Chào bạn!
Sôi bụng và đi ngoài nhiều lần là những triệu chứng rối loạn hết sức phổ biến khi sức khỏe đường ruột gặp vấn đề. Những biểu hiện như bạn mô tả có thể phản ảnh nhiều bệnh lý khác nhau.
Dưới đây, chúng tôi liệt kê một số bệnh lý điển hình gây ra hiện tượng sôi bụng, đi ngoài nhiều lần:
Viêm đại tràng co thắt
Các triệu chứng bạn cung cấp khá giống với triệu chứng phản ánh bệnh viêm đại tràng co thắt (hay còn gọi là hội chứng ruột kích thích). Viêm đại tràng co thắt là bệnh mãn tính, kéo dài nhiều năm, khó chữa dứt hoàn toàn.
Viêm đại tràng co thắt gây rối loạn đi cầu, phân, đau bụng, đầy hơi, trướng bụng, sôi bụng… Những triệu chứng này dễ tăng lên khi chế độ ăn uống và vận động không hợp lý hay khi lo lắng, căng thẳng.
Hiện nay không có tiêu chuẩn xét nghiệm nào để chẩn đoán hội chứng ruột kích thích.
Khi đi khám và thực hiện xét nghiệm đều thấy các chỉ số hoàn toàn bình thường, không thấy vi khuẩn trong phân, nội soi niêm mạc đại tràng không bị tổn thương. Xét nghiệm sinh thiết mô bệnh học niêm mạc hoàn toàn bình thường không có bất thường trong cấu trúc.
Bác sĩ thường dựa vào các mô tả của bệnh nhân, do đó khi khám bạn nên kể chi tiết về các triệu chứng cho bác sĩ.
Viêm đại tràng
Viêm đại tràng là quá trình viêm nhiễm gây tổn thương khu trú hoặc lan tỏa ở niêm mạc đại tràng với nhiều mức độ khác nhau. Các triệu chứng phổ biến của viêm đại tràng thường gặp:
- Đau bụng: cơn đau dọc theo khung đại tràng, lúc âm ỉ lúc thành từng cơn. Người bệnh thường bị đau sau khi ăn đồ lạ, đồ ăn nhiều dầu mỡ, nước ngọt có ga, đồ ăn không đảm bảo vệ sinh…Kèm theo đó là muốn đi đại tiện, đi xong sẽ bớt đau.
- Rối loạn tiêu hóa dài ngày: Đại tiện phân lỏng, táo, phân sống. Người bệnh luôn có cảm giác mót rặn, vừa đi xong lại muốn đi tiếp.
- Đầy bụng, trướng hơi: Người bệnh luôn có cảm giác bụng ì ạch, sôi bụng, ăn uống khó tiêu, đầy hơi.
- Khuôn phân thay đổi: Phân không thành khuôn, khi táo khi lỏng. Trường hợp bị viêm nặng xuất hiện máu hoặc dịch nhầy trong phân.
- Chán ăn, mệt mỏi, sụt cân: Đại tràng bị viêm gây ảnh hưởng tới chức năng tiêu hóa của đại tràng khiến cơ thể mệt mỏi, ăn uống không ngon miệng, lâu dần sụt cân gây ảnh hưởng tới sức khỏe.
Những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh đại tràng là:
- Người cao tuổi.
- Người thường xuyên làm việc, nghỉ ngơi không điều độ, hay lo lắng, căng thẳng.
- Người sử dụng thuốc tùy tiện, không theo chỉ định của bác sĩ, nhất là các loại thuốc kháng sinh, sử dụng trong thời gian dài gây loạn khuẩn ruột.
- Người có chế độ ăn uống kém lành mạnh, hay ăn thức ăn nhanh, nhiều dầu mỡ, không đảm bảo vệ sinh, sử dụng bia rượu.
☛ Xem thêm: Các loại thuốc điều trị viêm đại tràng bạn nên biết
Chứng không dung nạp lactoser
Những người mắc chứng không dung nạp lactoser sẽ không thể tiêu hóa được hoàn toàn được đường lactoser trong các loại sữa. Hậu quả là họ bị tiêu chảy liên tục, sôi bụng và đầy hơi sau khi uống sữa hoặc ăn những thực phẩm khác liên quan đến sữa.
Chứng không dung nạp lactoser xảy ra khi ruột non không sản xuất đủ enzyme lactase để tiêu hóa đường lactoser.
