loại bọ cánh cam này.
Con bọ cánh cam có hại
Bọ cánh cam có hại thường ăn lá cây để sinh sống và chúng chỉ để lại phần gân lá. Điều đó gây hại rất lớn cho cây trồng như: bầu, ngô, lúa, bí, khoai, sắn,…. Không chỉ vậy, con bọ cánh cam gây hại còn ăn ngọn cây và các loại hoa quả: sầu riêng, cà chua, dưa chuột,…
Với ấu trùng của con bọ cánh cam có hại sẽ có hình tròn, kích cỡ khá lớn, cánh có màu sắc sặc sỡ xen lẫn các chấm đen tròn trên cánh nhưng màu không sặc sỡ bằng các loài bọ rùa có lợi. Cánh của con bọ cánh cam có hại cũng cứng hơn.
Chính vì những tác hại mà con bọ cánh cam có hại gây ra, chúng ta cần có những phương pháp xử lý và kiểm soát chúng:
– Bắt và loại bỏ con bọ cánh cam có hại bằng phương pháp thủ công.
– Cắt bỏ phần lá, ngọn, quả đã bị con bọ cánh cam ăn để tập trung chất dinh dưỡng cho các phần khác.
– Bạn có thể phun một số loại thuốc trừ sâu như Pyrinex, Fenbis, Sherpa, Polytrin để tiêu diệt con bọ cánh cam có hại.
Bọ cánh cam có lợi
Ấu trùng của con bọ cánh cam có lợi khá giống loài có hại nhưng có màu sắc sáng và sặc sỡ hơn rất nhiều. Chúng thường bám trên mặt sau của lá và chuyên ăn các ấu trùng sâu non. Bạn có thể bắt gặp một số loài bọ cánh cam có lợi như:
Bọ rùa vàng: Thường sống tập trung tại khu vực Bắc Mỹ với kích cỡ vô cùng nhỏ bé, chỉ dài khoảng 0,5 cm. Đặc biệt cơ thể chúng còn có thể biến đổi màu sắc dễ dàng, từ vàng sang đỏ có chấm đen.
Bọ rùa đỏ: Đây là một trong những loài bọ cánh cam phổ biến nhất trên thế giới với cơ thể có màu đỏ pha cam và xen lẫn các chấm bi đen, cánh trơn bóng. Hiện tại, chúng đã có mặt tại hầu hết châu lục trên thế giới.
Thế giới của những con bọ cánh cam vô cùng đa dạng và thú vị, hy vọng với những thông tin mà IDSV chia sẻ sẽ giúp bạn có thêm nhiều thông tin về loài côn trùng đặc biệt này.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!