Dưa muối là món ăn kèm rất phổ biến trong mâm cơm của người Việt Nam. Tuy nhiên, không phải ai cũng ăn được dưa muối, đặc biệt là phụ nữ mang thai. Vì chúng có thể gây hại cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.
1Thành phần dinh dưỡng của dưa muối
Dưa muối được muối bằng nhiều loại rau trong đó phổ biến nhất là lá cải (cải bẹ xanh, cải cay) có Protid, Lipid, Glucid, Celulose, Caroten, Vitamin C, Axit amin và các nguyên tố Canxi, Sắt. Cứ 100g cải xanh muối dưa có 85,6g nước; 1,7g Protid; 2,3g Axit lactic; 2,3g chất xơ; 3,4g tro và có khả năng sinh nhiệt 16 calo/100g.
Vì nguyên liệu chính là rau xanh nên dưa muối cũng chứa rất nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể, đặc biệt là chất xơ. Bà bầu ăn dưa muối không chỉ giúp ngon miệng mà còn cung cấp chất xơ giúp ngăn ngừa táo bón trong quá trình thai kỳ.
2Tác hại có thể gặp phải khi bà bầu ăn dưa muối
Vì để làm thành dưa muối thì phải qua quá trình lên men, tạo thành các axit lactic nên nhiều chị em phụ nữ mang thai không dám ăn vì sợ ảnh hưởng đến thai nhi. Thật ra, bà bầu không cần kiêng hoàn toàn dưa muối vì chúng không hề liên quan gì đến quá trình “hậu sản”. Tuy nhiên, các bác sĩ cũng khuyên rằng phụ nữ mang thai không nên ăn quá nhiều dưa muối, đặc biệt là dưa xổi, dưa còn xanh.
Bởi vì, trong vài ngày đầu muối dưa, vi sinh vật sẽ chuyển hóa nitrat thành nitrit, làm hàm lượng nitrit tăng cao – chất này rất có hại cho sức khỏe của bà bầu. Ngoài ra, khi các chất nitrit trong dưa xổi kết hợp với các gốc amin trong thịt cá có thể tạo thành nitrosamin – một trong những chất gây ung thư. Nếu phụ nữ đang mang thai ăn quá nhiều thì sẽ không tốt cho thai nhi.
Nếu bà bầu ăn phải dưa muối đã quá chua, để lâu ngày hoặc không đảm bảo vệ sinh có thể xuất hiện hiện tượng đau bụng, táo bón,…Điều này không hề tốt đối với phụ nữ đang mang thai vì có thể làm tăng nguy cơ bị sẩy thai, sinh non.
- Mẹ bầu uống trà có tốt cho thai nhi?
- Công dụng tuyệt vời của hạt macca cho bà bầu
3Những điều bà bầu cần lưu ý khi ăn dưa muối
Bà bầu phải tránh ăn các loại dưa đã quá chua, nổi váng đen, trắng hoặc có hiện tượng nhầy nhớt vì đây là giai đoạn bắt đầu xuất hiện nấm mốc. Bên cạnh đó, những bà bầu bị cao huyết áp, thận, đau dạ dày không nên ăn dưa muối chua. Vì chúng chứa nhiều muối, men tiêu hóa cao có thể gây ra những biến chứng bất lợi cho cơ thể.
Với tình trạng vệ sinh an toàn thực phẩm không tốt như hiện nay tốt nhất bà bầu nên tự muối dưa thay vì mua ở ngoài chợ. Để tránh hư hỏng, trước khi muối dưa cần rửa sạch rau, củ, quả và dụng cụ để muối. Cần tạo môi trường lên men tốt: Cho đủ đường, muối, nhiệt độ phải đạt từ 20 – 45 độ C. Trong suốt quá trình muối và khi dưa chín cần phải đảm bảo giữ gìn vệ sinh để tránh sự xâm nhập của các vi khuẩn gây thối dưa.
Nói tóm lại, bà bầu không nên ăn quá nhiều dưa muối và phải có một chế độ ăn hợp lý để không ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Hi vọng rằng những chia sẻ trên của Bách hóa XANH sẽ phần nào giải đáp được thắc mắc của quý độc giả.
Bạn sẽ quan tâm:
- Bà bầu có nên ăn hạt tiêu không?
- Những thực phẩm bà bầu nên kiêng kỵ
- Bà bầu ăn rau dền được không và những lưu ý bà bầu cần ghi nhớ khi ăn rau dền
Đón xem thêm nhiều bài viết hay khác tại Khỏe đẹp mỗi ngày
Kinh nghiệm hay Bách Hóa XANH
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!