Bị cồn cào ruột nguyên nhân do đâu? 7 cách chữa xót ruột tại nhà

2. Bụng cồn cào như đói phải làm sao? Chọn thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng

Thực phẩm chứa vitamin B9

Để tránh bị cồn cào ruột hay bị xót ruột hay tình trạng bụng cồn cào như đói, bạn hãy hạn chế tình trạng suy giảm chỉ số insulin bằng cách ưu tiên những món ăn lành mạnh thay vì thực phẩm đã được chế biến sẵn, ví dụ:

  • Trái cây tươi
  • Sản phẩm sữa ít béo
  • Protein nạc, chẳng hạn như đậu, đậu lăng và thịt gia cầm đã loại bỏ da
  • Chọn chất béo có lợi cho sức khỏe, được tìm thấy trong bơ, ô liu, các loại hạt
  • Ngũ cốc nguyên cám, bao gồm gạo lứt (gạo nâu), yến mạch, hạt diêm mạch (quinoa) và các sản phẩm từ lúa mì.

Ngoài ra, bạn cũng hãy cố gắng hạn chế thực phẩm chứa nhiều đường, muối, chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa. Các món ăn chứa nhiều carbohydrate tinh chế như bánh mì trắng hoặc mì gói chỉ nên được thưởng thức ở tần suất vừa phải.

3. Cách chữa cồn cào ruột: Ăn nhiều thức ăn ít calo

Một số thực phẩm có hàm lượng calo thấp sẽ giúp bạn lấp đầy dạ dày nhanh chóng nhưng lại không góp phần gây ra tình trạng tăng cân. Chúng bao gồm:

  • Salad
  • Sinh tố
  • Canh rau, súp
  • Rau xanh hấp.

4. Uống nhiều nước

Để giảm thiểu nguy cơ cồn cào ruột, bạn hãy tạo thành thói quen uống nước suốt cả ngày, tốt nhất là khoảng 8 ly nước lọc đầy. Bên cạnh đó, bạn nên hạn chế các món uống lợi tiểu, bao gồm trà và cà phê bởi chúng có thể gây mất nước.

5. Ngủ đủ giấc để chữa bụng cồn cào

Bạn nên đẩy lùi cảm giác thèm ăn do thiếu ngủ khiến tình trạng cồn cào ruột xuất hiện bằng cách thiết lập thói quen lên giường đúng giờ và luôn dậy vào cùng 1 thời điểm mỗi ngày. Ngoài ra, giấc ngủ của bạn nên kéo dài từ 7 – 9 giờ nhằm đảm bảo chất lượng. Hơn nữa, việc không thức khuya sẽ giúp bạn tránh tình trạng bị xót ruột hay bụng cồn cào về đêm.

6. Bị cồn cào ruột phải làm sao? Ăn chậm nhai kỹ

Để tránh bị cồn ruột, khi dùng bữa, bạn hãy tập trung vào việc thưởng thức hương vị và kết cấu của món ăn cũng như nhai kỹ. Ngoài ra, bạn không nên vừa ăn vừa xem phim hoặc đọc sách. Bởi vì thói quen này sẽ khiến dạ dày làm việc kém hiệu quả làm cho thức ăn khó tiêu hóa và gây ra các vấn đề sức khỏe khác không chỉ cồn cào bụng.

7. Đánh lạc hướng

Bạn có thể cố gắng phớt lờ cơn đói khiến bạn cồn cào ruột gan nếu chúng không thật sự xuất hiện từ nhu cầu thực phẩm. Một vài biện pháp đánh lạc hướng cảm giác này bao gồm:

  • Đọc sách
  • Khiêu vũ
  • Làm việc
  • Tập thể dục
  • Trò chuyện cùng mọi người.

Khi nào nên đến bác sĩ?

đau bụng cồn cào

Cồn cào ruột hay bị xót ruột là một phản ứng bình thường cho việc dạ dày đang trống. Ngoài ra, bạn có thể cân nhắc đến việc đi khám nếu cảm giác đau bụng vẫn còn sau bữa ăn và dường chưa chẳng bao giờ thấy no cũng như đi kèm với các tình trạng sau:

  • Đuối sức
  • Đau đầu
  • Khó thở
  • Táo bón
  • Nôn mửa
  • Tiêu chảy
  • Buồn nôn
  • Chóng mặt
  • Sút cân đột ngột
  • Ngủ không ngon.

Bị cào ruột, xót ruột hoặc bụng cồn cào như đói là cảm giác không mấy dễ chịu. Đôi khi, tình trạng này là đến từ thói quen ăn uống và lối sống không lành mạnh của chúng ta. Vì vậy, bạn nên thay đổi và duy trì lối sống có lợi cho sức khỏe như ăn đủ chất, ăn chậm nhai kỹ, không thức khuya… để cải thiện tình trạng cồn cào ruột hiệu quả hơn nhé!