Bị sốt nên chườm khăn nóng hay lạnh

Có hai phương pháp chườm là chườm nóng và chườm lạnh. Vậy khi trẻ bị sốt nên chườm khăn nóng hay lạnh? Cùng lắng nghe giải đáp của chuyên gia trong bài chia sẻ dưới đây nhé!

Trẻ bị sốt có nên đắp chăn không?

Trẻ bị sốt nên chườm khăn nóng hay lạnh để nhanh khỏi?
Trẻ bị sốt nên chườm khăn nóng hay lạnh để nhanh khỏi?

Trẻ em bao nhiêu độ được coi là sốt?

Sốt là một trong những cách cơ thể chống lại nhiễm trùng. Mặc dù là dấu hiệu tốt chứng tỏ hệ miễn dịch đang làm việc “chăm chỉ”, tuy nhiên sốt cũng là lý do hàng đầu khiến trẻ phải nhập viện. Trước khi giải đáp “trẻ bị sốt nên chườm khăn nóng hay lạnh”, mẹ hãy cùng Fitobimbi “trẻ em bao nhiêu độ được coi là sốt?” nhé!

Nhiệt độ cơ thể được kiểm soát bởi vùng dưới đồi của não. Khu vực này điều chỉnh thân nhiệt bằng cách cân bằng giữa sự thoát nhiệt qua da, phổi, với sự sinh nhiệt của gan và các cơ. Nhiệt độ bình thường ở trẻ dao động trong khoảng 36.8 – 37.3 độ C. Sự chênh lệch này sẽ tùy thuộc vào khoảng thời gian trong ngày và các yếu tố khác (quần áo, hoạt động thể chất,…).

Với thắc mắc “trẻ nóng bao nhiêu độ là sốt?”, các bác sĩ giải thích trẻ sốt khi:

  • Nhiệt độ ở nách: 37.2 độ C
  • Nhiệt độ ở tai: 38 độ C
  • Nhiệt độ ở miệng: 37.5 độ C
  • Nhiệt độ ở trực tràng (hậu môn): 38 độ C

Trẻ sốt cao khi thân nhiệt tăng cao trên 39 – 40 độ C. Nếu trẻ sốt trên 40.5 độ C thì cha mẹ cần nhanh chóng đưa tới bệnh viện, vì chậm trễ có thể dẫn đến co giật.

Trẻ sốt nên chườm khăn nóng hay lạnh

Mỗi khi con bị sốt, hầu hết phụ huynh đều tỏ ra khá lúng túng trong việc chăm sóc trẻ tại nhà. Nếu xử lý không đúng cách, đôi khi có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ. Liên quan đến vấn đề này, nhiều mẹ thắc mắc “trẻ sốt chườm nóng hay lạnh”.

Để biết khi sốt nên chườm nóng hay lạnh, bạn cần phải hiểu bản chất và sự khác nhau giữa phương pháp chườm nóng và chườm lạnh.

Trẻ bị sốt nên chườm nóng hay chườm lạnh?
Trẻ bị sốt nên chườm nóng hay chườm lạnh?

Chườm nóng

Chườm nóng là sử dụng khăn ấm để đắp và lau trên bề mặt da. Phương pháp này có 3 tác dụng chính như sau:

  • Làm ấm cơ thể
  • Giảm kích thích thần kinh, làm giãn nở các lỗ chân lông
  • Tăng lưu thông tuần hoàn máu

Chườm lạnh

Trái ngược với phương pháp chườm nóng, chườm lạnh sẽ sử dụng khăn lạnh hoặc nước đá để lau trên bề mặt da. Phương pháp này cũng mang lại những lợi ích như sau:

  • Se khít lỗ chân lông
  • Giảm lưu thông máu
  • Ngăn chặn được tình trạng thoát nhiệt ra khỏi cơ thể

Mùa đông trẻ rất dễ bị sốt, nguyên nhân là do lạnh đột ngột, khiến mạch máu co lại, giảm lưu thông máu. Chườm nóng sẽ giúp giãn nở các lỗ chân lông, thúc đẩy quá trình thải nhiệt qua da, từ đó giúp trẻ hạ sốt nhanh chóng hơn.

Vậy với câu hỏi “trẻ sốt nên chườm khăn nóng hay lạnh?”, câu trả lời sẽ là chườm nóng. Chuyên gia cho biết, khi trẻ sốt, chườm lạnh vô cùng nguy hiểm. Phương pháp này không những không giúp trẻ hạ sốt mà còn gây khó chịu. Thậm chí một số mẹ còn sử dụng đá lạnh để chườm cho bé, gây nguy cơ bỏng lạnh, suy hô hấp.

✔️✔️✔️ Xem nhiều hơn:

  • Cách chăm sóc ĐÚNG khi trẻ bị sốt chân tay lạnh đầu nóng
  • Trẻ sơ sinh bị sốt mẹ nên ăn gì, kiêng gì để con hết bệnh?

Hướng dẫn cách chườm ấm cho trẻ bị sốt

Chườm ấm là cách giảm sốt vô cùng hữu hiệu, giúp hạ từ 1 – 2 độ C. Dưới đây là hướng dẫn chườm ấm cho trẻ bị sốt đúng cách. Mẹ hãy tham khảo nhé!

