Bà bầu ăn mận được không?

Mận là một loại quả có vị chua chua, ngọt ngọt được nhiều người yêu thích, trong đó có các bà bầu. Nhưng theo nhiều người thì mận là một loại quả ăn vào có thể bị nóng. Vậy bà bầu ăn mận được không và có tốt cho sức khỏe của mẹ và thai nhi hay không.

Thành phần dinh dưỡng của quả mận

Quả mận (hay quả roi theo cách gọi của người miền Nam) có vị chua, ngọt nhẹ, mọng nước. Trong 100g mận có thể cung cấp:

– Năng lượng: 20 kcal

– Protein: 0,6 g

– Đường: 9,92 g

– Chất xơ: 0,7 g

– Vitamin B1: 0,06mg

– Vitamin B2: 0,04mg

– Vitamin PP: 0,5 mg

– Vitamin B5: 0,135 mg

– Vitamin C: 3 mg

– Sắt: 0,4 mg

– Canxi: 28 mg

– Magie: 7 mg

– Phốt pho: 20 mg

– Kẽm: 0,1 mg

– Kali: 157 mg

Với những thành phần dinh dưỡng giàu khoáng chất, vitamin mận là một loại quả có thể bổ sung dưỡng chất cho cơ thể. Vậy bà bầu ăn mận có tốt không, có nên ăn không?

Mận có màu sắc đẹp, vị chua ngọt đặc trưng (Ảnh minh họa)

Bà bầu ăn mận được không?

Theo Ths.Bs Doãn Thị Tường Vi – Viện phó Viện Dinh dưỡng Lâm sàng, các loại trái cây như dứa, mận, dưa hấu … đều là những loại quả nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe của thai phụ. Tuy nhiên, bà bầu nên dùng với lượng vừa phải.

Mận chứa nhiều vitamin A, cung cấp lượng lớn carotein hữu ích cho mẹ bầu. Ngoài ra, sắt, kali, chất béo… trong mận giúp thải độc cơ thể hiệu quả. Như vậy, với câu hỏi bà bầu ăn mận được không thì câu trả lời là phụ nữ có thai có thể ăn được mận cũng như một số loại trái cây khác như dứa, dưa hấu, nhãn, vải…

Bà bầu 3 tháng đầu ăn mận được không? Mẹ bầu có thể ăn được mận trong suốt thai kỳ, kể cả khi mới mang thai 3 tháng đầu.

Mận giàu chất xơ, vitamin C, PP, B, A… và khoáng chất tốt có sức đề kháng của bà bầu cũng như thai nhi. Tuy nhiên, mẹ chỉ nên ăn một lượng nhỏ, không nên ăn quá nhiều.

Bà bầu ăn mận được không? - 3

Bà bầu có thể ăn mận (Ảnh minh họa)

Bà bầu nên ăn bao nhiêu mận?

Bà bầu chỉ nên ăn tối đa từ 5 – 10 quả/ tương đương khoảng 100g/ ngày và không nên ăn quá thường xuyên.

Nên chọn những quả mận có độ chín vừa, vỏ ngoài có phấn phủ, tươi, vỏ không có vết kim châm,không quá mềm sẽ không quá chua. Mẹ bầu có thể ăn nguyên trái hoặc ép nước mận để uống.

Chú ý, ngâm nước muối kỹ trước khi ăn, không cần gọt vỏ bởi chất chống oxy hóa thường tập trung nhiều ở vỏ của quả mận.

Không ăn quá nhiều mận dễ gây nóng trong ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và làn da. Tránh ăn những quả dập nát, còn quá xanh, vị chua, chát quá nhiều.

Bà bầu ăn mận được không? - 4

Không nên ăn quá nhiều mận 1 bữa và ăn quá thường xuyên (Ảnh minh họa)

Bà bầu ăn mận có tốt không, có lợi ích gì?

