Tiểu đường thai kỳ ăn gạo lứt có được không có tốt như lời đồn? | TCI Hospital

Tiểu đường thai kỳ có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ bầu và thai nhi nhưng mẹ bầu hoàn toàn có thể kiểm soát tốt đường huyết nhờ chế độ ăn uống và luyện tập. Gạo lứt từ trước đến nay được xem là thực phẩm phổ biến dành cho người muốn ăn kiêng, ăn chay. Vậy người mắc tiểu đường thai kỳ ăn gạo lứt có được không? Đừng bỏ qua lời giải đáp trong bài viết dưới đây của bệnh viện ĐKQT Thu Cúc nhé!

Lý do bệnh tiểu đường cần hạn chế ăn gạo trắng?

Trong số các loại thực phẩm có chứa tinh bột, gạo trắng được xếp vào loại thực phẩm có hàm lượng tinh bột cao, dễ gây tăng đường huyết sau khi ăn nên gạo trắng có thể xem như “đối tượng” đứng đầu danh sách thực phẩm cần tránh cho người bệnh tiểu đường.

Tuy nhiên điều này không có nghĩa, người bệnh phải hoàn toàn kiên tinh bột vì nhịn tinh bột có khả năng khiến cho cơ thể bị thiếu năng lượng, dẫn đến hạ đường huyết, thậm chí có thể gây hôn mê và tử vong.Tiểu đường thai kỳ ăn gạo lứt có được không

Trên thực tế, có rất nhiều người bệnh chuyển sang sử dụng gạo lứt thay cho gạo trắng để đảm bảo vẫn có đủ tinh bột nhưng không làm tăng đường huyết đột ngột sau khi ăn. Vậy điều này có hẳn là đúng và khoa học?

Bệnh tiểu đường ăn gạo lứt có tốt?

Trước khi đưa ra lời khuyên rằng người tiểu đường thai kỳ có nên ăn gạo lứt hay không thì chúng ta cần hiểu rõ xem loại gạo này là gì và có thành phần dinh dưỡng như thế nào?

Thành phần dinh dưỡng

Gạo lứt còn gọi là gạo rắn, gạo lật, đây là loại gạo chỉ xay bỏ vỏ trấu, chưa được xay bỏ lớp cám gạo, chính vì thế gạo vẫn giữ nguyên hàm lượng dinh dưỡng, đặc biệt là các nguyên tố vi lượng. Gạo lứt về cơ bản có 3 loại: gạo lứt trắng, gạo lứt đỏ và gạo lứt đen. Thành phần dinh dưỡng chủ yếu của gạo lứt bao gồm: Chất xơ, protein, mangan, niacin, axit pantothenic, thiamine, đồng, selen, magie, photpho, kẽm, carbs, chất béo. Hơn nữa, gạo lứt còn là một nguồn giàu riboflavin, sắt, kali và folate.

Với những thành phần kể trên, theo nhận định của các chuyên gia dinh dưỡng và các nhà khoa học thì gạo lứt tốt cho người bệnh tiểu đường, cao huyết áp, tim mạch.

Công dụng của gạo lứt với việc điều trị bệnh tiểu đường

Để theo dõi đo lường mức độ thực phẩm làm tăng nhanh lượng đường trong máu, người ta dùng chỉ số đường huyết GI (Glycemic index). Các loại thực phẩm có chỉ số GI cao sẽ làm tăng lượng đường trong máu nhiều hơn so với những thực phẩm có GI trung bình hoặc thấp.

GI của gạo lứt là 68 ± 4, trên thang tính 100, trong khi gạo trắng sau khi xay, giã có chỉ số đường huyết là 73, thuộc sách thực phẩm có chỉ số đường huyết cao. Hơn nữa không giống như gạo lứt, gạo trắng có ít chất xơ, tiêu hóa nhanh hơn, dẫn đến lượng đường trong máu tăng đột biến.

Người mắc bệnh tiểu đường thường được khuyến cáo hạn chế ăn các thực phẩm có chỉ số đường huyết cao, thay vào đó nên ăn các loại thực phẩm có GI thấp, nguồn protein và chất béo lành mạnh.

• Với hàm lượng chất xơ cao, gạo lứt giúp làm chậm quá trình hấp thu đường nên không làm tăng đường huyết đột ngột, tốt cho người ăn kiêng và tiểu đường thai kỳ, thậm chí tiểu đường type 2 cũng nên cắt hẳn gạo trắng, thay thành gạo lứt.

