Bao lâu sữa về 1 lần? Khoảng cách giữa các cữ bú thế nào là hợp lý? | Vinmec

Không nên chà xát mạnh vùng núm vú khi tắm rửa. Luôn rửa sạch tay trước khi chạm vào bầu vú.

Để bớt đau nhức và tránh nhiễm trùng khi sữa về, ngoài việc cho bé bú và vắt sữa thường xuyên, mẹ có thể tắm nước ấm, sữa từ 2 bầu ngực sẽ tự động chảy bớt.

Tuyệt đối không chườm nóng ngực, thay vào đó dùng một số khăn mặt thấm nước xâm xấp rồi cho vào ngăn đá để đông lạnh. Lúc đau, mẹ hãy lấy khăn ra đắp quanh ngực thì sẽ thấy đỡ đau hơn.

Trong trường hợp sữa của mẹ ra nhiều và phải dùng tấm lót sữa thì các mẹ nhất định phải thay tấm lót sữa thường xuyên để núm vú được khô ráo. Vì nếu núm vú ẩm ướt thì sẽ tạo môi trường tốt để vi khuẩn phát triển và khiến da bị phân hủy.

Lưu ý: Không nên dùng các tấm lót sữa có lớp lót nilon vì dễ gây ẩm ướt.

Sau mỗi cữ bú, mẹ có thể vắt một chút sữa lên núm vú và quầng sẫm xung quanh núm để bảo vệ da. Sữa có tác dụng làm ẩm da và tạo rào cản chống nhiễm trùng. Đợi núm vú khô rồi mới mặc áo ngực.

Ngoài ra, có rất nhiều bà mẹ trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ gặp tình trạng tắc tia sữa. Khi bị tắc tia sữa, mẹ cần cho trẻ bú nhiều hơn, tích cực hút sữa để làm thông sữa ra bên ngoài. Nếu tình trạng không được cải thiện thì nên nhờ sự trợ giúp của các đơn vị thông tắc tia sữa chuyên nghiệp hoặc đến bệnh viện để nhờ bác sĩ tư vấn.

Hiện nay, tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec áp dụng phương pháp tác động cột sống để điều trị tắc tia sữa sau sinh mà không cần dùng đến thuốc. Với phương pháp tác động cột sống, kỹ thuật viên điều trị chủ yếu sử dụng phần mềm đầu ngón tay tác dụng vào cột sống phía lưng của bệnh nhân để điều chỉnh, khai thông tuyến sữa, giúp thông tia, làm mềm bầu vú.

Ngoài điều trị tắc tia sữa, phương pháp tác động cột sống còn chữa trị cho các bệnh lý:

  • Đau đầu, đau nửa đầu
  • Hội chứng tiền đình
  • Thiểu năng tuần hoàn não
  • Liệt dây thần kinh số VII ngoại biên
  • Liệt nửa người do tai biến mạch máu não
  • Đau cổ vai gáy
  • Viêm quanh khớp vai
  • Hội chứng đau lưng, đau thắt lưng hông, đau dây thần kinh tọa
  • Đau khớp gối
  • Thoát vị đĩa đệm
  • Tê bì chân, tay
  • Hội chứng dạ dày – trào ngược
  • Hen phế quản
  • Ra mồ hôi chân, tay
  • Phục hồi nguồn sữa mẹ, tắc tia sữa, thiếu sữa, mất sữa.

Để trẻ khỏe mạnh, phát triển tốt cần có một chế độ dinh dưỡng đảm bảo về số lượng và cân đối chất lượng. Nếu trẻ không được cung cấp các chất dinh dưỡng đầy đủ và cân đối sẽ dẫn đến những bệnh thừa hoặc thiếu chất dinh dưỡng ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển toàn diện của trẻ cả về thể chất, tâm thần và vận động. Trẻ ăn không đúng cách có nguy cơ thiếu các vi khoáng chất gây ra tình trạng biếng ăn, chậm lớn, kém hấp thu,… Nếu nhận thấy các dấu hiệu kể trên, cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng.

Cha mẹ có thể tìm hiểu thêm:

Các dấu hiệu bé thiếu kẽm

Thiếu vi chất dinh dưỡng và tình trạng không tăng cân ở trẻ

Hãy thường xuyên truy cập website Vinmec.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé.