Ăn dứa khi mang thai 3 tháng đầu là hoàn toàn có thể bởi dứa mang lại nhiều lợi ích, cung cấp dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất… cho cả mẹ bầu và thai nhi. Tuy nhiên mẹ bầu cũng cần biết cách ăn dứa để không gây hại đến sức khỏe, đặc biệt là trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Hãy cùng Tổ hợp y tế Mediplus tìm hiểu chi tiết về thông tin này ngay sau đây!
Xem thêm:
- [Khoa học] Sử dụng ĐU ĐỦ CHÍN trong 3 tháng đầu an toàn
- Mang thai 3 tháng đầu ăn dừa được không? [3 lưu ý quan trọng]
- Bà bầu 3 tháng có nên ăn lựu không? – Những lưu ý phải biết
1. Ăn dứa khi mang thai 3 tháng đầu được không?
Như đã nói mẹ bầu 3 tháng đầu hoàn toàn có thể ăn được dứa. Tuy nhiên, mẹ bầu cần ăn với lượng phù hợp vì dứa là loại thực phẩm có lượng đường cao và nóng, do đó ăn nhiều ngược lại sẽ không tốt cho mẹ bầu.
Vậy tại sao lại có quan niệm ăn dứa khi mang thai 3 tháng đầu gây sảy thai?
Mọi người thường cho rằng ăn dứa khi mang thai, đặc biệt là trong giai đoạn đầu của thai kỳ dễ gây sảy thai bởi dứa chứa hàm lượng cao Bromelain. Đây là 1 loại enzyme có thể phá vỡ các protein trong cơ thể, làm mềm tử cung và ảnh hưởng thai nhi.
Tuy nhiên, bromelain chỉ xuất hiện trong lõi dứa, nên mẹ bầu ăn phần thịt sẽ không ảnh hưởng đến thai nhi. Chỉ khi mẹ bầu ăn nhiều, khoảng 7 – 10 quả/ngày thì mới có hiện tượng co thắt tử cung, có thể gây chuyển dạ, sảy thai.
Chính vì vậy, ăn dứa khi mang thai 3 tháng đầu là hoàn toàn có thể. Tuy nhiên mẹ bầu cần chú ý lượng ăn phù hợp và đúng cách, không nên ăn theo sở thích, cơn thèm, cơn nghén.
2. Dứa có thể trở thành một phần của bữa ăn trong 3 tháng đầu thai kỳ không?
Dứa là một thực phẩm vừa bổ dưỡng lại có hương vị thơm mát vì thế mẹ bầu có thể sử dụng dứa trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Những lợi ích của dứa với cả mẹ bầu và thai nhi phải kể đến:
Lợi ích của dứa với mẹ bầu
- Tăng cường sức đề kháng cho mẹ bầu do dứa chứa rất nhiều vitamin C. Một trái dứa gần như cung cấp đủ yêu cầu hằng ngày của mẹ bầu, nghĩa là cung cấp đủ 80 – 85 mg vitamin C trong thai kỳ. Ba tháng đầu mẹ bầu cần hạn chế sử dụng thuốc nên rất cần có sức đề kháng tốt để cơ thể luôn khỏe mạnh nhất.
- Thúc đẩy sản xuất collagen từ đó hỗ trợ giảm rạn da: Một trái dứa chứa khoảng 79 mg vitamin, do đó khi mẹ bầu nạp vào cơ thể sẽ giúp thúc đẩy sản xuất collagen tái tạo lại làn da bị rạn. Đặc biệt collagen còn đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển da, sụn, xương và gân của thai nhi.
- Bổ sung vitamin nhóm B như B1, B2, B3, B5, B6 và B9… giúp cung cấp kháng thể và sản xuất năng lượng cho mẹ bầu, ngoài ra còn giảm cảm giác ốm nghén. Đặc biệt, vitamin B6 còn có vai trò quan trọng trong sản xuất máu, hình thành hồng cầu. Đây là một trong những vitamin quan trọng nhất, cần bổ sung cho mẹ bầu 3 tháng đầu thai kỳ.
