Có bầu uống trà đường được không?

Có bầu uống trà đường được không? là câu hỏi đang nhận được khá nhiều sự quan tâm từ phía các bà bầu. Bởi trong thời gian mang thai chế độ ăn của bà bầu đóng vai trò rất quan trọng, đặc biệt là trong 3 tháng đầu. Vì chỉ cần một sai sót nhỏ cũng có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi, thậm chí là sảy thai. Thấu hiểu được điều đó, trong nội dung bài viết hôm nay, các chuyên gia sản phụ khoa sẽ giúp các bà bầu đi tìm đáp án cho câu hỏi có bầu uống trà đường được không?

Có bầu uống trà đường được không

Trà đường là gì?

Trà đường được biết đến là một loại thức uống đơn giản được kết hợp từ nước trà và đường để tạo độ ngọt. Do đó chúng dễ uống hơn so với loại trà thông thường khác và có hương vị thơm ngon hấp dẫn. Các bạn hoàn toàn có thể tự làm trà đường tại nhà vì cách chế biến khá đơn giản.

Hoặc các bạn cũng có thể mua trà đường ở các siêu thị, vì hiện nay các nhà sản xuất cũng đã chế biến trà thành các gói nhỏ vô cùng tiện lợi khi sử dụng. Bạn chỉ cần pha trà với nước sôi và cho đường vào sao cho hợp khẩu vị. Tùy theo sở thích người dùng có thể cho thêm vào các loại gia vị khác như chanh, bạc hà, siro, sữa…

Vậy có bầu uống trà đường được không?

Câu trả lời là có. Như đã biết thì trà có tác dụng tốt cho sức khỏe, những lá chè xanh chứa nhiều vitamin, hơn hết là vitamin C chiếm một lượng dồi dào. Theo đó, việc bà bầu uống trà đường mang lại nhiều lợi ích:

+ Thanh nhiệt, mát gan: Trà đường là thức uống giải độc, có nhiều ít lợi ích cho bà bầu trong việc làm cơ thể. Trong điều kiện cho phép, bà bầu có thể uống trà đường bất cứ thời điểm nào trong ngày.

+ Tốt cho răng miệng: Chất phenol trong trà xanh là một trong những chất có tác dụng giúp phòng tránh một số bệnh liên quan đến răng miệng.

+ Lợi tiểu: Uống trà đường còn giúp bà bầu phòng chống được những bệnh liên quan tới đường tiểu như sỏi thận, sỏi bàng quang, viêm nhiễm đường tiết niệu. Một số chất có trong trà xanh giúp bài trừ độc tố ra phía ngoài qua nước tiểu, phòng ngừa tạo thành cặn, sỏi.

+ Nâng cao miễn dịch: Một trong những vai trò sống còn của hệ miễn dịch là bảo vệ cơ thể, để làm được điều đó. Bà bầu cần bổ sung kẽm đúng cách, đầy đủ trước và trong quá trình mang thai. Trong khi đó trong trà đường có chứa kẽm. Nên bà bầu có thể bổ sung kẽm thông qua việc uống trà đường để giúp nâng cao hệ miễn dịch của cơ thể, cũng như giúp não bộ phát triển toàn diện.

Ngoài ra, việc uống trà đường còn mang lại rất nhiều lợi ích khác cho cơ thể như: giúp tỉnh táo hơn, chống lão hóa, ngăn ngừa ung thư, ổn định huyết áp, tốt cho hệ thần kinh,…

Bà bầu uống trà đường cần lưu ý những gì?

Mặc dù trà đường là thức uống không kiêng kỵ với bà bầu, ngược lại còn rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, khi uống trà đường bà bầu cần chú ý là hạn chế cho quá nhiều đường lúc uống trà vì có thể gây tiểu đường thai kỳ. Việc dư thừa đường là tác nhân của một số bệnh nóng trong cùng với dẫn tới mụn nhọt. Hạn chế ăn đường, sử dụng những thức uống từ đường cũng là giải pháp giúp bà bầu có một thai kỳ an toàn. Đồng thời, không nên dùng để súc miệng vì có thể gây sâu răng do tồn dư đường trên bề mặt răng.

