Hạt điều với trẻ em: 9 tác dụng, gợi ý chế biến theo độ tuổi

Hạt điều với trẻ em có tốt không?

Câu trả lời là có. Hạt điều với nhiều khoáng chất giúp giúp ngăn ngừa thiếu máu, tăng cường khả năng của não bộ. Tác dụng của hạt điều với trẻ em còn có thể kể đến giúp xương chắc khỏe, tăng cường cơ bắp,… Tuy nhiên, tùy mỗi thời điểm bố mẹ cần có cách tiếp cận khác nhau để mang lại lợi ích tối đa cho bé.

Những dưỡng chất trong hạt điều tốt cho trẻ em.

Hạt điều vừa món ăn thơm ngon lại còn rất giàu dưỡng chất. Việc tìm hiểu các khoáng chất giúp các mẹ hiểu rõ hơn về tác dụng của hạt điều với trẻ em. Các khoáng chất có trong hạt điều có thể kể đến đồng (0.6 miligram), canxi, magie (81.9 miligram), sắt (1.9 miligram), phốt pho (166 miligram), kali (185 miligram) và kẽm (1.6 miligram). Ngoài ra, hạt điều có chứa acid béo PUFA và MUFA. Các vitamin trong hạt điều cũng rất dồi dào có thể kể đến:

  • vitamin C
  • vitamin B1 (thiamine): 0.1 miligram
  • vitamin B2 (riboflavin)
  • vitamin B3 (niacin)
  • vitamin B6: 0.1 miligram
  • vitamin E (alpha-tocopherol)
  • vitamin K (phylloquinone): 9.5 microgarm

các thành phần dinh dưỡng của hạt điều

9 Tác dụng của hạt điều với trẻ em mà mẹ bỉm sữa cần biết.

#1. Hạt điều giúp ngăn ngừa tình trạng thiếu sắt ở trẻ.

Hạt điều giúp cung cấp lượng sắt cần thiết cho quá trình vận chuyển oxy trong máu. Hạt điều còn giúp cải thiện khả năng làm việc của các enzyme cũng như hệ miễn dịch. Thiếu sắt là nguyên nhân chính gây ra bệnh thiếu máu cũng như tình trạng mệt mỏi ở bé. Thiếu sắt còn tăng nguy cơ nhiễm trùng.

#2. Hạt điều có tác dụng tăng cường khả năng hoạt động của não bộ ở trẻ.

hạt điều với trẻ em 3

Magie rất quan trọng đối với bộ não: Magie giúp thúc đẩy chức năng của hệ thần kinh. Ngoài ra, magie còn đóng vai trò quan trong đối với quá trình hoạt động của canxi và các hormone.

Acid béo trong hạt điều: Bộ não cần được cung cấp đầy đủ acid béo để có thể vận hành trơn tru. Các acid béo khi kết hợp với các khoáng chất sẽ giúp tằng khả năng nhận thức. Đồng thời, chúng còn giúp giảm bớt trầm cảm và lo lắng.

#3. Hạt điều là thực phẩm tốt cho trẻ béo phì, thừa cân.

hạt điều với trẻ em 4

Hạt điều với hàm lượng chất xơ cao là thực phẩm giảm cân hiệu quả, an toàn. Bữa ăn dinh dưỡng với hạt điều, không “junk food” kết hợp với hoạt động ngoài trời là chìa khóa hỗ trợ trẻ béo phì.

#4. Giúp xương và răng chắc khỏe là 1 tác dụng của hạt điều với trẻ em.

Vitamin K, magie, đồng và phốt pho có trong hạt điều giúp tạo và duy trì mật độ xương. Đồng thời giúp giảm nguy cơ loãng xương, dẫn đến gãy xương. Magie và phốt pho khi kết hợp với nhau giúp xây dựng cấu trúc xương. Vitamin K giúp cân bằng canxi, khoáng chất cần cho sự chuyển hóa xương.

#5. Hạt điều tốt cho hệ tim mạch của trẻ

hạt điều với trẻ em 2

Các axit béo MUFA và PUFA rất cần thiết với tim mạch. Hạt điều kết hợp với hạnh nhân, dầu olive,… sẽ giúp bổ sung lượng chất béo cần thiết cho cơ thể.