Chuẩn bị:

  • Nhiệt kế
  • Khăn mặt: 5 chiếc
  • Nước ấm: Kiểm tra nhiệt độ bằng cách nhúng khuỷu tay vào nước, cảm giác ấm như nước tắm là được.
  • Nới lỏng quần áo cho trẻ
  • Di chuyển trẻ vào nơi kín gió, thông thoáng
Hướng dẫn cách chườm ấm khi trẻ bị sốt
Hướng dẫn cách chườm ấm khi trẻ bị sốt

Thực hiện:

  • Mẹ vệ sinh tay sạch sẽ
  • Nhúng khăn vào chậu nước ấm, vắt ráo nước.
  • Gấp đôi khăn lại rồi lau toàn thân cho trẻ. Chú ý các vùng da bẹn, nách, lòng bàn tay, lưng và lòng bàn chân.
  • Sau khi lau người xong, mẹ có thể đắp khăn lên trán của trẻ.
  • Khi khăn khô hoặc bớt ấm, mẹ cần nhúng lại vào nước rồi tiếp tục lau đến khi bé thấy mát hơn.

Lưu ý:

  • Khi chườm cho bé, mẹ cần lau nhẹ nhàng, tránh chà xát khiến da mẩn đỏ.
  • Nếu nước nguội thì thay bằng chậu nước ấm khác. Dùng nhiệt kế đo nhiệt độ của nước rồi mới chườm.
  • Đo lại thân nhiệt của trẻ sau mỗi 15 – 20 phút. Dừng chườm ấm khi thân nhiệt của trẻ ổn định, dưới 37.5 độ C.
  • Trường hợp bé vẫn không hạ sốt, mẹ có thể cho bé uống thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ.

Chăm sóc đúng cách khi trẻ bị sốt

Đến đây, chắc hẳn bạn đã biết “trẻ sốt nên chườm khăn nóng hay lạnh?”. Bên cạnh phương pháp chườm ấm, cha mẹ cần lưu ý những điều sau khi chăm sóc trẻ bị sốt:

  • Mặc quần áo thoáng mát: Khi xác định trẻ bị sốt, cha mẹ nên nới lỏng quần áo, chỉ cho trẻ mặc những trang phục rộng rãi, thoải mái để cơ thể giải tỏa bớt nhiệt
Hạ sốt đúng cách cho bé
Hạ sốt đúng cách cho bé
  • Bổ sung nước: Khi thân nhiệt tăng cao, vùng dưới đồi não sẽ kích thích khả năng làm mát bằng cách tăng tiết mồ hôi qua da. Điều này khiến trẻ dễ rơi vào trạng thái mất nước. Để bù đắp, mẹ cần cho trẻ uống nước nhiều hơn. Ngoài nước lọc, mẹ có thể bổ sung cho bé các loại nước trái cây, sữa chua uống hoặc nước canh rau củ. Với trẻ dưới 6 tháng tuổi thì có thể thay thế bằng sữa mẹ hoặc sữa công thức
  • Nghỉ ngơi: Ngoài việc biết “trẻ bị sốt nên chườm khăn nóng hay lạnh”, con còn cần được nghỉ ngơi nhiều hơn. Mẹ nên cho bé nằm nghỉ ở nơi thông thoáng, kín gió để sức khỏe nhanh chóng phục hồi. Đồng thời theo dõi thân nhiệt trẻ bằng nhiệt kế mỗi 4 giờ
  • Uống thuốc hạ sốt: Thuốc hạ sốt chỉ nên dùng khi trẻ sốt cao trên 38.5 độ C. Thuốc được lựa chọn là paracetamol dạng viên uống, siro hay viên nhét hậu môn. Liều lượng theo chỉ định là 10 – 15mg/kg/lần, uống lại sau 4 – 6 giờ nếu trẻ còn sốt. Chi tiết về hướng dẫn dùng thuốc cha mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ

Làm thế nào để phòng ngừa trẻ bị sốt?

Để không còn phải băn khoăn “trẻ sốt nên chườm khăn nóng hay lạnh?”, mẹ nên phòng ngừa cho con ngay từ đầu. Theo Bộ y tế khuyến cáo, cha mẹ nên tập cho bé một số thói quen trong sinh hoạt dưới đây để phòng ngừa sự tấn công của vi khuẩn, virus gây sốt và các bệnh viêm nhiễm khác.

Phòng ngừa trẻ bị sốt
Phòng ngừa trẻ bị sốt
  • Rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn thường xuyên, đặc biệt vào những thời điểm như: sau khi ra ngoài, sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn, vừa đi thăm người ấm, chạm hoặc sờ vào các đồ vật
  • Không để trẻ chạm tay vào mũi, miệng, mắt. Đây là những nơi vi trùng dễ xâm nhập nhất
  • Cho trẻ dùng riêng các vận dụng cá nhân, tránh sử dụng chung khăn mặt, cốc, chai nước với người khác
  • Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là nhóm thực phẩm giàu vitamin C giúp tăng cường đề kháng
  • Khuyến khích trẻ tập thể dục, chơi các môn thể thao để rèn luyện sức khỏe
  • Uống đủ nước mỗi ngày
  • Tiêm đủ các mũi vắc xin theo khuyến cáo của Bộ y tế

Trên đây là giải đáp “trẻ sốt nên chườm khăn nóng hay lạnh?”. Hy vọng với chia sẻ này, bạn đã có được bài học bổ ích trong chăm sóc bé yêu!