Đặc biệt là cần chú ý sử dụng trà đường với số lượng hợp lý. Vì theo các nghiên cứu, trong lá trà có 2-5% thành phần caffeine, nếu thường xuyên uống trà, cơ thể sẽ đạt tới một độ hưng phấn nhất định, làm tăng yếu tố kích thích động thai, thậm chí còn ảnh hưởng tới quá trình phát triển của thai nhi, khiến thai nhi sinh ra có thể bị nhẹ cân. Hơn nữa, việc thường xuyên uống trà đường cũng khiến cho tim đập nhanh hơn, đi tiểu nhiều hơn, tuần hoàn máu nhanh hơn. Điều này khiến tim và thận vốn đã yếu hơn bình thường của thai phụ phải chịu gánh nặng hơn.

Mặt khác, trong lá trà còn chứa acid tannic và theophylline, nhất là acid tannic khi kết hợp với nguyên tố sắt sẽ trở thành một hợp chất mà cơ thể khó hấp thu, từ đó khiến thai nhi không hấp thu được chất sắt. Vì vậy, nếu uống nhiều trà đường sẽ gây ra nguy cơ thiếu máu cho người mẹ, ngay cả thai nhi cũng sẽ bị thiếu máu do thiếu sắt bẩm sinh.

Bên cạnh đó, bà bầu cũng cần chú ý là không uống trà đường vào buổi tối, vì điều này sẽ khiến cho bà bầu mất ngủ do tính lợi tiểu của trà đường nên thường xuyên phải thức giấc để đi tiểu vào ban đêm. Lời khuyên dành cho các chị em có bầu là không nên uống trà đường vào buổi tối, thay vào đó là nên uống vào buổi sáng và chỉ nên uống một ly nhỏ. Không sử dụng trà đường không rõ nguồn gốc, mất vệ sinh.

Ngoài ra, bên cạnh việc lưu ý khi uống trà đường thì trong thời gian mang thai, bà bầu cũng cần chú ý tránh uống một số loại trà như:

+ Trà cây dâm bụt: Mặc dù trà của cây dâm bụt có hương vị rất thơm và mang lại tác dụng làm trẻ hóa cơ thể. Nhưng do loại trà này được chiết xuất từ phần rễ cây có nguy cơ can thiệp vào nồng độ estrogen của cơ thể sẽ làm cản trở quá trình phát triển của phôi thai. Vì vậy, bà bầu nên tránh uống trà dâm bụt ở 3 tháng đầu của thai kỳ.

+ Trà ma hoàng: Do trong trà ma hoàng có thành phần là các alkaloid tự nhiên gồm ephedrine và các dẫn chất. Các chất này có thể khiến huyết áp tăng, nhịp tim tăng và kích thích cơ tử cung co bóp. Nên khi bà bầu uống loại trà này sẽ rất nguy hiểm.

+ Trà đương quy: Đây được biết đến là một loại thảo dược chống chỉ định với bà bầu vì chúng có thể kích thích tử cung, tăng nguy cơ sảy thai.

+ Trà cohosh (thiên ma): Trà cohosh được phân chia thành nhiều loại nhưng phổ biến nhất là loại xanh và đen (còn gọi là thiên ma). Loại trà này có thể gây chuyển dạ sớm, chính vì thế mà chúng nên khuyến cáo không sử dụng cho bà bầu.

+ Trà xanh: Lý do là vì trong trà xanh có chứa nhiều caffeine gây cản trở việc hấp thụ axit folic, điều này làm tăng nguy cơ khuyết tật ống thần kinh như tật nứt đốt sống ở thai nhi.

+ Trà sả: Với tác dụng phụ có thể gây hạ huyết áp và co bóp cổ tử cung nếu sử dụng không cẩn thận, nên chúng không phù hợp với bà bầu.

+ Trà sâm: Nhân sâm mặc dù mang lại rất nhiều lợi ích giúp bồi bổ và tăng cường thể lực cho cơ thể. Nhưng điều này đối bà bầu thì hoàn toàn ngược lại, cụ thể nếu bà bầu sử dụng trà sâm sẽ gây tác hại đối với sự phát triển của thai nhi, gây dị tật bẩm sinh, chảy máu khi sinh, tiêu chảy, rối loạn giấc ngủ, khô miệng, mất cân bằng lượng đường trong máu.

+ Trà rễ cam thảo: Trong cam thảo có hợp chất glycyrrhizin có thể gây căng thẳng cho thai nhi trong bụng, giảm chỉ số thông minh và gia tăng các vấn đề hành vi của trẻ sau này. Hơn nữa, nếu bà bầu sử dụng nhiều loại trà này còn gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của trẻ như bất thường tinh hoàn đối với bé trai, rối loạn ống dẫn trứng đối với bé gái.