#6. Lợi ích của hạt điều với trẻ em: giúp ích cho sự phát triển của da và tóc.

Đồng đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản sinh melanin. Đây là sắc tố giúp tạo ra màu da, tóc và mắt. Hàm lượng melanin dồi dào không chỉ giúp duy trì sắc tố da mà còn giúp chống nắng. Melanin giúp ngăn chặn tia UV xâm nhấp vào da, gây ung thư da. Hạt điều cũng chứa chất chống oxy hóa bảo vệ cơ thể khỏi các gốc tự do. Gốc tự do là nguyên nhân gây ra sự phân hủy tế bào.

#7. Hạt điều với lutein và zeaxanthin giúp bảo vệ đôi mắt trẻ.

Hạt điều giúp bảo vệ đôi mắt của trẻ trước tác động của tia cực tím. Lutein và zeaxanthin là những chất chống oxy hóa cực mạnh đóng vai trò như một chiệc khiên chống lại tia cực tìm. Không chỉ tốt mắt của trẻ, hạt điều còn giúp giảm nguy cơ mắc bệnh thoái hóa điểm và đục thủ tinh thể.

#8. Bổ sung protein qua hạt điều giúp phát triển trí não của trẻ.

Hạt điều là nguồn cung protein thuần chay cần thiết cho sự phát triển trí thông minh ở trẻ em. Protein cấu tạo nên tế bào mô. Ngoài ra, chúng còn giúp hình thành dịch tiêu hóa, các nội tiết tố, các men và vitamin. Hệ thần kinh muốn hoạt động ổn định cần có sự hỗ trợ của protein. Protein thụ thể giúp truyền tín hiệu đến tế bào. Sau đó, điều chỉnh chính hệ thần kinh trung ương của con người.

#9. Hạt điều là món ăn vặt lành mành cho trẻ.

Hạt điều cung cập năng lượng cho các hoạt động ngoại khóa của trẻ. Bố mẹ không cần mất nhiều thời gian để chế biến, chuẩn bị. Với bố mẹ bận rộn có thể chọn mua hạt điều ở những nơi uy tín. Nếu chọn hạt điều tẩm gia vị thì bố mẹ lưu ý không có đường bổ sụng.

Góc nhìn khác về sữa và dị ứng hạt điều ở trẻ em.

Quan điểm trái chiều về việc sử dụng sữa hạt điều với trẻ em

Theo solidstars.com thì trước 12 tháng tuổi trẻ chỉ cần bú mẹ và sữa công thức là đủ.

  • Với trẻ từ 6 tháng trở lên thì trẻ chỉ cần từ 60 đến 120 ml nước mỗi ngày.
  • Sau 1 tuổi thì trẻ có thể sử dụng sữa hạt điều. Tuy nhiên solidstarts.com lưu ý rằng sữa hạt điều thường có lượng calo, chất béo và protein thấp hơn mức mà bé cần.

Đây là quan điểm có phần khác với các mẹ ở Việt Nam thường cho trẻ uống sữa hạt điều từ khi bắt đầu ăn dặm. Andy’s farm muốn nêu ra ở đây để các mẹ tiện so sánh và cân nhắc.

Dị ứng hạt điều với trẻ em.

Hạt điều cũng giống hạt pistachios thường dễ gây dị ứng cho trẻ em. Người ta thống kê rằng 1 đến 3% dân số thế giới dị ứng với các loại hạt. Dị ứng hạt cây thường theo chúng ta suốt cuộc đời. Chỉ khoảng 9% trẻ em bị dị ứng hạt cây có thể hoàn toàn khỏi khi lớn lên. Mặc dù xác suất dị ứng các loại hạt khác sẽ tăng lên nếu trước đó bé đã từng bị dị ứng một loại hạt nào đó. Nhưng các mẹ cũng không nên vì quá lo lắng mà loại bỏ “tất cả” các loại hạt ra khỏi khẩu phần ăn. Đa dạng thực phẩm là cách giúp bé nhà mình có đủ dưỡng chất cần thiết để phát triển. Nếu bé có người nhà bị dị ứng hạt cây thì cũng không nhất thiết phải làm các test kiểm tra. Tuy nhiên nếu bố mẹ nghi ngờ bé sẽ bị dị ứng nếu ăn 1 loại hạt nào đó thì tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ nhi khoa. Nếu các mẹ muốn cho bé sử dụng hạt điều thì hãy thử với bơ hạt điều. Dưới đây là những bước mẹ có thể áp dụng:

