Bên cạnh các đơn vị đo Mpa, Kpa, PSI, Pa,… thì Bar cũng là một trong những đơn vị đo áp suất phổ biến. Vậy đơn vị bar là gì? Cách quy đổi đơn vị bar như thế nào? Hãy cùng Điện máy Hoàng Liên chúng tôi tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé!
Đơn vị đo áp suất Bar là gì?
Khi tiếp xúc với các loại máy móc có sử dụng áp lực như máy rửa xe, máy nén hơi,… thì các bạn sẽ thấy những thông số kỹ thuật về Bar trên máy. Vậy đơn vị tính Bar là gì?
Theo định nghĩa, bar là đơn vị đo áp suất, nhưng đây không phải là đơn vị thuộc hệ đo lường quốc tế (SI). Mà nó được giới thiệu bởi nhà khí tượng học người Na Uy – Vilhelm Bjerknes (Ông chính là người tìm ra phương pháp dự báo thời tiết hiện đại). Và cho tới năm 2004 thì bar được công nhận hợp pháp tại các quốc gia châu Âu.
1 Bar = 100 000 Pa và nó hơi thấp hơn so với áp suất khí quyển trung bình trên Trái Đất tại mặt nước biển. Bar và kg/cm2 là 2 đơn vị xấp xỉ bằng nhau, 1 bar = 1.02Kg/cm2. Do đó, nếu không cần độ chính xác quá cao thì không cần chuyển đổi giữa 2 đơn vị này.
Một số đơn vị có nguồn gốc từ Bar như Decibar (dbar), Megabar(Mbar), Kilobar (Kbar), Milibar (mbar hoặc mb), Centibar (cbar).
Bar – Tên gọi có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp với từ βάρος (Baros)
Nguồn gốc lịch sử về đơn vị Bar
Bar là tên gọi có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp với từ βάρος (Baros). Nó có nghĩa là trọng lượng và được ký hiệu chính là Bar. Trước đó, nó được ký hiệu là b, tuy nhiên giờ đã không sử dụng nữa. Trong một số trường hợp đặc biệt thì chúng ta vẫn dùng mb để chỉ milibar thay vì mbar.
Trong khoảng thời gian từ năm 1793 – 1795, từ Bar được lần đầu sử dụng làm ký hiệu cho 1 đơn vị trọng lượng trong hệ thống đo lường đời đầu. Sau đó, các đơn vị milibar và Bar lần lượt được nhà khí tượng học người Na Uy giới thiệu đông đảo tới công chúng.
Hiện đơn vị đo lường Bar được sử dụng trong khí tượng học của Viện tiêu chuẩn và kỹ thuật quốc gia của Mỹ (NIST). Và tới năm 2004 thì Bar được Liên minh Châu Âu công nhận là đơn vị đo hợp pháp.
Bar là đơn vị đo lường áp suất nhưng không thuộc hệ đo lường quốc tế SI
Tại sao cần quy đổi đơn vị Bar?
Nền công nghiệp của các quốc gia Anh, Pháp, Mỹ, Đức bắt đầu phát triển mạnh mẽ sau những thế chiến. Do đó, mỗi nước bắt đầu đưa ra những đơn vị đo áp suất riêng và không đồng nhất.
Việc quy đổi đơn vị đo áp suất Bar giúp người dùng dễ dàng lựa chọn được thiết bị phù hợp
Sự bất đồng này vẫn còn kéo dài cho tới tận ngày nay, chẳng hạn như châu Âu sử dụng đơn vị đo áp suất là Bar, Mbar,… còn Mỹ là KSI, PSI,… còn các nước khu vực châu Á lại sử dụng Pa, Mpa,…
Chẳng hạn nếu chúng ta ở Việt Nam và mua 1 chiếc máy nén hơi của Mỹ, nhưng tất cả các thông số về áp suất là PSI. Nếu người dùng không biết cách quy đổi thì khó có thể xác định để mua được chiếc máy phù hợp. Do đó, việc nắm được cách quy đổi Bar sang các đơn vị đo khác là vô cùng cần thiết.