Vậy bà bầu nên uống gì và không nên uống gì?

+ Bà bầu nên uống gì?

Khi mang thai bà bầu nên lựa chọn cho mình những loại đồ uống tốt cho sức khỏe và giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh như:

  • Sữa bầu: Mỗi ngày bà bầu nên uống từ 1 đến 2 ly sữa bầu để bổ sung lượng chất dinh dưỡng được hấp thụ cho thai nhi.
  • Sinh tố, nước ép trái cây, rau xanh: Thay đổi khẩu vị hàng ngày bằng việc đa dạng thực đơn sẽ giúp mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh, đủ chất hơn.
  • Nước đun sôi để nguội: Để đảm bảo đủ nước cho các hoạt động của cơ thể, chị em cần nhớ uống đủ nước hàng ngày (khoảng từ 2 – 2,5 lít).

+ Bà bầu không nên uống nước gì?

Bên cạnh việc sử dụng trà mẹ bầu cũng cần lưu ý tránh uống một số loại đồ uống sau:

  • Nước chưa đun sôi, chưa được tiệt trùng: Không chỉ lúc có thai, trong cuộc sống hàng ngày, chị em cùng người thân cần tuân thủ thói quen ăn chín, uống sôi. Cách làm này giúp bà bầu hạn chế nhiễm vi khuẩn, ký sinh trùng, giun và các tạp chất trong nước.
  • Các chất kích thích: Rượu, bia, trà đặc, café,… là những thức uống bà bầu nên tránh sử dụng trong suốt thai kỳ vì chúng có nguy cơ gây dị tật thai nhi.
  • Đồ uống có gas: Vì trong các loại đồ uống có gas chứa hàm lượng carbonic tương đối cao. Vì vậy, nếu bà bầu uống nhiều thường gây ra chứng ợ chua, cản trở việc tiêu hóa thức ăn cũng như gây tổn thương cho hệ tiêu hóa.

Do đó, các chuyên gia sản phụ khoa khuyên bà bầu lưu ý trước khi dùng bất cứ loại trà nào cũng cần có sự tư vấn của bác sĩ. Ngoài ra, mẹ bầu cũng chú ý là không nên uống quá nhiều và uống thường xuyên các loại đồ uống trái cây như: nước ép, sinh tố dứa, nước ép mướp đắng vì dễ gây ra động thai, sảy thai.

Chưa hết, bên cạnh việc uống gì thì trong thai kỳ bà bầu cũng cần chú ý đến chế độ ăn của mình. Theo đó, để giúp thai nhi khỏe mạnh bà bầu nên ăn những thực phẩm giàu protein, sắt, canxi, axit folic, kẽm, omega-3 và các loại vitamin (A, B,C,D, E,…),…Và tránh ăn các loại thực phẩm đóng gói và chế biến sẵn, các loại rau củ (rau ngót, ngải cứu, mướp đắng, đu đủ xanh, dứa,..) và các loại cá có nguy cơ chứa thủy ngân cao (cá thu, cá mập, cá kiếm…).

Đồng trời, trong thời gian này mẹ cũng cần chú ý vệ sinh cá nhân sạch sẽ, nhất là vùng kín để tránh vi khuẩn có cơ hội gây viêm nhiễm. Tránh tiếp xúc với các hóa chất độc hại (thuốc nhuộm tóc, sơn móng chân, móng tay,…) vì chúng có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi. Đặc biệt, mẹ cần chú ý thực hiện thăm khám thai định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ để theo dõi sự phát triển của thai nhi, cũng như phát hiện sớm những bất thường (nếu có) và xử lý kịp thời.

NÊN XEM THÊM:

  • + Có bầu uống coca được không?
  • + Có bầu uống upsa c được không?
  • + Có bầu uống inositol được không?

Trên đây là những chia sẻ về vấn đề có bầu uống trà đường được không? hy vọng qua bài viết này đã cung cấp cho bà bầu có thêm được những thông tin bổ ích. Nếu như còn bất cứ thắc mắc nào, bà bầu vui lòng nhấp chuột chọn TẠI ĐÂY hoặc gọi đến số 02438.255.599 – 0836.633.399 để được các bác sĩ tư vấn, giải đáp thắc mắc và đặt lịch hẹn khám miễn phí.