  • cho bé thử 1 lượng bơ nhỏ (1 nhúm hoặc 1/8 muỗn bơ đã pha loãng với nước).
  • nếu trong bữa đầu bé không có phản ứng gì thì bố mẹ có thể tăng dần trong các bữa sau.
  • Nếu bé ăn không hết thì cũng không sao.
  • Các bố mẹ có thể “thử” với các loại hạt khác theo cách tương tự. Nhớ dừng ngày nếu bé bất kỳ triệu chứng dị ứng nào.

Hạt điều với trẻ em: gợi ý cách ăn dặm theo phương pháp baby-led weaning.

hạt điều với trẻ em 5

Baby-led weaning hay còn gọi là phương pháp ăn dặm cho bé quyền chỉ huy. Bé sẽ toàn quyền quyết định cách ăn cũng như món mà bé thích. Bố mẹ sẽ tôn trọng quyết định này của bé. Nếu các mẹ muốn bổ sung hạt điều vào chế độ baby-led weaning cho bé thì dưới đây là một số gợi ý. Lưu ý rằng đây chỉ là tài liệu để mẹ tham khảo, hoàn toàn không thể thay thế các chỉ định của các thầy thuốc.

Hạt điều với trẻ em từ 6 đến 12 tháng tuổi.

Với bơ hạt điều loại mịn, mẹ có thể trộn với nước, sốt táo, sữa chua, sữa mẹ hoặc sữa công thức. Các mẹ nên trộn đến khi hỗn hợp mịn, nhuyễn và không bị vón cục. Lưu ý không bỏ muối hoặc đường vào hạt điều. Với hỗn hợp này mẹ có thể dùng làm nước chấm hoặc nước sốt cho món cháo hoặc rau nấu chín.

Một lưu ý là chỉ cần lớp bơ dày thêm một chút cũng làm cho việc ăn dặm của bé thêm khó khăn. Chính vì vậy mẹ nên cân nhắc kỹ nếu có ý định kết hợp bánh mì nướng với bơ hạt điều. Trong nhiều trường hợp bé có thể bị nôn hoặc nghẹn.

Món kem hạt điều: Nếu bé cảm thấy nhàm chán các mẹ nên thử món kem hạt điều. Đầu tiên mẹ ngâm hạt điều tươi trong nước khoảng vài tiếng. Khi hạt điều đã mềm (sệt lại) mẹ lấy ra và trộn đều cho đến khi mịn nhuyễn. Món kem hạt điều có thể dùng làm nước sốt cho bánh kếp, cháo. Ngoài ra, chúng cũng được dùng kết hợp với thịt hầm, cá, đậu hoặc đậu phụ.

Lựa chọn khác: Mẹ cũng có thể nghiền mịn hạt điều và rắc một chút lên trái cây tươi như bơ, chuối hoặc rau đã nấu chín kỹ.

Hạt điều với trẻ em từ 12 đến 24 tháng tuổi.

Ngoài những món ăn nêu trên mẹ có thể thử cho bé ăn bơ hạt điều với bánh mì nướng. Mẹ lưu ý quết lớp bơ mỏng hết sức có thể để tránh cho bé bị nôn hoặc nghẹn. Đồng thời, chuẩn bị sẵn 1 ly sữa hoặc nước lọc cho bé.

Hạt điều với trẻ em từ 24 tháng tuổi trở lên.

Khi trẻ được 2 tuổi, mẹ vẫn có thể sử dụng những món ăn đã nói ở trên. Nếu con đã phát triển thuần thục kỹ năng ăn uống thì mẹ có thể tính đến việc cho trẻ ăn hạt điều trực tiếp. Các kỹ năng ăn uống bao gồm:

  • Cắn từng miếng nhỏ bằng răng,
  • Dùng lưỡi để di chuyển thức ăn,
  • Nhai kỹ thực ăn trước khi nuốt,
  • Không tống thức ăn vào miệng,
  • Có khả năng nhận biết và nhè ra thức ăn chưa nhai kỹ.