- Cung cấp chất xơ, giảm táo bón: Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, việc ăn uống của mẹ cũng bị thay đổi, do đó nhiều mẹ bầu bị táo bón. Vì vậy, mẹ bầu cần ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều chất xơ, mà dứa có 1,4 gam chất xơ sẽ giúp mẹ bầu giải quyết vấn đề này.
- Ngăn ngừa loãng xương: Do trong dứa chứa khoáng chất mangan – là một enzyme rất cần thiết cho việc phát triển xương khỏe mạnh cho mẹ bầu và cả thai nhi.
Lợi ích của dứa với thai nhi
Ngoài những lợi ích to lớn với mẹ bầu thì ăn dứa cũng mang đến nhiều lợi ích cho thai nhi:
- Bổ sung đồng: Hàm lượng đồng lên đến 18% chất dinh dưỡng trong 165 gam nước ép dứa. Đồng cần thiết cho quá trình phát triển của mạch máu, hệ xương, tim và hệ thần kinh của thai nhi. Mẹ bầu cần 1.15mg đồng mỗi ngày để hỗ trợ lưu lượng máu tăng lên trong thai kỳ.
- Bổ sung sắt và axit folic: Trong 100g dứa có chứa 0,28mg sắt, và một lượng axit folic. Axit folic và sắt là những thành phần không thể thiếu trong hình thành hồng cầu. Axit folic còn phòng ngừa dị tật ở thai nhi, là một trong những chất mẹ bầu cần bổ sung trong suốt thai kỳ, đặc biệt trong 3 tháng đầu thai kỳ.
3. Ăn dứa đúng cách cho mẹ bầu 3 tháng
Dứa là một thực phẩm phổ biến, không cầu kỳ trong cách ăn. Nhưng với mẹ bầu 3 tháng thì cần có những lưu ý nhất định:
- Lượng ăn: Một ngày mẹ bầu 3 tháng chỉ nên ăn 1 quả dứa/ngày. Và 1 tuần không nên ăn quá 7 quả.
- Cách ăn đúng: Không nên ăn phần lõi, gọt sạch mắt dứa; Ăn dứa chín vừa không nên ăn dứa xanh, dứa chín quá mức vì dứa quá chín sẽ tạo ra men rượu gây hại.
- Thời điểm ăn phù hợp: Mẹ bầu có thể ăn dứa sau bữa ăn như món tráng miệng. Thời điểm các tháng cuối thai kỳ thì mẹ bầu nên bổ sung nhiều dứa hơn trong khẩu phần ăn vì sẽ giúp cơ tử cung mềm, dễ sinh nở hơn.
5 món ăn và thức uống kết hợp có chứa dứa mà mẹ bầu có thể dùng trong bữa ăn hàng ngày:
Trái cây tươi nguyên quả
- Dứa vừa có màu vàng đẹp mắt, lại vị ngọt, mùi thơm sẽ kích thích mẹ bầu thưởng thức.
- Dứa chín sau khi mua về, gọt vỏ, bỏ mắt, bỏ lõi có thể sử dụng trực tiếp.
- Lưu ý mẹ bầu cũng không nên ăn nhiều, tránh rát miệng và tác dụng không mong muốn khi ăn dứa.
Ăn dứa kèm sữa chua
- Sữa chua không đường sẽ giúp giảm độ ngọt của dứa, vị mát của sữa chua sẽ giảm tính nóng của dứa đem lại. Sữa chua cũng giúp cải thiện tình trạng táo bón của mẹ bầu, vì vậy sự kết hợp này rất có lợi.
- Cách làm cũng đơn giản, chỉ cần thái 1/3 quả dứa thành các miếng nhỏ vừa ăn, sau đó trộn với 1 hộp sữa chua là mẹ có thể thưởng thức món ăn mát lạnh này.