Thông thường, lactase biến đường sữa thành hai loại đường đơn giản – glucose và galactose – được hấp thụ vào máu qua niêm mạc ruột. Nếu bạn thiếu lactase, đường sữa trong thức ăn sẽ di chuyển vào đại tràng thay vì được hấp thu. Trong đại tràng, vi khuẩn bình thường tương tác với đường sữa không tiêu hóa, gây ra các dấu hiệu và triệu chứng không dung nạp đường sữa. Chứng bệnh này không nguy hại đến tính mạng, nhưng sẽ gây ra nhiều khó chịu mỗi khi ăn/ uống những thực phẩm có liên quan tới sữa.
Các triệu chứng của bệnh thường xuất hiện từ 30 phút đến 2 tiếng sau khi ăn, bao gồm:
- Tiêu chảy nhiều lần trong ngày
- Sôi bụng, đầy hơi, chướng bụng
- Buồn nôn, đôi khi có thể bị nôn
- Đau bụng
Chứng không dung nạp fructose
Tương tự như chứng không dung nạp lactoser, thì những người có cơ địa không dung nạp fructose sẽ bị rối loạn tiêu hóa sau khi ăn những thực phẩm có hàm lượng cao đường fructose – chủ yếu có trong một số loại trái cây hoặc rau.
Các triệu chứng của bệnh thường xuất hiện từ 30 phút đến 2 tiếng sau khi ăn, bao gồm:
- Đau bụng
- Đi ngoài nhiều lần
- Chướng bụng, sôi bụng
Những người không dung nạp fructose nên hạn chế các loại thực phẩm có hàm lượng fructose cao, chẳng hạn như siro hoa quả, mật ong, nước ép, táo, nho, dưa hấu, măng tây, đậu Hà Lan và zucchini. Một số thực phẩm có hàm lượng fructose thấp hơn – như chuối, quả việt quất, dâu tây, cà rốt, bơ, đậu xanh và rau diếp – có thể được dung nạp với số lượng hạn chế trong bữa ăn.
Ngoài những nguyên nhân trên thì việc sử dụng kháng sinh kéo dài cũng có thể gây ra tác dụng phụ là đi ngoài nhiều lần, sôi bụng do chức năng đường ruột bị rối loạn.
Vậy nên, nếu tình trạng của bạn đã kéo dài vài tuần thì bạn nên đi khám để đánh giá chính xác xem bệnh tình là gì, nguyên do từ đâu.
Ngoài ra, bạn cũng nên ghi chép lịch sử ăn uống trong khoảng 2 tuần trước khi đi khám và liệt kê các loại thuốc đang sử dụng trong thời gian này, để giúp bác sĩ dễ dàng chẩn đoán.
Nếu như bị chứng không dung nạp lactose/fructose thì chỉ cần ngưng uống sữa hay ăn đồ ngọt, tình trạng tiêu chảy và sôi bụng sẽ chấm dứt. Không cần dùng thuốc.
Nếu như triệu chứng của bạn do việc dùng thuốc, thì bác sĩ sẽ kê đơn thuốc khác phù hợp hoặc đổi loại thuốc hay giảm liều để hạn chế tình trạng này xảy ra.
Người bị viêm đại tràng hoặc viêm đại tràng co thắt thì có thể tham khảo sử dụng sản phẩm Tràng Phục Linh PLUS (nhãn đỏ). Vì trong thành phần của sản phẩm có ImmuneGamma giúp làm lành, tái tạo và phục hồi niêm mạc đại tràng bị tổn thương, đông thời thành phần 5HTP giúp ổn định thần kinh đại tràng, giảm các kích thích co thắt hiệu quả.
Bạn dùng 6 viên/ ngày, chia làm 2 lần, mỗi lẫn 3 viên, trong tháng đầu tiên, khi các triệu chứng giảm bạn dùng 4 viên/ ngày, duy trì 3- 6 tháng để bệnh ổn định và hạn chế tái phát bạn nhé!
Để tìm mua Tràng Phục Linh PLUS vui lòng xem TẠI ĐÂY
Ngoài ra, bạn cần điều chỉnh chế độ ăn uống và vận động hợp lý để giúp giảm bệnh hiệu quả, ngăn ngừa tái phát theo hướng dẫn TẠI ĐÂY nhé
Cần thêm thông tin tư vấn bạn vui lòng gọi lên tổng đài 1800.1506 (miễn cước cuộc gọi) trong giờ hành chính.
Chúc bạn khỏe mạnh!
☛ Tham khảo thêm: Bụng hay bị sôi là bệnh gì? Điều trị thế nào?
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!