Luôn luôn nhớ rằng hạt điều hay bất kỳ loại hạt nào khác đều có thể là nguyên nhân gây nghẹt thở. Theo các chuyên gia y tế thì xác suất bị nghẹn chỉ giảm hẳn khi trẻ từ 4 tuổi trở lên. Mẹ chỉ nên cho bé ăn hạt điều khi con đã ngồi thẳng trên ghế. Nếu bé hay bị phân tâm trong khi ăn thì mẹ cũng đừng vội cho bé ăn trực tiếp. Mấu chốt vấn đề là trẻ chỉ nên ăn hạt điều khi không bị phân tâm vào việc khác. Khi trẻ ngồi trong xe đẩy, ghế ô tô hoặc đang đi thì tuyệt đối không cho trẻ ăn hạt điều. Dưới đây gợi ý để tập cho bé ăn hạt điều trực tiếp:

  1. Nói với bé rằng “hạt điều (hay các loại hạt khác) là món cứng, khó ăn. Nếu ăn không khéo sẽ dễ bị nghẹn”.
  2. Thị phạm cho bé cách ăn hạt điều bể đôi.
  3. Đặt hạt điều vào giữa 2 răng cửa và cắn một miếng nhỏ.
  4. Sau đó, bạn chỉ cho bé cách dùng lưỡi di chuyển hạt đến răng hàm.
  5. Khi bạn nhai lưu ý mở miệng để bé có thể quan sát rõ những gì đang xảy ra.
  6. Nói với bé rằng “con nhìn này. Bố/mẹ phải nhai thật kỹ bằng răng hàm để hạt mềm ra”.
  7. Hướng dẫn cho bé vài lần để bé nắm vững. Khi đã nắm vững bạn hẵng bắt đầu đưa hạt điều bể đôi cho trẻ.
  8. Khi trẻ bắt đầu ăn bố, mẹ nhớ giữ chặt hạt điều để trẻ tập cắn miếng nhỏ. TUYỆT ĐỐI KHÔNG ĐƯỢC NHÉT TOÀN BỘ HẠT VÀO VÀO MIỆNG CỦA BÉ. Andy xin nhắc lại là bố, mẹ phải giữ hạt cho đến khi nghe tiếng rắc do trẻ cắn hạt. Điều đó cho thấy bé đang chú tâm vào việc ăn hạt điều.
  9. Tiếp tục, nhưng chỉ cho trẻ thực hành ăn từng hạt một.
  10. Nếu trẻ không thoải mải hoặc không cắn thì bố mẹ nên đợi thêm một vài tuần sau đó rồi thử lại.
  11. Khi trẻ đã ăn hạt điều vỡ đôi nhuần nhuyễn rồi thì bạn có thể thử loại nguyên hạt.
  12. Cuối cùng, chắc chắn rằng trẻ đã nuốt hạt điều trước khi cho bé ra khỏi ghế. TUYỆT ĐỐI KHÔNG ĐỂ TRẺ ĐI VÒNG VÒNG VỜI HẠT ĐIỀU CÒN TRONG MIỆNG.

4 Món ăn từ hạt điều với trẻ em.

Cách món cháo hạt điều nguyên vị.

Cháo hạt điều nguyên vị ăn kèm đậu hủ trắng là món ăn dễ làm lại bổ dưỡng. Các nguyên liệu cần chuẩn bị bao gồm:

  • Hạt điều tươi (50 gram).
  • Gạo tẻ (100 gram)
  • Đậu trắng (2 miếng)
  • Nước mắm chay (2 muỗng)
  • Hạt nêm chay, muối, dầu ăn

Cách làm món cháo hạt điều nguyên vị.