Bà bầu có thể ăn mận nhưng không nên ăn quá nhiều. Mận Bắc hay roi Nam là một loại quả vị chua chua, ngọt ngọt đặc trưng và giàu vitamin, khoáng chất có thể mang nhiều lợi ích cho bà bầu.

– Tăng cường hệ miễn dịch

Bà bầu ăn mận có thể tăng cường hệ miễn dịch. Chất chống oxy hóa và chất chống viêm trong mận có thể giúp bảo vệ tế bào khỏi những tổn thương do gốc tự do. Vitamin C trong quả mận cũng có thể nâng cao sức đề kháng, giảm khả năng cảm lạnh, cảm cúm thông thường.

– Kích thích tiêu hóa

Khi ăn hoặc uống nước ép mận giàu vitamin C, chất xơ có thể giúp cải thiện hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, nếu bà bầu ăn nhiều mận trong 1 ngày thì tác dụng ngược lại, có thể gây táo bón do quá nóng trong gây nên.

– Giảm ốm nghén

Vị chua ngọt tự nhiên của quả mận có tác dụng giảm ốm nghén cho những mẹ bầu mới mang thai đang trong giai đoạn ốm nghén. Để giảm các triệu chứng ốm nghén mẹ có thể ăn 1 vài quả mận trước bữa ăn hàng ngày.

– Cải thiện vấn đề mắt

Trong quả mận giàu vitamin A có thể giúp mẹ giảm tình trạng khô mắt, chăm sóc đôi mắt sáng khỏe. Vitamin A và B có thể giúp bảo vệ đôi mắt khỏe mạnh cho mẹ bầu.

– Bổ sung sắt

Hàm lượng sắt có trong mận kết hợp với vitamin C giúp tăng cường khả năng hấp thụ sắt trong cơ thể, giúp mẹ bầu bổ sung thêm sắt và tăng cường hấp thụ chất sắt từ thực phẩm khác, ngừa tình trạng thiếu máu khi mang thai.

– Tốt cho hệ tim mạch

Với hàm lượng kali dồi dào, mận có thể giúp phụ nữ mang thai điều hòa huyết áp, ngừa tình trạng cao huyết áp bảo vệ sức khỏe tim mạch. Ngoài ra, ăn mận bổ sung kali cũng giảm đau nhức khi mang thai, duy trì sự đàn hồi của các cơ. Mỗi ngày bà bầu cần khoảng 2000mg kali và khoảng 10 quả mận là có thể bổ sung lượng kali tương đương.

Bà bầu ăn mận được không? - 5

Ăn mận với lượng vừa phải có lợi cho mẹ và thai nhi (Ảnh minh họa)

Tác dụng phụ không mong muốn khi bà bầu ăn mận

Bà bầu có nên ăn mận không thì tùy vào từng mẹ bầu để xác định có nên ăn hay không. Những mẹ bầu có bệnh dạ dày, bệnh nóng trong người, bệnh thận.. thì nên hạn chế ăn hoặc có thể không ăn.

Bà bầu ăn nhiều mận có thể gây nên các tác dụng phụ không mong muốn như:

– Hại thận

Mận có nhiều chất oxalate gây cản trở quá trình hấp thụ canxi của cơ thể. Cơ thể mẹ bầu thiếu canxi có thể ảnh hưởng đến xương khớp, thận.

– Nóng trong

Ăn quá nhiều mận có thể sinh nhiệt, gây nóng ảnh hưởng hệ tiêu hóa, làm mẹ mọc mụn. Mận hậu chứa lượng đường vừa phải nhưng nếu ăn số lượng lớn có thể gây tăng hấp thụ đường, tăng nhiệt, gây cảm giác khó chịu, mệt mỏi cho bà bầu.

Như vậy, bà bầu có thể ăn mận nhưng nên ăn với lượng vừa phải. Nên bổ sung đa dạng thực phẩm và các loại trái cây trong thai kỳ. Các loại quả cùng tính chất với mận là dứa, nhãn, vải, mít, dưa hấu… bà bầu cũng có thể ăn nhưng chỉ ăn lượng rất ít.