Cách chuyển đổi đơn vị tính áp suất Bar sang các đơn vị áp suất khác
Cách chuyển đổi đơn vị áp suất chuẩn quốc tế:
Hướng dẫn cách quy đổi đơn vị áp suất Bar sang đơn vị khác
Quy đổi bar theo áp suất
- 1bar = 1.02 at (technical atmosphere)
- 1bar = 0.99 atm (physical atmosphere)
Quy đổi đơn vị bar và PSI (hệ thống cân đo lường)
- 1bar = 0.0145 Ksi (kilopound lực/inch vuông)
- 1bar = 14.5 Psi (pound lực/inch vuông)
- 1bar = 2088.5 (pound per square foot)
Quy đổi bar theo “thủy ngân”
- 1bar = 750 Torr
- 1bar = 75cmHg
- 1bar = 29.5 inHg
- 1bar = 750mmHg
Quy đổi bar theo hệ mét
- 1bar = 0.1 Mpa (megapascal)
- 1bar = 1.02 kgf/cm2
- 1bar = 100 kPa (kilopascal)
- 1bar = 1000 hPa (hetopascal)
- 1bar = 1000 mbar (milibar)
- 1bar = 10197.16 kgf/m2
- 1bar = 100000 Pa (pascal)
Quy đổi bar theo “cột nước”
- 1bar = 10.19 mét nước (mH2O)
- 1bar = 401.5 inch nước (inH2O)
- 1bar = 1019.7 cm nước (cmH2O)
Cách quy đổi đơn vị Bar sang đơn vị áp suất theo tiêu chuẩn quốc tế
Phía trên chúng tôi đã hướng dẫn các bạn cách quy đổi từ Bar sang các đơn vị áp suất khác. Tuy nhiên, để đổi các đơn vị áp suất khác nhau với ngoài bar thì chúng ta cần làm như thế nào?
Bảng quy đổi đơn vị Bar theo tiêu chuẩn quốc tế
Trong trường hợp này, bảng quy đổi đơn vị áp suất chuẩn quốc tế sẽ giúp bạn. Cách quy đổi như sau:
- Cột dọc là cột cần quy đổi, còn hàng ngang là giá trị quy đổi từ 1 đơn vị cần quy đổi.
- Sau đó, bạn tìm đơn vị đang muốn quy đổi ở cột dọc bên trái rồi dóng lần lượt theo hàng ngang.
- Điểm giao của 2 cột dọc và hàng ngang chính là giá trị quy đổi.
Cách chuyển đổi đơn vị bar sang các đơn vị đo áp suất khác bằng Google
Trong thời buổi internet phát triển như hiện nay thì các kênh tìm kiếm thông tin đã trở nên thuận tiện, đơn giản và nhanh chóng hơn rất nhiều. Nếu các bạn ngại việc thực hiện các phép tính toán thì có thể sử dụng tính toán ngay trên Google. Cách chuyển đổi như sau:
- Bước 1: Vào công cụ trình duyệt Google Chrome
- Bước 2: Thực hiện gõ lệnh tìm kiếm để chuyển đổi Bar sang bất cứ đại lượng nào bạn muốn thực hiện. Cụ thể như: “1 Bar To PSI” thì bạn sẽ có được kết quả chính xác tuyệt đối. Và bạn cũng có thể thực hiện tương tự với những đơn vị bằng cách gõ: “Bar to Mbar”/ “Bar to Kpa”/ “Bar to mmH2O”/ “Bar to mmHg ”/ “Bar to kg/cm2”
Hiện nay, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp các loại đồng hồ áp suất có thiết kế, chủng loại khác nhau nhằm đáp ứng từng nhu cầu và mục đích sử dụng. Do đó, hiểu rõ đơn vị bar là gì? Nắm bắt được cách quy đổi đơn vị Bar là điều cần thiết để lựa chọn vật dụng và sản phẩm phù hợp với nhu cầu của từng cá nhân.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!