  • Bước 1: Ngâm hạt điều tươi để mềm ra. Để dễ nấu bạn nên chọn loại bể vụn. Nếu là loại nguyên hạt thì nên bẻ vụn ra.
  • Bước 2: Cho hạt điều và chung với gạo đã vo sạch. Bỏ lên bếp và đun lửa vừa. Hầm hạt điều và gạo cho đến khi nhừ, nhuyễn, sánh là được. Nêm nếm gia vị cho vừa miệng.
  • Bước 3: Cắt nhỏ đậu phụ tầm 1 đốt ngon tay. Tiếp đó, bỏ lên chảo chiên giòn. Bạn có thể thay đậu hủ trắng bằng ruốc nấm hoặc nấm xào tùy thích.

Bài viết cách làm món cháo hạt điều có tham khảo nội dung từ web học cách làm.

Thay đổi khẩu vị cho trẻ với món cháo hạt điều kết hợp với thịt lươn và bí đỏ.

Bí đỏ trong cháo hạt điều với vitamin B, C, chất xơ giúp bảo vệ đôi mắt của trẻ. So với các loại thịt đỏ thì lươn là nguồn cung protein an toàn. Khi kết hợp với nhau, 3 loại nguyên liệu này là món ăn vừa ngon miệng lại đảm bảo dinh dưỡng cho bé. Cùng tìm hiểu cách nấu cháo hạt điều, lươn và bí đỏ cùng Andy Farm nào!

Nguyên liệu cho món cháo hạt điều.

  • Hạt điều tươi (20 gram tương đương 12 đến 15 hạt).
  • Thịt lươn (10 gram)
  • Bột gạo (30 gram)
  • Gia vị các loại.

Lưu ý mẹ bỉm sữa khi chọn mua nguyên liệu cho món cháo hạt điều lươn, bí đỏ.

  • Bạn nên chọn hạt điều ngon tươi ở những nơi bán uy tín.
  • Các mẹ nên chọn lươn to vừa phải. Thịt lươn tự nhiên thường thơm, chắc. Phần bụng lươn có màu vàng, lưng màu đen. Mẹ không nên chọn lươn nuôi vì thịt nhão, không thơm bằng.
  • Bí đỏ: các mẹ nên chọn quả nặng, đặc ruột có vỏ trơn nhẵn. Không nên chọn bí đỏ có cuống ngắn vì sẽ khó bảo quản và nhanh hỏng.

Cách làm món cháo hạt điều lươn, bí đỏ.

  • Bước 1: Sơ chế nguyên liệu.
    • Với hạt điều tươi bạn nên ngâm trong nước để chúng mềm ra trước khi chế biến. Tiếp đó, bạn xay nhuyễn cùng với 1/3 chén nước.
    • Với lươn, bạn nên rửa sạch nhớt. Có thể dùng nước vo gạo hoặc chanh. Tiếp đó, bạn loại bỏ hết phần ruột và chặt thành khúc. Hấp chín lươn rồi lọc hết thịt. Một lưu ý là bạn không nên cho lươn đã hấp vào nước lạnh. Tránh thịt lươn bị tanh.
    • Với bí đỏ các mẹ nên rửa sạch và chặt thành khúc. Sáu đó, bạn hấp chín bí đỏ bằng xửng rồi băm nhuyễn.
  • Bước 2: Cho 3 nguyên liệu đã sơ chế vào nồi chung với bột gạo. Đun trong lửa vừa phải.
  • Bước 3: Khuấy đều tay trong khi nấu để tránh cháo bị vón cục.
  • Bước 4: Khi cháo đã sôi thì cho lươn vào. Nêm nếm gia vị vừa ăn.
  • Bước 5: Tắt bếp. Đổ cháo hạt điều ra chén để nguội và cho bé ăn.

Món hạt điều hầm cà rốt xay nhuyễn vừa ngon vừa giúp phát huy tác dụng của hạt điều với trẻ em.

Nguyên vật liệu mẹ bỉm sữa cần chuẩn bị:

  • 200 gram cà rốt
  • 1 đến 3 muỗng dầu olive
  • 1/3 muỗng cumin (thì là Ai Cập)
  • 1/4 muỗng quế
  • 1 cốc hạt điều tươi Bình Phước
  • nước nóng
  • 1 đến 2 muỗng nước tương hoặc sốt tamari

Cách làm món hạt điều hầm cà rốt xay nhuyễn.

