Giai đoạn bắt đầu ăn dặm đánh dấu cột mốc phát triển quan trọng của bé. Từ đây, bé sẽ được làm quen và trải nghiệm hương vị của nhiều loại thức ăn. Tuy nhiên, có không ít trẻ tỏ ra không muốn ăn, chỉ muốn bú mẹ khi bước vào giai đoạn này, dẫn đến tăng trưởng chậm hơn so với thời kỳ trước đó. Đừng lo lắng! Điều quan trọng là nhanh chóng tìm giải pháp để khắc phục tình trạng trẻ biếng ăn chỉ bú mẹ.
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi BS.CKI Nguyễn Đào Ngọc Loan, Nguyên Tổ trưởng Tổ Dinh dưỡng – Tiết chế Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch.
Khi được 6 tháng tuổi, bên cạnh sữa mẹ, trẻ cần thêm nguồn dinh dưỡng từ thức ăn
Nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn chỉ bú mẹ
Khi bắt đầu giai đoạn ăn dặm, nếu gặp phải một trong các nguyên nhân dưới đây, bé rất dễ lâm vào tình trạng biếng ăn:
Mẹ cho bé ăn dặm sai cách
Cho bé ăn dặm quá sớm hoặc quá muộn đều không tốt cho sự phát triển của bé. Giai đoạn trước 6 tháng tuổi, hệ tiêu hóa của trẻ còn non yếu, chưa hoàn thiện nên khó lòng hấp thụ đầy đủ chất dinh dưỡng trong thức ăn. Trái lại, nếu từ tháng thứ 7 trở đi mới cho trẻ làm quen với bột, trẻ sẽ không đủ năng lượng, dễ mắc nguy cơ thiếu máu, thiếu kẽm, ảnh hưởng rất lớn đến sự tăng trưởng thể chất.
Sai lầm thứ hai khi cho bé ăn dặm là thiếu/thừa số lượng hoặc chất lượng các chất dinh dưỡng trong mỗi khẩu phần ăn. Có mẹ cho bé ăn quá ít bữa bột một ngày, có mẹ bắt bé ăn quá nhiều; mẹ thì cho ăn đủ bữa nhưng hàm lượng chất dinh dưỡng quá thấp, không đáp ứng đủ nhu cầu cơ thể bé, mẹ lại bắt bé ăn những món dư thừa chất bổ. Hãy nhớ, quá nhiều hoặc quá ít về số lượng hay chất lượng bữa ăn đều là nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn.
Tiếp theo là sai lầm khi cho bé tiếp cận món ăn. Trẻ con không phải người lớn thu nhỏ, không thể đưa món nào là ăn món đó ngay. Trẻ ăn gì cũng cần có quá trình làm quen với thức ăn mới. Nhiều mẹ không hiểu điều này nên cố ép con ăn những món mà mình cho là bổ, là tốt khi bé chưa kịp thích nghi vô tình khiến bé sợ ăn dẫn tới biếng ăn.
>> Xem thêm: Chuyên gia hướng dẫn cách trị trẻ biếng ăn dặm
Mẹ cho bé ăn dặm sai cách là nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ biếng ăn
Thực đơn ăn dặm của bé chưa hấp dẫn
Mẹ đừng nghĩ bé còn nhỏ nên chưa thể cảm nhận hương vị món ăn. Bé cũng muốn được ăn ngon, ăn đa dạng thực phẩm và “ăn bằng mắt”. Tức là nếu mẹ không chịu khó đổi món cho bé mỗi ngày, tìm tòi nấu những món ăn hợp sở thích của bé, không bỏ thời gian trang trí món ăn sao cho đẹp mắt, bé sẽ không còn hứng thú với bữa ăn. Lâu dần, trẻ biếng ăn là điều khó tránh khỏi.
Thời gian mỗi bữa ăn của bé quá dài
Nhiều mẹ chiều con, muốn con ăn hết bát cháo nên không ngần ngại để con muốn ăn bao lâu tùy thích, có khi còn bế con ăn rong, làm bữa ăn kéo dài 1, 2 giờ. Điều này vừa khiến cháo bị vữa, khó ăn vừa làm bé thêm chán. Hơn nữa, khoảng cách giữa các bữa ăn còn bị rút ngắn lại, bé chưa kịp thấy đói đã phải ăn bữa tiếp theo.
Mẹ chiều theo sở thích “nghiện ti mẹ” của bé mọi lúc mọi nơi
Vì đã quen với việc cứ đói là tìm đến ti mẹ nên dù bước vào giai đoạn ăn dặm, trẻ vẫn duy trì thói quen này, và mẹ lại chiều theo sở thích của bé. Ngoài ra, trẻ bú mẹ suốt ngày nên bé có cảm giác no không muốn ăn. Ngày qua ngày, bé trở nên biếng ăn lúc nào không biết.
Giải pháp trị trẻ biếng ăn chỉ bú mẹ
Để khắc phục tình trạng trẻ biếng ăn chỉ bú mẹ, BS.CKI Nguyễn Đào Ngọc Loan, Nguyên Tổ trưởng Tổ Dinh dưỡng – Tiết chế Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch, Bác sĩ dinh dưỡng Trung tâm Dinh dưỡng NutriHome khuyến cáo mẹ cần lưu tâm đến những vấn đề sau:
- Giảm dần số lần bé bú mẹ trong ngày. Bạn hãy tính 1 bữa ăn bằng 2 cữ bú mẹ để điều chỉnh số lượng cho hợp lý.
- Không “chiều” theo sở thích ti mẹ của bé. Nếu bé chê bột, đừng lo bé đói mà cho bé bú ngay. Hãy kiên nhẫn đợi 15-30 phút sau, khi bé thực sự muốn ăn.
- Cho trẻ ăn dặm đúng độ tuổi: giai đoạn ăn bột (6-9 tháng), giai đoạn ăn cháo (9-24 tháng), giai đoạn ăn cơm (sau 24 tháng).
- Cho trẻ ăn dặm đúng cách. Nguyên tắc ăn bổ sung cho bé là phải chế biến bột hoặc cháo từ lỏng đến đặc, từ ít đến nhiều. Đồng thời, phải có thời gian để bé thích nghi với các món ăn mới.
- Thay đổi thực đơn liên tục, cho bé ăn đa dạng thực phẩm. Bột ăn dặm của bé phải đảm bảo đủ 4 nhóm chất quan trọng: bột đường, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Các nhóm chất dinh dưỡng này cần được sử dụng một cách cân bằng, không thừa không thiếu.
“Tô màu” món ăn của bé sẽ kích thích vị giác, khiến bé háo hức muốn khám phá thức ăn
- Không bắt trẻ ăn quá nhiều. Hãy nhớ, bạn nấu bao nhiêu đồ ăn là việc của bạn, còn bé mới là người quyết định có ăn hết hay không.
- Không cho trẻ ăn quá 30 phút dù chưa hết khẩu phần.
- Tăng cường các bữa ăn vặt để tạo điều kiện cho hệ cơ nhai của bé hoạt động. Bạn có thể chọn trái cây mềm, phô mai, bánh ăn dặm hoặc hấp chín khoai tây, cà rốt, củ dền… rồi cho bé gặm.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!