• Đối với người mới được chẩn đoán tiểu đường giai đoạn 1, mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ thì gạo lứt còn đóng vai trò làm giảm nguy cơ phát triển bệnh thành tiểu đường type 2. Thông thường, do trong cơ thể bệnh nhân, nguồn cung cấp magie kém, các tế bào trở nên ít nhạy cảm hơn với hormone của cơ thể, dẫn đến thiếu hụt insulin khiến lượng đường thừa sẽ đi vào máu làm tăng nguy cơ gây đái tháo đường. Tuy nhiên nếu bệnh nhân bổ sung nhiều magie, insulin sẽ hoạt động tốt hơn, lượng đường trong máu cũng giảm. Chính vì trong gạo lứt có hàm lượng magie cao, do đó người mắc tiểu đường thai kỳ, người tiểu đường nên dùng gạo lứt là như vậy.

• Bên cạnh đó, gạo lứt chứa các vitamin nhóm B và các chất kháng oxy hóa đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa glucose trong cơ thể.

• Gạo lứt còn có các thành phần dinh dưỡng giúp tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra với bệnh nhân tiểu đường như: biến chứng về tim mạch, đột quỵ, ung thư,..

• Gạo lứt chứa các chất xơ, carotenoid, phytosterol, acid omega 3, inositol, hexaphosphate (IP6)…Đây là các chất có tác dụng phòng chống sự ngưng kết các tiểu huyết cầu và làm giảm hàm lượng cholesterol xấu, giảm lượng triglyceride, tăng HDL, cholesterol tốt, tăng bài tiết chất béo,..giúp giảm nguy cơ bị biến chứng cấp tính về huyết áp, tim mạch cho bệnh nhân tiểu đường.

• Sterol và sterolin trong gạo lứt có tác dụng quan trọng giúp tăng cường hệ miễn dịch kháng vi khuẩn, virus, phòng chống ung thư, làm chậm quá trình lão hóa.

Ngoài ra gạo lứt chứa nhiều chất xơ hơn gạo trắng, do đó quá trình tiêu hóa diễn ra lâu hơn, cảm giác đói đến chậm hơn. Việc này giúp làm giảm ham muốn thèm ăn nên rất thích hợp với người ăn kiêng, người mắc tiểu đường.

Lưu ý cần biết khi sử dụng gạo lứt dành cho bệnh nhân tiểu đường

Về cách chế biến

Chế biến gạo lứt không quá khác so với các loại gạo thông thường, tuy nhiên gạo lứt ăn rất cứng nên cần ngâm trước khi nấu, nấu lâu. Gạo không cần vo quá kỹ vì như thế sẽ làm mất lượng lớn dinh dưỡng từ phần cám gạo.

Bảo quản

Gạo lứt chỉ bảo quản được 4 – 5 tháng, để lâu hơn gạo sẽ có mùi và không còn giữ được dinh dưỡng cần thiết.

Khác

• Gạo lứt có nhiều tác dụng tốt nhưng đó là khi đảm bảo gạo sạch, không chứa chất hóa học, chất bảo quản.

• Chỉ nên sử dụng gạo lứt từ 2 – 3 lần/tuần bởi dùng quá thường xuyên không mang lại nhiều lợi ích.

• Thực chất trong gạo lứt vẫn có chứa tinh bột nên người bị tiểu đường khi ăn cần tính toán kỹ khẩu phần, lượng calo nạp vào cơ thể. Một ngày chỉ nên ăn một bữa gạo lứt.

• Gạo lứt chỉ là thực phẩm hỗ trợ chữa và phòng chống tiểu đường chứ không có tác dụng chính là chữa bệnh tiểu đường.

Với nội dung bài viết trên hẳn đã giúp bạn tìm được câu trả lời cho câu hỏi “Tiểu đường thai kỳ ăn gạo lứt có tốt không”. Gạo lứt thực sự tốt nhưng cần ăn theo khẩu phần, định lượng hợp lý với tình trạng bệnh của mỗi người. Do đây không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh nên người bệnh cần kết hợp thêm những loại thực phẩm chức năng hỗ trợ hay thuốc theo chỉ định của bác sĩ để ổn định đường huyết.

Tóm lại, tiểu đường thai kỳ hoàn toàn có thể kiểm soát nếu bạn xây dựng được thực đơn tiểu đường thai kỳ hợp lý, khoa học, vừa đảm bảo dưỡng chất cho mẹ bầu mà vẫn kiểm soát tốt bệnh tiểu đường. Mọi thông tin thắc mắc xin vui lòng để lại bình luận bên dưới, các chuyên gia, bác sĩ của bệnh viện ĐKQT Thu Cúc sẽ giúp bạn nhận được câu trả lời một cách sớm nhất.