  • Bước 1: Gọt vỏ và cắt khúc cà rốt. Tiếp đó, bỏ cà rốt vào với dầu và quế vào chén. Bỏ cà rốt vào trong chảo. Đun nóng trong 20 phút cho đến khi mềm ra.
  • Bước 2: Ngâm hạt điều tươi Bình Phước trong nước nóng khoảng 15 phút. Vớt hạt điều ra cho ráo nước. Lấy cà rốt ra và để nguội.
  • Bước 3: Bỏ hạt điều, cà rốt và nước tương vào máy xay
  • Bước 4: Khi hỗn hợp đã mềm ra thì bỏ thêm dầu olive
  • Bước 5: Cho thêm gia vị tùy theo khẩu vị.

Hạt điều yến mạch trộn dừa vo viên.

Với trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên thì hạt điều yến mạch trộn dừa vo viên là một món ăn lạ miệng. Rất phù hợp để thay đổi khẩu vị. Không những vậy để làm món ăn từ hạt điều này thì mẹ chỉ cần 30 phút. Dưới đây là nguyên liệu để làm từ 8 đến 10 viên:

  • Nước lọc (1,5 cốc tương đương 360 mL)
  • Nước cốt dừa đậm đặc, không đường (0,5 cốc tương đương 120 mL)
  • Yến mạch cán dẹt (1 cốc tương đương 80 gram)
  • Bơ hạt điều loại không đường, muối (1 muỗng canh tương đương 16 gram)
  • Hạt điều rang nguyên vị (1/4 cốc tương đương 28 gram)
  • Dừa bào sợi loại không đường (2 muỗng canh tương đương 13 gram)

Lưu ý mẹ là món ăn này có chứa dừa và hạt cây nên thường dễ gây dị ứng. Mẹ chỉ nên cho bé dùng món này nếu không bị dị ứng với dừa và hạt điều.

9 bước tiến hành món yến mạch, dừa vo viên trộn hạt điều với trẻ em từ 6 tháng gồm:

  1. Đun sôi nước và nước cốt dừa trong một nồi nhỏ.
  2. Khi hỗn hợp sôi lên thì bạn cho yến mạch vào và khuấy đều. Khuấy nhẹ trong 2 phút.
  3. Tiếp đến, bạn cho bơ hạt điều vào. Đậy nắp và lấy ra khỏi bếp. Để yên trong 1 phút.
  4. Lấy nắp ra và để nguội.
  5. Lót giấy thấm lên khay. Vo bột yến mạch hạt điều thành những viên nhỏ với đường kính 2 inch (5,08 cm).
  6. Xay hạt điều thành bột mịn. Tiếp đó, bạn trộn hạt điều với dừa vụn.
  7. Lăn viên yến mạch trong hỗn hợp dừa bào sợi đã xay.
  8. Khi trẻ mới ăn mẹ nên bắt đầu với vài viên nhỏ. Đây là món ăn mà trẻ dễ dàng dùng tay bốc.

Bảo quản: Bạn nên để viên yến mạch, hạt điều trong hộp kín và bỏ. Nếu để trong tủ lạnh thì bạn có thể để khoảng 3 ngày còn nếu trong ngăn đá thì được khoảng 2 tháng. Để các viên yến mạch, hạt điều không bị dính vào nhau. Bạn nên bỏ chúng vào trong khay lót giấy. Tiếp đó, bạn bỏ chúng vào trong ngăn đá khoảng 30 phút. Cuối cùng bạn lấy ra và chuyển chúng vào hộp kín.

Vậy là Andy đã trình bày xong bài viết về tác dụng của hạt điều với trẻ em. Hy vọng những kiến thức ở trên sẽ hỗ trợ việc nuôi con của các mẹ. Dưới đây là bài viết khác của tụi mình cho các mẹ muốn tìm hiểu thêm:

  • 12 Tác dụng của hạt điều với mẹ bầu.
  • Công dụng của vỏ hạt điều là gì?
  • Thế nào là ăn hạt điều đúng cách.
  • Tác dụng phụ của hạt điều.