Mộng du là bệnh gì? Làm sao để kiểm soát tình trạng này?

  • Rối loạn hơi thở khi ngủ: nhóm các rối loạn gồm các kiểu thở bất thường trong khi ngủ (ví dụ: ngưng thở khi ngủ)
  • Chứng ngủ gà
  • Hội chứng chân không yên
  • Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD)
  • Đau nửa đầu
  • Các tình trạng sức khỏe như cường giáp, chấn thương đầu hoặc đột quỵ.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mộng du?

Yếu tố có thể làm tăng nguy cơ phát sinh dạng rối loạn giấc ngủ này bao gồm:

  • Gene: tình trạng này có thể do di truyền. Nếu một hoặc cả bố và mẹ bạn từng bị mộng du khi còn nhỏ hoặc trưởng thành, khả năng bạn mộng du có thể tăng gấp đôi, thậm chí gấp ba.
  • Tuổi tác: bệnh thường xảy ra nhiều hơn ở trẻ nhỏ và mộng du khi còn nhỏ thường liên quan đến các tình trạng sức khỏe khác.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh mộng du ?

Trẻ bị mộng du là điều bình thường và không cần đến điều trị y tế, bố mẹ chỉ cần để mắt đến trẻ là đủ. Ngược lại, người trưởng thành gặp phải loại rối loạn giấc ngủ này sẽ có nguy cơ cao bị chấn thương. Trong trường hợp này, bạn hãy tìm đến những lời khuyên từ chuyên gia.

trẻ thăm khám bác sĩ

Bác sĩ chuyên về y khoa giấc ngủ sẽ giúp xác định nguyên nhân khác gây mộng du hoặc khiến tình trạng của bạn tồi tệ hơn, bao gồm:

  • Các dạng rối loạn giấc ngủ khác
  • Điều kiện y tế
  • Sử dụng thuốc
  • Rối loạn sức khỏe tâm lý
  • Lạm dụng chất kích thích.

Bác sĩ có thể kiểm tra giấc ngủ bằng cách sử dụng đa kí giấc ngủ, nghiên cứu giấc ngủ ghi lại đồ thị các xung não, nhịp tim và nhịp thở khi bạn đang ngủ. Bác sĩ có thể quan sát những chuyển động của tay chân và quay lại những hành vi khi bạn ngủ. Nghiên cứu này sẽ cho bác sĩ thấy lúc bạn ra khỏi giường và làm bất kì điều gì bất thường.

Đâu là cách chữa bệnh mộng du hiệu quả?

Với trẻ bị mộng du, bệnh sẽ tự hết ở tuổi vị thành niên mà không cần điều trị đặc hiệu. Nếu bạn để ý thấy trẻ ngồi dậy và đi lại trong lúc ngủ, hãy nhẹ nhàng đưa bé về giường.

Tuy nhiên, việc điều trị sẽ cần thiết khi tình trạng trên có những ảnh hưởng tiêu cực như khiến người bệnh xấu hổ, dễ bị chấn thương hoặc gây khó chịu cho người xung quanh. Các cách chữa bệnh mộng du thường gặp có thể kể đến như:

  • Điều trị nguyên nhân gốc rễ (mất ngủ, sức khỏe không tốt, rối loạn tâm thần…)
  • Thay đổi toa thuốc nếu nguyên nhân gây mộng du là do thuốc
  • Dùng thuốc, chẳng hạn như benzodiazepin hoặc một số thuốc chống trầm cảm nhất định, nếu mộng du dẫn đến thương tích, gây rối cho các thành viên trong gia đình, gây xấu hổ hay gián đoạn giấc ngủ
  • Học cách tự thôi miên.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh?

ngủ đủ giấc giúp hạn chế chứng mộng du

Không có cách nào có thể ngăn chặn hoàn toàn tình trạng này. Tuy nhiên, bạn có thể tiến hành một số bước để giảm đến mức tối thiểu khả năng mộng du, bao gồm:

  • Ngủ đủ giấc
  • Hạn chế căng thẳng bằng cách tập các bài tập thể dục phù hợp đều đặn
  • Tránh các kích thích trước khi ngủ (thính giác hoặc thị giác).

Ngoài ra, một số mẹo giúp bạn tránh bị thương trong khi mộng du, bao gồm:

  • Ngủ trong môi trường an toàn, thoải mái và không có những vật nhọn gây nguy hiểm
  • Ngủ trong phòng ngủ, nếu có thể ngủ trên sàn nhà
  • Khóa cửa chính và cửa sổ
  • Che rèm với cửa kính
  • Đặt đồng hồ báo thức hoặc chuông ở cửa phòng ngủ.

Bạn hãy cố giữ tinh thần tích cực. Bạn nên nhớ rằng mộng du không phải là tình trạng nghiêm trọng và thường tự khỏi.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.