Sinh tố dứa
- Đây cũng là món ăn mà nhiều mẹ bầu 3 tháng đầu rất yêu thích, đặc biệt là để giải khát cho những ngày hè nóng nực.
- Cách làm đơn giản, chỉ cần có máy xay sinh tố rồi mẹ cắt nhỏ 1 quả dứa cho vào máy xay, xay nhỏ với một ít nước đun sôi hoặc sữa không đường, cuối cùng là đổ ra cốc và thưởng thức.
- Lưu ý: Mẹ bầu chỉ nên dùng 1 ly sinh tố dứa (khoảng 175ml) là đủ cho một ngày.
Ngoài ra mẹ bầu 3 tháng đầu cũng có thể cân nhắc thêm dứa vào các món ăn như:
- Dứa xào với thịt, bạch tuộc, để làm dậy lên hương vị món ăn và vị chua nhẹ của dứa sẽ protein của thịt dễ mềm hơn, món ăn hấp dẫn hơn.
- Ăn cùng các món nướng như thịt lợn, thịt bò, thịt gà, cá,… đều rất ngon, ăn cùng dứa có vị ngọt và chua nhẹ sẽ giúp món ăn ngon hơn và tiêu hóa dễ dàng hơn…
4. Một số nguy cơ có thể xuất hiện khi mẹ bầu ăn dứa không đúng cách
Dưới đây là một số nguy cơ mà mẹ bầu có thể mắc phải khi ăn dứa không đúng cách:
- Ở nóng và trào ngược axit: Thường gặp nhiều ở những mẹ bầu có hệ tiêu hóa yếu. Lý do là vì các axit từ dứa khi đến dạ dày sẽ kích thích tăng dịch axit ở dạ dày, gây các cơn trào ngược. Triệu chứng này sẽ xảy ra sau khi ăn dứa thì mẹ bầu không nên sử dụng dứa nữa mà có thể thay thế bằng cam, bưởi, chuối, chôm chôm,…
- Tiêu chảy: Tình trạng này có thể xảy ra nếu mẹ bầu ăn dứa chưa chín hoặc quá chín. Dứa chưa chín có chứa nhiều chất gây ngộ độc, biểu hiện là tiêu chảy. Dứa chín quá lại tạo ra các men đường, là môi trường thích hợp cho nhiều vi khuẩn và nấm, tạo ra vị rượu, khi ăn phải mẹ bầu có thể rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy.
- Tăng lượng đường trong máu: Thời kỳ mang thai 3 tháng đầu, hormon tăng làm tăng quá trình tạo ra đường máu, nên mẹ bầu hạn chế ăn thức ăn chứa nhiều đường như: đường hóa học, nước ngọt, bánh ngọt,… và khi ăn các hoa quả ngọt như mía, nhãn, vải, dứa,… cần chú ý lượng ăn phù hợp.
- Dị ứng với dứa gây các cơn đau cơ địa như: phát ban, mẩn đỏ, sưng hoặc ngứa trong miệng, nghẹt mũi và chảy nước mũi… Nguyên nhân gây ra dị ứng là do nấm Candida tropicalis gây ra. Dứa bị dập và chín quá sẽ dễ bị nấm Candida xâm nhập và phát triển hơn dứa lành lặn và chín tới. Do đó mẹ bầu cần lưu ý khi chọn mua dứa để đảm bảo an toàn vệ sinh.
Trên đây là một số thông tin về dứa cho mẹ bầu 3 tháng tham khảo. Để biết thêm thông tin khi ăn dứa khi mang thai 3 tháng đầu hay suốt thai kỳ thì mẹ bầu có thể hỏi thêm ý kiến của bác sĩ hoặc liên hệ đến Hotline 1900 3366 để được hỗ trợ tốt nhất.
*Lưu ý bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa!
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!